Lựa chọn quyết định kinh doanh có hiệu quả
a. Quyết định mức kinh doanh và sự tham gia của các yếu tố đầu vào
Mọi doanh nghiệp kinh doanh đều có mục tiêu bao trùm, lâu dài và tối đa hóa lợi nhuận. Xét trên phương diện lý thuyết thì để đạt được mục tiêu này, trong một thời kỳ kinh doanh, doanh nghiệp phải quyết định mức kinh doanh của mình thỏa mãn điều kiện biên thu được từ sản phẩm thứ I phải bằng với chi phí kinh doanh biên để sản xuất ra đơn vị sản phẩm thứ i đó: MC = MR. Mặt khác, để sử dụng các nguồn lực đầu vào có hiệu quả nhất, doanh nghiệp quyết định sử dụng khối lượng mỗi nguồn lực sao cho mức chi phí kinh doanh để có đơn vị yếu tố đầu vào thứ j nào đó phải bằng với sản phẩm doanh thu biên mà yếu tố đầu vào đó tạo ra: MRP = MC.
Để vận dụng lý thuyết tối ưu vào quyết định mức sản lượng sản xuất cũng như việc sử dụng các yếu tố đầu vào vấn đề là ở chỗ doanh nghiệp phải triển khai quản trị chi phí kinh doanh. Việc tính toán chi phí kinh doanh và từ đó là tính chi phí kinh doanh cận biên phải được tiến hành liên tục và đảm bảo tính chính xác cần thiết nhằm cung cấp thường xuyên những thông tin về chi phí kinh doanh theo yêu cầu của bộ máy quản trị doanh nghiệp.
b. Xác định và phân tích điểm hòa vốn
Kinh doanh trong cơ chế kinh tế thị trường, mọi doanh nghiệp đều quan tâm đến hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào. Để quyết định sản xuất một loại sản phẩm phải tính toán để biết được phải sản xuất bao nhiêu sản phẩm với mức giá đầu vào cụ thể nào và bán với giá nào
thì đảm bảo hòa vốn và bắt đầu có lãi. Điều này yêu cầu xác định phân tích điểm hòa vốn.
Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí bỏ ra. Tại điểm hòa vốn, kết quả kinh doanh sản phẩm đó bằng không. Đây chính là ranh giới giữa âm hoặc dương của mức doanh lợi.
Phân tích điểm hòa vốn là xác lập và phân tích mối quan hệ tối ưu giữa chi phí kinh doanh, doanh thu, sản lượng và giá cả. Điểm mấu chốt để xác định chính xác điểm hòa vốn là phải phân chia chi phí kinh doanh thành chi phí kinh doanh cố định và chi phí kinh doanh biến đổi và xác định được chi phí kinh doanh cố định cho từng loại sản phẩm.
c. Phát triển trình độ và tạo động lực cho đội ngũ lao động
Lao động sáng tạo của con người là nhân tố quyết định hiệu quả kinh doanh. Đội ngũ lao động phải có trình độ chuyên môn cao, có năng lực sáng tạo. Vấn đề tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo lại nhằm thường xuyên nâng cao chất lượng cho đội ngũ lao động là nhiệm vụ mà Công ty phải hết sức quan tâm. Đặc biệt đội ngũ lao động quản trị phải có khả năng hoạch định chiến lược, phân bổ hiệu quả các nguồn lực, chủ động ứng phó với những thay đổi bất thường của môi trường kinh doanh.
Công ty phải xây dựng cơ cấu lao động tối ưu, đảm bảo đủ việc làm trên cơ sở phân công và bố trí lao động hợp lý phù hợp với năng lực, sở trường và nguyện vọng của mỗi người. Khi giao việc phải xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm. Phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các điều kiện cần thiết của quá trình thực hiện công việc. Phải chú trọng các quyền lợi, chế độ đãi ngộ người lao động.
Động lực tập thể và cá nhân là yếu tố quyết định khả năng sáng tạo, là yếu tố tập hợp, liên kết giữa các thành viên lại với nhau. Tạo động lực cho tập thể, cá nhân là vấn đề đặc biệt quan trọng. Yếu tố tác động mạnh mẽ nhất tới việc tạo động lực là việc thực hiện trả lương, khuyến khích lợi ích vật chất và chịu trách nhiệm vật chất đối với người lao động. Mặt khác, nhu cầu tinh thần của người lao động ngày càng cao đòi hỏi phải chuyển sang quản trị dân chủ, tạo ra bầu không khí hữu nghị, thân thiện giữa các thành viên. Phải ngày càng đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin cho người lao động, đồng thời phải đặc biệt chú trọng phát triển nhân cách của đội ngũ lao động.
Bộ máy quản trị công ty gọn, nhẹ, năng động, linh hoạt trước biến đổi thị trường luôn đòi hỏi bức thiết đối với công tác quản trị công ty. Muốn vậy, phải chú ý từ ngay khâu tuyển dụng theo nguyên tắc tuyển người theo yêu cầu của công việc chứ không được phép ngược lại.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị công ty phải thích ứng với sự biến động của môi trường kinh doanh. Phải xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ trách nhiệm, mối quan hệ giữa các bộ phận, cá nhân trong bộ máy quản trị công ty và phải được quy định rõ ràng trong điều lệ cũng như hệ thống nội quy của công ty. Những quy định này phải quán triệt nguyên tắc phát triển tính chủ động, sáng tạo trong quản trị.
Thiết lập hệ thống thông tin hợp lý là nhiệm vụ không kém phần quan trọng của công tác tổ chức công ty. Hệ thống thông tin phải đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Phải đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin, đảm bảo thường xuyên cung cấp thông tin cần thiết đến đúng các địa chỉ nhận tin.
+ Phải tăng cường chất lượng thu nhận, xử lý thông tin, đảm bảo thường xuyên cập nhật, bổ sung thông tin.
+ Phải phù hợp khả năng sử dụng, khai thác thông tin của công ty.
+ Phải đảm bảo chi phí kinh doanh thu thập, xử lý và khai thác, sử dụng thông tin là thấp nhất.
+ Phải phù hợp với trình độ phát triển tin học, từng bước hội nhập thông tin quốc tế.
e. Phát triển công nghệ
Nhu cầu đổi mới kỹ thuật công nghệ là rất chính đáng song phát triển kỹ thuật công nghệ luôn đòi hỏi phải đầu tư lớn. Đầu tư đúng hay sai sẽ tác động tới hiệu quả lâu dài trong tương lai. Vì vậy, để quyết định đầu tư đổi mới kỹ thuật công nghệ phải giải quyết tốt 3 vấn đề:
+ Phải dự đoán đúng cung-cầu thị trường, tính chất cạnh tranh, nguồn lực cần thiết liên quan đến loại sản phẩm (dịch vụ) của công ty sẽ đầu tư phát triển.
+ Phải có giải pháp huy động vốn và sử dụng vốn đúng đắn. + Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tin học trong mọi lĩnh vực quản trị.
f. Tăng cường và mở rộng quan hệ cầu nối giữa công ty và xã hội
Muốn hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao, công ty phải biết tận dụng cơ hội, hạn chế khó khăn, tránh các cạm bẫy… Muốn vậy, công ty phải:
+ Giải quyết tốt các mối quan hệ với khách hàng. Khách hàng là đối tượng duy nhất mà công ty phải tận tụy phục vụ và thông qua đó, công ty mới có cơ hội thu được lợi nhuận.
+ Tạo sự tín nhiệm, uy tín, danh tiếng của công ty trên thị trường. Chính uy tín, danh tiếng là cái “Không ai có thể mua được” nhưng lại là điều kiện đảm bảo hiệu quả lâu dài cho công ty.
+ Giải quyết tốt các mối quan hệ với các đơn vị khách hàng, cung ứng, các đơn vị kinh doanh liên quan khác…Đây là điều kiện để công ty có thể giảm được chi phí kinh doanh sử dụng các yếu tố đầu vào.
+ Giải quyết tốt các mối quan hệ với các cơ quan quản lý nhà nước (vĩ mô) vì trên cơ sở này, mọi hoạt động kinh doanh của công ty mới có thể diễn ra thuận lợi, hiệu quả kinh doanh mới gắn chặt với hiệu quả xã hội.
Thực hiện nghiêm chỉnh luật pháp là điều kiện không thể thiếu để phát triển kinh doanh bền vững.
g. Một số giải pháp khác
Trong quá trình kinh doanh, công ty phải luôn luôn rà soát lại tổ chức các bộ phận nghiệp vụ sao cho hợp lý để đảm đương tốt nhiệm vụ. Công ty phải chăm lo đời sống công nhân viên, phải đặc biệt quan tâm nhất là lúc hoàn cảnh kinh tế gặp khó khăn. Có thể dùng biện pháp trợ cấp đột xuất cho cán bộ nhân viên khi gặp khó khăn. Đặc biệt là đối với đội ngũ kinh doanh trực tiếp, bên cạnh việc thường xuyên nâng cao năng lực kinh doanh, công ty cần có chế độ thưởng phạt công minh về vật chất để khích lệ tinh thần lao động của nhân viên công ty.
Ngoài ra, công ty cần cải thiện phương tiện, điều kiện làm việc, giảm lao động dư thừa và giảm hao phí lao động, giảm chi phí quản lý để trên cơ sở đó tăng mức lương bình quân của cán bộ công nhân viên. Đây là đòn bẩy chủ yếu để cán bộ công nhân viên thực hiện có hiệu quả cao nhất.
Bên cạnh đó, công ty cần thực hiện:
+ Mạnh dạn nhận các nhân viên trẻ có năng lực, đặc biệt nên tạo điều kiện cho các sinh viên mới ra trường. Duy trì phương pháp tuyển dụng lao động mà công ty đang sử dụng.
+ Nâng cao trình độ năng lực của cán bộ công nhân viên bằng cách gửi đi đào tạo tập trung hay đào tạo tại chỗ…
+ Tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, tham quan, nghỉ mát nhằm tăng cường tình đoàn kết nội bộ và chăm sóc sức khỏe tinh thần tới từng thành viện công ty và gia đình họ.
+ Thương xuyên quan tâm đến khách hàng, luôn nắm bắt kịp thời nhu cầu của khách hàng về sử dụng dịch vụ công ty để sẵn sàng đáp ứng và phục vụ tốt dịch vụ.
h. Một số kiến nghị
Nhà nước cần có chính sách hợp lý, xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, lâu dài, loại bỏ bớt các rào cản bất hợp lý ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh. Tạo hành lang pháp lý thông thoáng, có cơ chế chính sách phù hợp. Có như vậy mới tạo tiền đề cho các doanh nghiệp có định hướng phát triển kinh tế ổn định và lâu dài.
Nhà nước không nên can thiệp quá sâu vào việc kinh doanh của các doanh nghiệp mà nên quản lý bằng pháp luật. Có như vậy, doanh nghiệp tránh được sự quản lý chồng chéo từ Trung ương đến địa phương, gây ách tắc trong sản xuất kinh doanh, tránh lãng phí tiêu cực…
Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế, nhanh chóng hội nhập với nền kinh tế thế giới. Như vậy mới có thể đưa nền kinh tế thoát khỏi tình trạng tụt hậu, kém phát triển.
KẾT LUẬN
Kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nó góp phần lưu thông hàng hóa trên thị trường trong nước và thị trường trên thế giới, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Vì vậy việc phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải là rất cần thiết.
Phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận trong điều kiện khan hiếm nguồn lực và nền sản xuất xã hội phát triển sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và bản thân doanh nghiệp nói riêng.
+ Đối với nền kinh tế quốc dân: việc nâng cao hiệu quả kinh doanh sẽ giúp cho tiết kiệm nguồn lực, khả năng phát triển lực lượng sản xuất, trình độ và quan hệ sản xuất ngày càng cao.
+ Đối với doanh nghiệp: phát triển hoạt động kinh doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển mở rộng, nâng cao thu nhập cho người lao động, bảo toàn và mở rộng vốn hay nói cách khác nó là cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho quá trình kinh doanh.
+ Đối với cá nhân người lao động: Nó là động cơ thúc đẩy, kích thích người lao động hăng say lao động, qua đó hiệu quả kinh doanh sẽ được nâng cao.
Công ty TNHH Tiền Phong là một doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm dịch vụ giao nhận vận tải phục vụ mọi khách hàng trong và ngoài nước. Do nhận thức được tầm quan trọng của loại hình dịch vụ, nên trong những năm qua công ty rất quan tâm đến việc phát triển hoạt động kinh doanh và đã đạt được một số kết quả, song vẫn còn một số vấn đề tồn tại cần được tiếp tục nghiên cứu và giải quyết, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của công ty
Qua thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty cộng với những kiến thức đã học, em xin mạnh dạn đưa ra một số nhận xét và ý kiến đề xuất về một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh vận tải giao nhận tại công ty TNHH Tiền Phong như đã trình bày trong chương III . Do hạn chế về thời gian cũng như tầm hiểu biết, đề tài chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót về nhiều mặt. Bản thân em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Thầy Cô giáo cũng như các bạn quan tâm tới lĩnh vực này để em có thể hoàn thiện tốt hơn đề tài này trong những nghiên cứu tiếp theo.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của cô giáo Tiến Sĩ Bùi Thị Lý, Ban giám đốc công ty TNHH Tiền Phong đã giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tìm hiểu thực tế và thu thập tài liệu viết báo cáo thực tập.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Đức Tiến
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Nguyễn Hồng Đàm , GS. TS Hoàng Văn Châu, PGS. TS
PGS. TS Nguyễn Như Tiến, TS Vũ Sĩ Tuấn (Vận tải và giao nhận trong Ngoại thương 2003)
2. Vũ Việt Hằng – Nhà xuất bản Thống Kê Hà Nội 1995 (Giáo trình quản trị nhân sự)
3. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật,1999 (Vận tải và xuất nhập khẩu)
4. Nguyễn Đình Thọ – Nguyễn thị Mai Trang (Nguyên lý Marketing)
5. PGS.NGUT Đinh Xuân Trình, TS Vũ Ngọc Lâm, TS Nguyễn Như Tiến, CN, NCS Trần văn Bắc - Nhà xuất bản Giao thông vận tải (Giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế)
6. Hồ sơ kinh nghiệm : Công ty Tiền Phong
7. Nguồn báo cáo tổng kết hàng năm của Công ty Tiền Phong
8. Các trang Web của
-Tổng cục Hải quan : Customs.gov.vn
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư:WWW.mpi.gov.vn - Bộ Thương mại: WWW.mot.gov.vn
- Tổng cục thống kê:WWW.gso.gov.vn
- Báo giao thông vận tải điện tử:WWW.giaothongvantai.com.vn