Những kiến thức về NĐTP

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức về ngộ độc thực phẩm của sinh viên y 2 trường đại học y Hà Nội (Trang 28)

- Kiến thức về hậu quả của thực phẩm không an toàn: đ−ợc biết đến nhiều nhất là NĐTP (75,3%), sau đó là gây các bệnh truyền nhiễm qua đ−ờng tiêu hoá (32,4%), còn các ảnh h−ởng mạn tính, ung th−, quái thai ít đ−ợc biết đến hơn (11,2%, 12,5%, 0,7%, t−ơng ứng). Kết quả trên phù hợp với kết quả nghiên cứu của Tr−ơng Quốc Khanh (2006) khi đánh giá KAP về VSATTP của nhân viên các tr−ờng mầm non ở Đà Nẵng cho thấy không đảm bảo VSATTP sẽ dẫn đến NĐTP vẫn đ−ợc trả lời ở mức cao; hậu quả thực phẩm không an toàn dẫn đến mắc các bệnh lây truyền qua thực phẩm bị đánh giá thấp [12]. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Trần Việt Nga tại các tr−ờng mầm non quận Hoàn Kiếm (2007), về hậu quả của thực phẩm không an toàn của ng−ời chế biến tại các bếp ăn tập thể, hầu hết mọi ng−ời chỉ biết đến biểu hiện cấp tính thông th−ờng nh− nôn mửa, tiêu chảy và ảnh h−ởng tới hệ tim mạch, tuần hoàn và hô hấp (86,5%, 93,3% và 53,8%, t−ơng ứng). Các ảnh h−ởng mạn tính nh− ung th−, quái thai, độc thần kinh và gây các bệnh mạn tính thì ít đ−ợc biết đến hơn, đặc biệt là tác hại gây suy gan, thận chỉ có 6,7% ng−ời biết [19].

Điều này có thể đ−ợc giải thích là do công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ ch−a thực sự đồng đều, th−ờng xuyên nhấn mạnh vào các biểu hiện cấp tính nh− NĐTP và các bệnh truyền nhiễm qua đ−ờng tiêu hoá, đặc biệt là khi có những vụ dịch lớn xảy ra nh−ng lại ch−a tuyên truyền nhiều về các ảnh h−ởng lâu dài của NĐTP. Mặt khác, các biểu hiện mạn

tính vì một thời gian dài sau mới biểu hiện, bản thân các đối t−ợng cũng không cảm nhận

đ−ợc sự thay đổi trong cơ thể, nên ch−a nhận thấy mối nguy hiểm tiềm tàng với tính mạng và th−ờng coi nhẹ, đến khi phát bệnh thì th−ờng là đ: quá muộn (nh− ung th−).

- Trong nghiên cứu này, đánh giá kiến thức về khái niệm tổng quát NĐTP, kết quả đạt đ−ợc nh− sau: đa phần sinh viên có hiểu biết đúng nh−ng ch−a đủ (79,3%), chỉ có 3,5% trả lời đúng hoàn toàn, vẫn còn 10,2% sinh viên không trả lời đ−ợc về khái niệm NĐTP và 7,0% có hiểu sai về NĐTP. Kết quả trên cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Phan Thị Kim và CS năm 2005, chỉ có 53,2% ng−ời lao động tại một số làng nghề sản xuất thực phẩm truyền thống tại Hà Tây có hiểu biết đúng về khái niệm NĐTP [16].

Kết quả này có thể đ−ợc giải thích do các đối t−ợng trong nghiên cứu trên là ng−ời lao động, 70% có trình độ trung học trở xuống nên trình độ hiểu biết không caọ Tuy nhiên kiến thức về khái niệm NĐTP của sinh viên chỉ dừng lại ở mức đúng nh−ng không hoàn thiện, thậm chí còn hiểu sai do bản thân các đối t−ợng đ: có sự quan tâm đến an toàn thực phẩm nh−ng sự quan tâm còn ch−a đầy đủ, ch−a sâu sắc.

- Kiến thức về nguyên nhân của NĐTP

Biểu đồ 3.1 cho thấy hiểu biết của sinh viên về các nguyên nhân gây NĐTP còn thấp, biết đến nhiều nhất là nhóm nguyên nhân do vi sinh vật (37,9%), thấp nhất là nguyên nhân thực phẩm bị biến chất (19,7%). Kết quả trên phù hợp với nguyên nhân gây ra NĐTP hàng

đầu là do vi sinh vật (do vi khuẩn Salmonella và tụ cầu), sau đó là do thực phẩm có chứa chất

độc tự nhiên (ngộ độc sắn, cóc, dứa) [27]. Tuy nhiên, kết quả trên thấp hơn nhiều và trái ng−ợc lại so với kết quả nghiên cứu về thực trạng điều kiện vệ sinh và kiến thức, thực hành VSATTP của ng−ời chế biến trên toàn bộ 22 bếp ăn tập thể của các tr−ờng mầm non quận Hoàn Kiếm, Hà Nội năm 2007 cho thấy, đa số ng−ời chế biến cho rằng thực phẩm bị ôi, hỏng, biến chất sẽ gây nên NĐTP (96,1%); trong khi đó nguyên nhân do thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật (VSV) và các độc tố của nó là nguyên nhân th−ờng gặp nhất trong các bếp ăn tập thể thì chỉ có 48% ng−ời biết đến [19].

Giải thích sự khác biệt trên, có thể nghĩ tới một vài nguyên nhân sau: thứ nhất, các đối t−ợng làm việc tại các bếp ăn tập thể tại tr−ờng mầm non do bản chất công việc liên quan trực tiếp tới thực phẩm, tới sức khoẻ của các cháu nhỏ nên đ: đ−ợc tuyên truyền, tập huấn về VSATTP do vậy có hiểu biết tốt hơn. Mặt khác, thực phẩm bị biến chất, ôi hỏng có thể dễ dàng đ−ợc phát hiện bằng các cảm quan, nh−ng nếu bị nhiễm vi sinh vật thì có thể không biểu hiện gì mà phải xét nghiệm mới xác định đ−ợc nên tỷ lệ hiểu biết về nguyên nhân thực

phẩm bị biến chất cao hơn nguyên nhân thực phẩm bị nhiễm VSV. Thứ hai, sinh viên Y2

tr−ờng Đại học Y Hà Nội đ: đ−ợc học môn vi sinh do vậy tỷ lệ hiểu biết VSV có thể gây NĐTP cao hơn so với các nhóm nguyên nhân khác.

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức về ngộ độc thực phẩm của sinh viên y 2 trường đại học y Hà Nội (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)