Bàn luận: Đường cong sấy:

Một phần của tài liệu Báo cáo thực hành môn thực hành kỹ thuật thực phẩm - ghép bơm fm51 (Trang 58)

Đường cong sấy:

Thời gian sấy tỷ lệ nghịch với độ ẩm tới hạn. Thời gian sấy càng lớn thì độ ẩm càng nhỏ. Nhiệt độ sấy càng lớn thì hàm ẩm giảm càng nhanh.

Ở chế độ sấy có nhiệt độ càng lớn thì lượng ẩm càng thấp nhanh hơn theo thời gian và giá trị cuối cùng của hàm ẩm càng thấp. Vật liệu sẽ “khô” hơn khi ở nhiệt độ sấy cao.

Giải thích:

Thời gian sấy càng lâu thì nước trong vật liệu bốc hơi càng nhiều làm cho hàm ẩm giảm xuống. Nhiệt độ càng cao thì hơi nước bốc lên càng nhanh, hàm ẩm biến đổi càng lớn.

Nhiệt độ càng cao thấp thì chỉ có phần nước tự do bay hơi còn phần nước liên kết sẽ bị giữ lại nên vật liệu sẽ ít “khô” hơn, ở 1 nhiệt độ xác định trước thì chỉ có một phần nào đó nước bị bốc hơi , đền mức tối đa, nước không bốc hơi nửa và vật liệu sẽ khô tương đối ở nhiệt độ đó.

Đường cong tốc độ sấy:

Giai đoạn đẳng tốc, ở giai đoạn này độ ẩm giảm khá nhanh và về sau khi độ ẩm giảm chậm lại cho đến khi đường cong sấy nằm ngang so với trục hoành đây chính là giai đoạn giảm tốc.

Ở giai đoạn đẳng tốc độ ẩm giảm nhanh vì sự chệnh lệch giữa áp suất bề mặt vật liệu và áp suất không khí là rất lớp nên hơi nước ở bề mặt vật liệu đi ra không khí nhanh. ( Pvật liệu>> Pkk )

Ở giai đoạn giảm tốc độ ẩm giảm khá chậm vì áp suất lúc này chênh lệch nhau không cao và cho tới khi độ ẩm đạt giá trị min thì lúc đó N=0 ( đồ thị là đường thẳng nằm ngang so với trục hoành) ( Pvật liệu gần bằng Pkk ).

Ở những nhiệt độ khác nhau thì thời gian sấy vật liệu cho đến khi khô cũng khác nhau. Nhiệt độ càng cao , biến thiên độ ẩm càng cao, vật liệu nhanh khô hơn, thời gian sấy ít hơn.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực hành môn thực hành kỹ thuật thực phẩm - ghép bơm fm51 (Trang 58)