Phương pháp tính này có nghĩa là advertiser ( người quảng cáo) chi trả một khoản chi phí cố định để quảng cáo của họ xuất hiện trên trang web của publisher (nhà xuất bản) cụ thể (thông thường là trong một khoảng thời gian quy định) mà không phân biệt khả năng hiển thị hay phản hồi của người xem đối với thông tin quảng cáo. Chi phí cố định quảng cáo tính theo thời gian đăng quảng cáo (theo tuần hoặc theo tháng).
Ưu điểm: phương pháp này tại Việt Nam vẫn còn khá phổ biến, nhất là đối với quảng cáo banner.
Nhược điểm: Cách tính này càng ngày càng tỏ ra kém hiệu quả và ít được khách hàng chào đón. Hiện trên thế giới còn rất ít quảng cáo trực tuyến áp dụng cách tính này.
4- Các lợi ích của quảng cáo trực tuyến 4.1- Cost (Chi phí)
Chi phí thấp: Như quảng cáo post ads trên facebook, với mật độ hiển thị 1000 quảng cáo cho khách hàng chúng ta chỉ tốn với mức giá dao động từ $0.3- $2, nghĩa là chỉ khoảng vài chục ngàn, một con số rất nhỏ nếu chúng ta phải tiếp xúc khách hàng ở bên ngoài, gặp mặt, giao tiếp, chi phí xăng xe, một con số khổng lồ cho việc gặp 1000 khách hàng khác nhau.
Lợi nhuận cao: một khi chi phí thấp lại có thể tiếp xúc nhiều khách hàng, mang lại doanh số cùng một giá trị với quảng cáo truyền thống thì ta chắc chắn sẽ có lợi nhuận cao hơn bình thường.
4.2- Đo lường kết quả quảng cáo
Các nhà quảng cáo trực tuyến có thể thu thập dữ liệu về hiệu quả quảng cáo của họ, chẳng hạn như số lượng của các đối tượng tiềm năng hoặc phản ứng của khán giả thực tế, một người như thế nào thì truy cập đến quảng cáo của họ, như thế nào thì mua hàng, và một quảng cáo thế nào thì thật sự làm cho khách hàng truy cập vào. Điều này giúp các nhà quảng cáo trực tuyến có thể cải thiện các chiến dịch quảng cáo của họ sau này.
Các nhà sản xuất có thể cung cấp cho các nhà quảng cáo biết khả năng tiếp cận phân khúc thị trường tùy biến và hẹp cho mục tiêu của quảng cáo. Quảng cáo trực tuyến có thể giới hạn khu vực nhắm mục tiêu để hiển thị quảng cáo có liên quan đến vị trí địa lý của người dùng. Các nhà quảng cáo có thể tùy chỉnh mỗi quảng cáo cá nhân với một người dùng cụ thể dựa trên sở thích trước đó của người dùng. Các nhà quảng cáo cũng có thể theo dõi xem liệu một người truy cập đã nhìn thấy một quảng cáo cụ thể bao nhiêu lần để giảm tiếp xúc lặp đi lặp lại không mong muốn và cung cấp thời gian giữa những lần quảng cáo nhằm tránh gây phiền.
Dễ dàng xác định mục tiêu: quảng cáo trực tuyến giúp bạn xác định dễ dàng mục tiêu thông qua nhiều tiêu chí có sẵn như khu vực, ngôn ngữ, tuổi tác, hành vi, sở thích...
Hình 4.3: Đưa quảng cáo đến mục tiêu nhanh chóng
4.4- Tốc độ
Sau khi thiết kế quảng cáo hoàn tất, quảng cáo trực tuyến có thể được triển khai ngay lập tức.Việc cung cấp các quảng cáo trực tuyến không cần phải được liên kết với lịch trình xuất bản của nhà xuất bản. Hơn nữa, các nhà quảng cáo trực
tuyến có thể sửa đổi hoặc thay thế bản sao quảng cáo nhanh hơn so với các đối tác bên ngoài của họ.
Nhanh, tiếp xúc khách hàng nhanh, thay đổi quảng cáo nhanh: sau khi thiết lập quảng cáo, tài khoản quảng cáo trực tuyến của chúng ta cần có visa, ngoài ra có thể có các tài khoản ví điện tử như paypal, payoneer..., bởi phải có visa để ngay khi thiết lập quảng cáo, chi phí quảng cáo sẽ được khấu trừ trực tiếp vào tài khoản ngân hàng của chúng ta, an toàn , nhanh chóng và tiện lợi.
5- Các vấn đề lo ngại về quảng cáo trực tuyến 5.1- Banner blindness:
Chúng ta thường quan niệm “Đôi mắt nói lên tất cả”. Công cụ đo lường sự tập trung của mắt đã chứng minh được rằng người dùng thường có xu hướng bỏ qua các banner quảng cáo trên website. Người dùng web thường có xu hướng tránh những thứ trông giống quảng cáo và những gì hấp dẫn, gây tò mò. Mặc dù quảng cáo khá nổi bật nhưng hầu hết luôn bị bỏ qua. Một khi người dùng đã nắm được cấu trúc web liên quan đến việc kiếm thông tin trên web, họ chỉ sẽ tập trung vào các phần của trang web có thể giúp họ tổng hợp thông tin như các đoạn text nhỏ và các liên kết. Các Banner lớn đầy màu sắc hoặc đồ họa có thể bị bỏ qua.
Hiện tượng này được gọi là “Banner Blindness”, nó giải thích lý do tại sao các nhà quảng cáo không ưa thích sử dụng các banner quảng cáo trên web. Đơn giản là vì người truy cập chẳng hề chú ý đến chúng.Mọi người thường có xu hướng nhìn vào những khu vực trung tâm của 1 website hơn là các quảng cáo 2 bên.
5.2- Vấn đề gian lận trong quảng cáo (Fraud in Advertising)
Có một số cách để các người mua quảng cáo phải trả chi phí nhiều hơn các chi phí đáng ra họ chỉ phải trả. Ví dụ, click fraud (gian lận nhấn chuột) xảy ra khi một nhà phát hành hoặc bên thứ 3 nhấn chuột (thủ công hay tự động) vào một thông tin quảng cáo tính chi phí theo kiểu PPC mà không hề quan tâm đến thông tin quảng cáo.
PPC Advertising là kiểu quảng cáo trực tuyến mà các nhà tiếp thị sẽ phải trả một khoản phí (theo thoả thuận với chủ website hoặc Ad Network) tương ứng với mổi lượt người dùng (người xem website – Visitors) nhấn chuột vào quảng cáo. Khi ngành công nghiệp quảng cáo trực tuyến phát triển, xuất hiện các mạng lưới trung gian quảng cáo trực tuyến (gọi là mạng quảng cáo trực tuyến – Ad Network) làm vai trò trung gian phân phối quảng cáo của các Advertisers thị đến website của các Publishers. Mỗi lần một nhấn chuột (được cho là) hợp lệ từ Visitors, Advertisers sẽ mất phí và các Publishers sẽ có thu nhập vào tài khoản trên Ad Network. Do có lợi nhuận nên điều này đã làm phát triển các phương thức gian lận quảng cáo ngày càng phức tạp và đa dạng.
Những đối tượng nằm ngoài thoả thuận (Non-contracting parties)
Đây là những đối tượng không nằm trong hợp đồng hay thoả thuận sử dụng của Ad Network. Họ rất khó kiểm soát bởi vì đối tượng gian lận thường không thể bị kiện hoặc trừng phạt, các đối tượng này bao gồm :
• Các đối thủ cạnh tranh (Competitors of advertisers) : Những đối tượng này có mong muốn gây tổn hại những nhà tiếp thị bằng cách nhấn chuột vào quảng cáo của họ. Tuy việc này không mang lại lợi ích trực tiếp cho các đối tượng gian lận, nhưng qua đó làm tăng chi phí và giảm hiệu quả của chiến dịch quảng cáo, giảm khả năng cạnh tranh của đối thủ.
• Các đối thủ cạnh tranh của chủ website (Competitors of publishers) : Những người tạo ra tình huống có vẻ như các publisher đang nhấn chuột vào các quảng cáo trên trang web của họ, và điều này vô tình làm các Ad Network xem như họ đang vi phạm các chính sách đã được thoả thuận và chấm dứt hợp tác với các nạn nhân. Hầu hết các Publishers có thu nhập phụ thuộc vào doanh thu quảng cáo, nên việc tấn công này sẽ làm tổn hại lớn đến lợi ích của nạn nhân.
• Những người ủng hộ chủ website (Advocates of the publisher) : Có thể sau khi biết được lợi nhuận và quyền lợi mang lại cho Publishers, những người ủng hộ Publishers (có thể là bạn bè cá nhân, thành viên gia đình, người hâm mộ, người ủng hộ đảng phái chính trị…) sẽ nhấn vào thông tin quảng cáo để giúp đỡ. Tuy nhiên, điều này có thể phản tác dụng nếu họ lạm dụng và bị phát hiện ra. xTraffic có chính sách nghiêm cấm mọi trường hợp nhấn vào quảng cáo nếu không có sự quan tâm tự nhiên của người dùng. • Các ý định gây hại khác (Other malicious intent) : Như sự phá hoại, những
người này có những động cơ muốn gây ra những tổn hại với Advertisers hoặc Publishers, ngay cả khi họ không có bất kỳ quyền lợi tài chính nào. Động cơ có thể liên quan đến chính trị hoặc mối thù cá nhân. Những trường hợp này là khó khăn nhất để xử lý, bởi vì nó rất khó để theo dõi, phát hiện, và cho dù có bị phát hiện, hầu như không có hành động pháp lý nào có thể chống lại họ.
10 nước đứng đầu về tỷ lệ Click Fraud năm 2009 STT Tên nước Tỷ lệ 1 Việt Nam 48.3% 2 Canada 27.7% 3 Mỹ 25.6% 4 Ả rập Xê-út 21.2% 5 Úc 20.7% 6 Ai Cập 18.7% 7 Ấn Độ 16.9% 8 Đức 16.8% 9 Malaysia 16.7% 10 Anh 16.2% .. Theo ICTNews (Forbes, Techcrunch)
5.3- Những thay đổi về công nghệ
5.3.1- Máy khách không đồng nhất (Heterogeneous clients)
Bởi vì người dùng có hệ điều hành khách nhau, trình duyệt khác nhau và phần cứng khác nhau (pc, mobile, tablet, kích cỡ màn hình khác nhau) nên quảng cáo trực tuyến có thể sẽ xuất hiện với người xem theo cách khác với ý định của các nhà quảng cáo. Vào năm 2012, một nghiên cứu của comScore chỉ ra rằng 31% thông tin quảng cáo không nằm trong vùng có thể thấy được khi chúng được xử lý, có nghĩa là người xem không thể thấy được chúng. Sự phát triển của công nghệ, quảng cáo đa phương tiện đặt ra vấn đề lớn về sự đồng nhất, như một số nhà phát triển lợi dụng vấn đề này để tạo ra các phần mềm cạnh tranh hay độc quyền đối với quảng cáo (vd như HTML 5 và Flash).
Các chương trình ngăn chặn quảng cáo hay các chương trình lọc quảng cáo có nghĩa là quảng cáo sẽ không hiển thị đến người xem bởi vì người xem dùng kỹ thuật để ẩn giấu hoặc chặn các quảng cáo. Nhiều trình duyệt ngăn chặn các quảng cáo dạng pop-ups/pop-unders theo mặc định. Một số phần mềm hoặc các tiện ích tích hợp với trình duyệt cũng có thể ngăn chặn việc nạp quảng cáo hoặc khóa các đối tượng trên trang web dựa trên hành vi đặc trưng liên quan đến quảng cáo.
Hình 5.3.2: Google đã gỡ Adblock Plus khỏi chợ ứng dụng Google Play. 5.3.3- Kỹ thuật chống hướng mục tiêu
Một số trình duyệt web cung cấp chế độ ẩn danh để giúp người dùng ẩn thông tin về họ với publishers và advertisers. Hậu quả là các nhà quảng cáo không thể dùng cookies để hiển thị quảng cáo đúng đối tượng mà họ muốn nhắm tới.
Hình 5.3.3: Chế độ ẩn danh của trình duyệt, không lưu lại dấu vết của người dùng.
5.4- Mối lo về sự riêng tư
Hiện nay mọi thông tin về cá nhân từng người như tài khoản ngân hàng, số điện thoại, tình trạng hôn nhân, địa chỉ nhà … đều được người tiêu dùng khai báo trên các trang web thương mại điện tử, diễn đàn và cả các trang mạng xã hội. Khi mà công nghệ ngày càng phát triển thì kéo theo những thủ đoạn đánh cắp thông tin ngày càng tinh vi hơn, điều này làm tăng sự nghi ngại về quyền riêng tư của người dùng .
Theo nghiên cứu của công ty TRUSTe, một công ty quản lý dữ liệu riêng tư toàn cầu, cho biết có hơn 90% người trưởng thành cảm thấy lo ngại về quyền riêng tư của họ trên mạng. Ngoài ra, có 41% người dùng trưởng thành không tin tưởng khi cho thông tin cá nhân của họ với các công ty và 88% tránh không thực hiện kinh doanh với những công ty mà họ không tin tưởng. Có tới 82% người dùng cho rằng quyền riêng tư cá nhân là điều họ thấy quan trọng nhất. Cũng theo thời báo điện tử USA TODAY, thì cứ 7 trên 10 người dùng Facebook và 52% số người dùng Google thật sự lo lắng về quyền riêng tư và Virút khi sử dụng hai trang này.
5.5- Uy tín của các nhà quảng cáo online
Hiện nay trên mạng có nhiều kẻ lừa đảo sử dụng các hình thức quảng cáo online giả mạo để lừa lấy thông tin và tiền bạc của người dùng online. Những kẻ lừa đảo này lợi dụng sự sơ ý trong khâu xác nhận thông tin, lỗ hổng an ninh của các trang web mà họ đăng ký và sử dụng, chúng giả mạo y đúc thư điện tử của trang web đó rồi gửi đến nạn nhân hòng lấy thông tin người dùng như mật khẩu, tên ID, tài khoản ngân hàng, số thẻ tín dụng… đây là hình thức được gọi là Phishing.
Hình dưới đây là một e-mail giả mạo Google Adword, kêu gọi người nhận đăng nhập vào đường link giả mạo nhưng khá tương đồng với link gốc được cho trong e-mail này.
Các trang web đăng nhập giả mạo thường được lưu vào ổ chứa dữ liệu với dạng html chứ không phải là trang web trên mạng, sau khi đăng nhập xong thì thông tin sẽ chuyển đến tên tội phạm
Ngoài ra còn có nhiều kẻ sử dụng các loại ad bắt mắt và đính kèm virus vào đó, người dùng online vô ý click phải sẽ mắc phải virus quảng cáo và ad đó sẽ xuất hiện bất cứ khi nào nạn nhân lướt web thông qua trình duyệt, hoặc nghiêm trọng hơn là các loại Trojan, malware đánh cắp thông tin cá nhân của nạn nhân.
5.6- Spam – Thư rác
Đây là hình thức quảng cáo chi phí rẻ được sử dụng rộng rãi trên internet và trên điện thoại. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh từ nhỏ lẻ đến lớn thu thập một lượng lớn địa chỉ e-mail rồi gửi đến tất cả các địa chỉ đó với cùng một nội dung quảng cáo, tuy nhiên hình thức spam này không mấy hiệu quả vì nhiều e-mail đã ngừng hoạt động, rào cản về ngôn ngữ và dễ bị nhận diện là spam bởi các trang thư điện tử. Việc spam khiến cho người tiêu dùng cảm thấy phiền toái và spam quá nhiều dẫn đến các công cụ nhận diện spam bị nhầm lẫn giữa các mail nghiêm túc và các mail spam.
6- Quy chế hoạt động của quảng cáo trực tuyến
Không được thiết kế, bố trí phần quảng cáo lẫn vào phần nội dung tin; đối với những quảng cáo không ở vùng cố định, phải thiết kế để độc giả có thể chủ động tắt hoặc mở quảng cáo, thời gian chờ tắt hoặc mở quảng cáo tối đa là 1,5 giây; quảng cáo trên trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới có phát sinh doanh thu quảng cáo tại Việt Nam phải tuân thủ các quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Đối với quảng cáo trên phương tiện điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác: Tổ chức, cá nhân chỉ được phép gửi tin nhắn và thư điện tử quảng cáo khi có sự đồng ý trước của người nhận; nhà cung cấp dịch vụ thông tin điện tử, viễn thông chỉ được phép gửi tin nhắn, thư điện tử có nội dung quảng cáo về các dịch vụ của mình; chỉ được gửi tin nhắn quảng cáo đến điện thoại trong khoảng thời gian từ 07 giờ đến 22 giờ; không được gửi quá ba tin nhắn quảng cáo đến một số điện thoại, quá ba thư điện tử đến một địa chỉ thư điện tử trong vòng 24 giờ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với người nhận;tổ chức, cá nhân quảng cáo phải bảo đảm cho người nhận có khả năng từ chối quảng cáo; phải chấm dứt ngay việc gửi tin nhắn, thư điện tử quảng cáo nếu người nhận thông báo từ chối quảng cáo và không được thu phí dịch vụ đối với thông báo từ chối của người nhận.
(Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 và thay thế Pháp lệnh Quảng cáo số 39/2001/PL-UBTVQH10 ngày 16 tháng 11 năm 2001./.)
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHIẾN DỊCH QUẢNG CÁO TRỰC TUYẾN CỦA CÔNG TY NOVANET
1- Giới thiệu
Mạng quảng cáo ngữ cảnh Novanet do Công ty Cổ phần Tập đoàn Truyền thông và Công nghệ Nova (NovaAds) cung cấp chính thức ra mắt thị trường vào tháng
11/2012, là mạng quảng cáo ngữ cảnh Việt Nam đầu tiên, giúp doanh nghiệp nhắm chọn đúng khách hàng mục tiêu.
Novanet có mạng lưới hơn 300 website, trong đó có nhiều trang uy tín như