Môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả thi dự án trạm trộn bê tông thương phẩm (Trang 39)

B. Cơ sở pháp lý

2.2.3.1. Môi trường vĩ mô

2.2.3.1.1. Môi trường chính trị pháp luật:

Môi trường chính trị và luật pháp có ảnh hưởng chính đến các cơ hội phát triển và các bất ổn trong môi trường kinh tế. Việt Nam đang xem xét một chính sách chính trị hòa bình và cởi mở, củng cố và tạo mối quan hệ với nhiều nước trên thế giới; điều này làm giảm bớt những khó khăn của Việt Nam trong lĩnh vực thương

mại quốc tế, khuyến khích đầu tư nước ngoài và nội địa tạo ra các cơ hội và thách thức với môi trường kinh doanh trong nước.

Sự ra đời của Luật đầu tư nước ngoài, Luật công ty, Luật doanh nghiệp... Tạo ra môi trường thuận lợi cho việc kinh doanh. Với công nghệ xây dựng, môi trường đầu tư bây giờ đã trở nên thuận lợi và hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Với kết quả của việc ngày càng hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật và bộ luật đầu tư nước ngoài, giảm tối thiểu thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho việc các doanh nghiệp tìm bạn hàng đối tác nước ngoài, chuyển giao công nghệ và từng bước cải thiện chất lượng sản phẩm

2.2.3.1.2. Tình hình kinh tế - x ã hội:

Sự phát triển của các ngành công nghiệp khác(công nghiệp vật liệu xây dựng, các công trình thoát nước công cộng….) trong những năm gần đây đã thôi thúc và yêu cầu sự phát triển của ngành xây dựng. Xu hướng tiêu dùng các vật liệu nhẹ, có sức bền, chịu sự tác động của môi trường thay thế các sản phẩm thủ công như vữa bê tông….đã đa dạng hoá các sản phẩm xây dựng. Đây là một thị trường rất tiềm năng vì vậy cạnh tranh cũng rất gay gắt, đòi hỏi các doanh nghiệp phải liên tục nghiên cứu để thiết kế và cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng và chú ý đến độ an toàn của người tiêu dùng.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước những năm qua báo hiệu một nền kinh tế đang từng bước phát triển nhanh chóng. Thu nhập của người dân tăng lên, kích thích nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu của con người ngày càng cao luôn có sự thay đổi và hoàn mỹ, tác động trực tiếp đến nhu cầu xây dựng hoặc gián tiếp đến ngành công nghiệp xây dựng.

Nhận định kinh tế Việt Nam đã vượt qua thời kỳ khó khăn nhất trong năm 2009, Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư và Tổng cục Thống kê cho rằng trong năm 2010, chủ động ngăn chặn lạm phát vẫn sẽ là mục tiêu cần ưu tiên bên cạnh việc đẩy mạnh

xuất khẩu. Ngoài ra, công ty cũng cho rằng cần tiếp tục xây dựng, củng cố hệ thống bán lẻ hàng hóa, phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng, đẩy mạnh công tác quy hoạch kinh tế - xã hội theo vùng, địa phương, sản phẩm để tạo sức tăng trưởng mạnh, hiệu quả và bền vững.

Trong năm 2009 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng cuối năm 2009 đang có dấu hiệu phục hồi của một số nền kinh tế trong đó có Việt Nam.

Trên đà những kết quả đạt được của năm 2009, nhiều chuyên gia dự báo, nền kinh tế năm 2010 sẽ tiếp tục khởi sắc, họ tin tưởng vào khả năng đạt mức tăng trưởng GDP 6,5% trong năm 2010, sự phục hồi của nền kinh tế thế giới sẽ là nền tảng cơ bản để kinh tế Việt nam có bước phát triển và tăng tốc trong năm tới, khu vực xây dựng và dịch vụ sẽ có những đóng góp tích cực hơn trong năm tới.

Riêng ngành xây dựng gặp nhiều khó khăn do giá vật liệu xây dựng tăng cao, giá trị tăng thêm giảm 2% so với cùng kỳ (giá trị sản xuất theo giá thực tế tăng 21,5%). Đây là nguyên nhân làm cho khu vực này tăng thấp hơn cùng kỳ.

2.2.3.2. Môi trường vi mô:

2.2.3.2.1. Đối thủ cạnh tranh:

Hiện nay tại khu vực phía Nam có 5 công ty lớn hàng đầu (cao cấp) là Lafarge, Holcim, Lê Phan, FiCO và Hồng Hà.

Hồng Hà không phải là đối thủ ở nhóm cao cấp và cũng không là đối thủ lâu dài và họ đang muốn bán và đang tìm người mua.

Holcim đang tăng thị phần qua các năm vì họ đẩy mạnh liên kết dọc. Holcim đang đẩy mạnh sự liên kết dọc hoàn toàn giữa xi măng, bê tông, cốt liệu, đặc biệt là ở thị trường phía nam nơi mà họ có sự hiện diện của xi măng.

Nghi Sơn có thể sẽ coi bê tông như là một chiến lược tự vệ cho kênh phân phối xi măng xá của mình ở phía Nam. Ở miền Bắc và miền Trung các công ty xi măng dường như không đi theo liên kết dọc với bê tông và cốt thép vì thị trường rất tự do và nguồn cung cấp xi măng thì rất nhiều.

Trong tình hình hiện tại, Holcim có chất lượng tốt hơn so với các đối thủ khác vì họ tập trung mạnh vào chất lượng xi măng tại TP.HCM.

Thị trường được chia làm hai loại nhà sản xuất cao cấp và bình thường với tỷ lệ 28:72.

Những đối thủ khác như Hải Âu, CCI, Mê Công, Soam, Hoàng Ngân…dường như không có khả năng phát triển và thị trường cũa họ giữ ở mức hiện tại cho đến 2010

Có một số nhà sản xuất nhỏ nước ngoài như UniEastem & Soam( Hàn Quốc) họ có một số lợi thế nhất định trong việc có được các dự án của Hàn Quốc.

Hình 2.3: Sơ đồ bố trí hệ thống trạm trộn bê tông miền Nam

( Nguồn: P.Kỹ Thuật & Ban Quản Lý Dự Án – Công Ty Hoà Bình)

Tuy nhiên, cũng chính vì cơ hội thị trường phía Nam rộng mở nên các đối thủ

cạnh tranh của bê tông Hoà Bình trên cả nước đều muốn khai thác, và cạnh tranh là

điều khó tránh khỏi.

2.2.3.2.2. Khách hàng:

- Đối với sản phẩm bê tông thương phẩm khách hàng của công ty là: các công

trình xây dựng của công ty; các công ty xây dựng; các nhà đầu tư..

- Về hình thức mua bán: Khách hàng ký hợp đồng với công ty hoặc thỏa thuận

- Về hình thức thanh toán: khách hàng phải thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng và đơn đặt hàng.

Khách hàng của bê tông Hoà Bình là các công trình lớn, trọng điểm mang tầm cỡ quốc gia, bê tông Hoà Bình luôn coi trọng việc tư vấn mọi vấn đề cần thiết cho khách hàng, quyền lợi của khách hàng khi ký kết một hợp đồng, một dự án nào đó cũng nhằm mang đến lợi ích cao nhất cho khách hàng. Ngoài ra về phía các Chủ đầu tư, chúng tôi luôn giữ đúng các cam kết khi tham gia phân phối dự án cho họ, vì vậy uy tín và niềm tin chúng tôi có được từ cả hai phía khách hàng và chủ đầu tư ngày càng nhiều.

2.2.3.2.3. Nhà cung ứng:

Hiện nay nguyên liệu đầu vào của ngành bê tông thương phẩm còn gặp rất nhiều khó khăn, nhiều hợp đồng cung ứng nguyên liệu trước đó đã bị nhà phân phối nguyên liệu đơn phương hủy bỏ.

Hiện tượng này gây nên sự khó khăn cho công ty và các nhà sản xuất khác trong ngành. Họ không có nguyên liệu thay thế và buộc phải lệ thuộc vào các nhà cung cấp nguyên liệu. Có nhiều doanh nghiệp đã phải ngưng trệ việc sản xuất, sản xuất cầm chừng hoặc tăng giá sản phẩm để bù đắp giá thành. Dẫn đến giá sản phẩm cao trong khi chẳng có gì đổi mới, làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm. Việc giá nguyên vật liệu tăng cao đã khiến các DN sản xuất mặt hàng này chới với. Hoạt động sản xuất của các DN đều bị đình đốn, sản lượng giảm 30 - 50%, nhiều nơi chỉ sản xuất cầm chừng nhằm “giữ mối” và cho công nhân nghỉ việc… Một số DN phải thương lượng lại các giá trị hợp đồng lớn.

Các nhà cung cấp nguyên vật liệu trong nước chưa đủ khả năng cung cấp và đáp ứng yêu cầu đối với ngành công nghiệp xây dựng cả về chất lượng, số lượng và chủng loại. Sự mất cân đối cung cầu về nguồn nguyên vật liệu và sự tăng cường đầu cơ của các nhà cung ứng, hệ thống phân phối nguồn nguyên liệu tạo nên sự khan

hiếm. Vì thế các nhà sản xuất dễ bị gây áp đảo hay chịu bất lợi về phía mình trong các cuộc thương lượng giá với các nhà cung cấp.

Do đặc điểm của công ty là xây dựng và kinh doanh địa ốc. Mà nhu cầu mặt hàng này trong xã hội hiện nay rất lớn, nhất là giai đoạn đất nước ta hiện nay đang đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng. Vì vậy đòi hỏi công ty luôn có phương án sản xuất kinh doanh thích hợp nhằm đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Ban Lãnh đạo Công ty Cổ Phần Xây dựng & Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình quan niệm rằng việc đóng góp một phần vào việc xây dựng xã hội phát triển bền vững là tất yếu. Do đó đưa ra chính sách đối với xã hội.

Chính sách này bao gồm những cam kết sau đây:

1. Tuân thủ pháp luật Việt Nam về lao động; tôn trọng các công ước quốc tế được nêu trong phần II của Tiêu chuẩn SA 8000: 2001 và những giải thích của các công ước đó.

2. Thường xuyên quan tâm đến việc cải thiện điều kiện làm việc cho CBCNV và bảo vệ môi trường cho cộng đồng.

3. Phổ biến các quy định về Chính sách Trách nhiệm Xã hội đến toàn thể CBCNV, kể cả các Công ty thành viên, nhà thầu phụ, nhà cung cấp để mọi người đều thấu hiểu, ủng hộ và thực hiện.

Ban Lãnh đạo Công ty Cổ Phần Xây dựng & Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình cam kết sẽ xây dựng, áp dụng, duy trì hệ thống Quản lý Trách nhiệm Xã hội theo tiêu chuẩn SA 8000:2001, hệ thống Quản lý Môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000:2004 nhằm cải thiện điều kiện lao động, bảo vệ môi trường và nâng cao nhận thức trong toàn Công ty về các vấn đề này.

Điều này cho thấy Công ty luôn lo ngại về nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào(xi măng), đây là điểm khó khăn của Hòa Bình so với các đối thủ cạnh tranh khác.

Nhưng ngược lại Công ty nằm trên địa bàn thuận lợi về nguồn tài nguyên, nguyên liệu, đường giao thông. Tập trung nhiều cở sở chế biến nguyên vật liệu, đại lý lớn của các công ty chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng.

Tiếp giáp với các trung tâm kinh tế lớn của vùng Đông Nam Bộ, nằm trong vùng tập trung nhiều khu công nghiệp - nơi sản xuất và cung cấp các sản phẩm đầu vào đối với Công ty.

Chính với những thuận lợi nêu trên, năng lực tiếp cận và mua nguyên vật liệu luôn ổn định và thuận lợi.

 Hiện tại, nếu so sánh tương quan giữa các công ty sản xuất bê tông thì Hoà

Bình có lợi thế rất lớn không lo ngại về lượng cầu với lợi thế này Hòa Bình có thể tiến thẳng trong việc đầu tư công nghệ để có thể sản xuất các loại bê tông chất lượng cao để phục vụ cho thị trường xây dựng đòi hỏi ngày càng cao và kỹ thuật phức tạp.

Điểm mạnh( Strengths):

- Công ty Hoà Bình trong những năm qua luôn được bình chọn giải “ Sao vàng đất Việt” và được tín nhiệm của người tiêu dùng và cái tên Hòa Bình dần trở thành thương hiệu đáng tin cậy về mọi mặt, được mọi người biết đến như một công ty kinh doanh có đạo đức.

- Công ty Hoà Bình có trụ sở nằm tại trung tâm lớn của TP.HCM. Những lợi thế

mà TP.HCM có được thì công ty đều được tiếp cận, cơ hội phía trước dành cho công ty là rất lớn.

- Cơ cấu mặt hàng phong phú đa dạng cho ngành xây dựng.

- Với một đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ cao, giàu kinh nghiệm, nhiệt tình tâm huyết với ngành và đại đa số nhân viên cũng như công nhân đều được đào

tạo, huấn luyện chuyên môn và có tay nghề cao, đây cũng chính là nòng cốt của công ty.

- Không có nhiều đối thủ cạnh tranh.

Điểm yếu( Weaknesse):

- Nguồn nhân lực trong ngành sản xuất bê tông còn non kém.

- Không có các chính sách để giữ nhân tài.

- Hệ thống thông tin quản lý còn yếu, không chặt chẽ.

- Cơ cấu tổ chức còn chịu sự chi phối của công ty.

- Chính sách về giá chưa hợp lý với nền kinh tế thị trường.

CHƯƠNG 3: HÌNH THỨC, MỤC TIÊU, ĐỊA ĐIỂM, QUY MÔ ĐẦU TƯ, PHÂN TÍCH LỰA CHỌN SƠ BỘ VỀ CÔNG NGHỆ, CÁC ĐIỀU KIỆN VỀ CUNG CẤP VẬT TƯ, THIẾT

BỊ, NVL, HẠ TẦNG KỸ THUẬT

3.1. Hình thức đầu tư.

- Để đảm bảo chất lượng và đáp ứng được các nhu cầu khách hàng về chất lượng và số lượng thì công ty phải đầu tư mới đồng bộ công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, hệ thống điều khiển bằng PLC, khí nén, thủy lực, và được bố trí tối ưu trên các mặt bằng đã lựa chọn.

- Tổ chức hoạt động: Theo Điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty CP XD& KD Địa ốc Hòa Bình.

3.2. Tổ chức đầu tư, địa điểm đầu tư.

- Tổ chức đầu tư: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án theo các quy định về quản lý và đầu tư xây dựng cơ bản trong Nghị Định số 12/2009/NĐ-CP ngày10/02/2009 của Chính Phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

- Nguồn vốn đầu tư : Vốn tự có của Công ty CP XD& KD Địa ốc Hòa Bình.

- Địa điểm đầu tư dự kiến:

 Trạm 1:

- Địa điểm: ấp Long Sơn, phường Long Bình, Quận 9, Thành Phố Hồ Chí

Minh.

- Diện tích sử dụng đất dự kiến cho trạm 1: 5000m2, bao gồm diện tích đặt

trạm, diện tích nhà văn phòng, thí nghiệm, vệ sinh, sân đường, kho bãi, bãi xà bần và bãi đậu xe.

- Vị trí đặt trạm trộn gần mỏ đá Hóa An, cát Tân Ba, Xi măng Sài Gòn là nguồn nguyên liệu chính cho sản xuất Bê tông tươi. Chính vì thế mà Công ty đã chọn địa điểm này vì có nhiều ưu điểm về nguyên vật liệu và thị trường tiêu thụ.

 Trạm 2:

- Địa điểm: Sân Bay, Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh.

- Diện tích sử dụng đất dự kiến cho trạm: 5000m2, bao gồm diện tích đặt

trạm, diện tích nhà văn phòng, thí nghiệm, vệ sinh, sân đường, kho bãi, bãi xà bần và bãi đậu xe.

 Trạm 3:

- Địa điểm Quận 7, Thành Phố Hồ Chí Minh.

- Diện tích sử dụng đất dự kiến cho 3 trạm: 5.000m2, bao gồm diện tích đặt trạm, diện tích nhà văn phòng, thí nghiệm, vệ sinh, sân đường, kho bãi, bãi

3.3. Mục tiêu đầu tư:

Hòa Bình sẽ đầu tư mới các trạm trộn cố định và thực hiện trạm trộn công trường ở các vùng kinh tế phát triển tại Thành Phố Hồ Chí Minh, nơi có giá bán cao hơn các vùng thị trường khác; và mở rộng thị trường đến phía Bắc TP HCM và Đồng Bằng Sông Cửu Long nơi các yếu tố của thị trường thỏa mãn các yêu cầu phát triển của công ty.

Nhóm phát triển dự án đã nghiên cứu một số địa điểm để lập trạm trộn. Cuối cùng, nhóm đã chọn và đề nghị thành lập mạng lưới trạm trộn bê tông Hòa Bình tại các địa điểm như sau: Nam Sài Gòn, Q9/Thủ Đức, Hốc Môn/Củ Chi, Tân Bình/Bình Tân, Q2/Thủ Thiêm, đây là các nơi mà công ty khởi đầu các trạm trộn cố định của mình. Trong các địa điểm đã chọn, tất cả các đối thủ lớn như Holcim, Lafarge, Lê Phan, họ đã có 2 trạm trộn trong khu vực này.

Bên cạnh đó, công ty còn theo đuổi các trạm trộn công trình cho các dự án lớn như đường cao tốc, metro, nhà máy nhiệt điện, sân bay. Do đó, công ty có lẽ

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả thi dự án trạm trộn bê tông thương phẩm (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)