Năng lực của mỗi làng nghề

Một phần của tài liệu phát triển bền vững các làng nghề ở hà tĩnh (Trang 27)

Các yếu tố về năng lực của làng nghề đảm bảo cho sự PTBV của làng nghề chính là trình độ công nghệ - kỹ thuật sản xuất; chất lượng sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề…

1.3.2.1. Trình độ công nghệ - kỹ thuật sản xuất.

Trình độ công nghệ - kỹ thuật sản xuất ảnh hưởng đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và ảnh hưởng đến giá thành của sản phẩm đó. Và như vậy trình độ công nghệ - kỹ thuật sản xuất sẽ ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm, không chỉ của làng nghề mà là bất kỳ ngành nghề nào.

Từ trước đến nay, các làng nghề thông thường là sử dụng các thiết bị thủ công, công nghệ sản xuất sản phẩm nhiều khi còn bị lỗi thời, theo kiểu truyền từ đời xưa để lại nên không có sự đổi mới. Điều này dẫn đến tình trạng các làng nghề cũng chỉ sản xuất với một số lượng nhất định, chất lượng sản phẩm cũng không đồng đều làm ảnh hưởng đến sự PTBV của làng nghề, và làm hạn chế năng lực cạnh tranh của các làng nghề trên thị trường. Do đó, các làng nghề cần phải có những biện pháp cải tiến công nghệ kỹ thuật, không ngừng đổi mới máy móc thiết bị sản xuất nhằm mở rộng quy mô sản xuất, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm, có như vậy mới đảm bảo được sự phát triển một cách bền vững.

1.3.2.2. Nguyên liệu đầu vào

Nguyên liệu là một yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh và có tầm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của làng nghề. Khối lượng, chủng loại, phẩm cấp của nguyên liệu và khoảng cách từ nơi cung cấp nguồn nguyên liệu đến nơi sản xuất đều đóng vai trò quan trọng, chính vì thế nguồn nguyên liệu đầu vào thường được các làng nghề rất chú trọng.

Từ những ngày đầu hình thành, mỗi làng nghề đều có nguồn nguyên liệu tương đối sẵn có và gần với nơi sản xuất. Tuy nhiên, do quá trình khai thác trong thời gian dài, dần dần những nguồn nguyên liệu sẵn có này cũng đến lúc cạn kiệt và trong đó có những nguồn nguyên liệu lại không thể tái tạo được như đất sét, đá…vì thế các làng nghề phải tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào từ các địa phương khác.

Tuy ngày nay càng có thêm nhiều làng nghề mới xuất hiện ở các địa phương nhưng nói chung sản phẩm từ các làng nghề đều mang tính truyền thống, nguồn nguyên liệu đầu vào của các làng nghề để tạo ra sản phẩm chủ yếu bắt nguồn từ thiên nhiên và điều kiện thuận lợi của địa phương đối với việc khai thác nguồn tài nguyên đó.

Nếu nguồn nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất của làng nghề luôn ổn định thì sẽ tạo điều kiện cho sự hoạt động của làng nghề được thông suốt, người sản xuất không bị phân tán tư tưởng của mình vì nguồn nguyên liệu mà có thể tập trung cho hoạt động sản xuất sản phẩm của mình. Một số nguồn nguyên liệu làng nghề có thể tái tạo, do đó vấn đề ở đây là cần phải chú trọng trong công tác khai thác nguồn nguyên liệu và thực hiện các biện pháp để nguồn nguyên liệu đó được đảm bảo lâu dài.

Quá trình khai thác nguyên liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất của làng nghề cũng ảnh hưởng đến sự PTBV của làng nghề. Việc khai thác nguyên liệu, đặc biệt là nguồn nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên cũng sẽ gây nên những tác động đến môi trường, có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp. Đơn cử như việc khai thác nguyên liệu là đất sét, đá…sẽ tác động đến cảnh quan môi trường, nếu việc khai thác kéo dài thì sẽ làm cạn kiệt tài nguyên đồng thời gây nên sự hủy hoại môi trường thiên nhiên. Đối với nguồn nguyên liệu như gỗ thì nếu việc khai thác một cách bừa bãi, không có quy hoạch và không chú trọng đến việc tái tạo thì sẽ gián tiếp tác động đến điều kiện tự nhiên, và gây ra lũ lụt, sạt lở hay xói mòn… chính những tác động đó cũng là gây nên sự thiếu bền vững về môi trường

1.3.2.3. Đội ngũ lao động và trình độ của đội ngũ lao động

Nói đến nguồn lực đầu vào của quá trình sản xuất thì không thể không nói đến nguồn lao động, đó là nguồn lực đầu vào không thể thiếu được trong quá trình phát triển kinh tế của tất cả các ngành, lĩnh vực chứ không riêng gì hoạt động sản xuất của làng nghề. Nếu đội ngũ lao động tham gia sản xuất tại các làng nghề ổn định thì sẽ tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất ổn định và phát triển. Trên thực tế, để có thể sáng tạo ra được những sản phẩm có sự tinh xảo thì ngoài khả năng bẩm sinh, người lao động cũng cần phải được đào tạo một thời gian dài sau quá trình học việc và đôi khi cũng có thể có đối

tượng không đủ kiên nhẫn để theo đuổi công việc đến cùng. Hơn nữa công việc của các làng nghề lại mang nặng đặc trưng là thực hiện phương thức đào tạo theo dạng truyền nghề, những kỹ năng bí quyết nghề nghiệp nhiều khi họ chỉ truyền lại cho một số ít người đáng tin cậy trong gia đình. Chính vì vậy, điều này làm cho số lượng các thợ cả, nghệ nhân mới ngày càng bị thu hẹp trong khi đội ngũ nghệ nhân cũ tuổi tác càng cao, sức khỏe càng giảm sút. Như vậy, những tinh hoa của làng nghề ngày càng bị mai một dần.

Thời đại ngày nay, khi làng nghề cũng tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường thì ngoài kỹ năng, bí quyết riêng của người thợ, sự phát triển của làng nghề cũng đòi hỏi người sản xuất, đặc biệt là các chủ hộ cũng phải trau dồi cho mình những kiến thức, thông tin nhất định về lĩnh vực kinh doanh, quản lý sản xuất, tổ chức tiêu thụ sản phẩm cũng như là công việc quảng bá, marketing cho sản phẩm…

Như vậy, nguồn lực lao động tham gia vào các làng nghề nếu ổn định về số lượng và đảm bảo về chất lượng thì sẽ góp phần không nhỏ giúp cho làng nghề hạn chế được những biến động, đảm bảo sự ổn định về sản phẩm, từ đó mà có thể tác động đến sự PTBV của làng nghề.

1.3.2.4. Nguồn vốn cho phát triển sản xuất

Nguồn vốn cho phát triển sản xuất cũng là một yếu tố đầu vào quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mở rộng quy mô sản xuất của doanh nghiệp và cơ sở sản xuất. Trong điều kiện phát triển như ngày nay thì nguồn vốn cũng chính là điều kiện cần thiết không thể thiếu cho các làng nghề.

Ngày nay trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là khi nên kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất ngày càng gia tăng. Cuộc điều tra do tổ chức ILO và SIDA thực hiện cho thấy có 65,7% ý kiến ở nông thôn cho rằng thiếu vốn là nguyên nhân quan

trọng nhất cản trở hoạt động của các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh. Theo số liệu nghiên cứu của CIEM thì hệ thống tài chính chính thức chỉ đáp ứng được 25,6% nhu cầu vốn vay của doanh nghiệp dân doanh.

Trước đây, quy mô của các làng nghề thường nhỏ bé, và quy mô vốn của các hộ kinh doanh ở đây cũng rất nhỏ bé, chủ yếu là vốn tự có của gia đình hay của bà con họ hàng. Vì vậy rất khó khăn cho các hộ gia đình trong việc mở rộng quy mô sản xuất. Hầu hết các hộ sản xuất, các doanh nghiệp làng nghề đều có quy mô nhỏ và vừa, lại thuộc vào thành phần kinh tế dân doanh nên khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay tín dụng cũng gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, khi các hộ sản xuất nông nghiệp với vốn đầu tư không lớn thì có xu hướng chuyển sang sản xuất làng nghề nhiều hơn, tức là vừa làm nông nghiệp vừa có thể tham gia đầu tư để làm nghề hay cung cấp dịch vụ phục vụ làng nghề, phục vụ sản xuất nông nghiệp. Việc này sẽ kéo theo việc gia nhập ngày càng nhiều hơn số hộ gia đình và số lao động vào làng nghề.

Như vậy, để có thể PTBV làng nghề thì đòi hỏi phải đảm bảo được nguồn lực đầu vào về số lượng cũng như chất lượng, và phải mang tính ổn định lâu dài. Nếu nguồn lực đầu vào không ổn định, không đủ mạnh thì đó là yếu tố gây nên sự không bền vững của sự phát triển làng nghề.

1.4. Kinh nghiệm phát triển làng nghề ở các địa phương và bài học rút ra cho các làng nghề ở Hà Tĩnh cho các làng nghề ở Hà Tĩnh

1.4.1. Kinh nghiệm phát triển làng nghề ở các địa phương

1.4.1.1. Kinh nghiệm phát triển bền vững làng nghề ở tỉnh Hải Dương

Hải Dương là tỉnh vốn có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như nghề mộc Cúc Bồ, gỗ Đồng Giao, vàng bạc Châu Khê, bánh đậu xanh Hải Dương…, nhưng qua các thời kỳ của lịch sử, một số nghề đã bị mai một. Thực hiện chính sách đổi mới, Hải Dương đang có những bước tiến nhanh

chóng trong việc khôi phục làng nghề, du nhập nghề mới là bước đi cần thiết trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn.

Hải Dương có 42 làng nghề, trong đó có 30 làng nghề truyền thống và 12 làng nghề mới với trên 60 nghề khác nhau như sản xuất cơ khí nhỏ, sản xuất nông cụ, dệt vải, tơ lụa, chế biến thực phẩm… Làng nghề ở Hải Dương đang ngày càng tỏ rõ vai trò to lớn của nó trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Sự phát triển làng nghề ở Hải Dương đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho số lao động dư thừa ở nông thôn, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động.

Để đảm bảo được “đầu ra” cho sản phẩm làng nghề, Hải Dương đã xác định trước hết phải củng cố, nâng cao cho được chất lượng, mẫu mã trong mỗi sản phẩm làng nghề. Sở dĩ có sự phát triển mạnh mẽ của một số làng nghề ở Hải Dương là do những người làm nghề ở đây đã nhanh chóng bắt kịp với sự thay đổi của nền kinh tế thị trường. Họ đã hoạt động theo nguyên tắc của nền kinh tế thị trường đó là luôn luôn quan tâm tới lợi ích của người tiêu dùng, họ đã làm tốt công tác marketing trong quá trình sản xuất, kinh doanh của mình. Để có “thị trường đầu ra” ổn định cho sản phẩm, hàng năm thông qua Sở Khoa học và Công nghệ, tỉnh đã dành một phần kinh phí nghiên cứu phục vụ cho sản xuất và đặc biệt là kinh phí để chuyển giao công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất và chất lượng hàng hoá.

Mặt khác, để người dân tiếp cận được các dịch vụ sản xuất, có điều kiện mua sắm thêm các phương tiện, công cụ sản xuất, Hải Dương chỉ đạo các ngành liên quan phối hợp có những biện pháp cụ thể giúp đỡ nông dân. Các ngành tài chính và thuế đang dần từng bước đưa ra những quy định hợp pháp về chứng từ, hoá đơn để giúp cho các hộ làm nghề nhập thiết bị nước ngoài đầu tư vào sản xuất theo các dự án vay vốn tín dụng ưu đãi.

Hiện nay, Hải Dương đang xúc tiến xây dựng các trung tâm hỗ trợ tư vấn cho các làng nghề và tiến tới hoà nhập với các hội làng nghề để huy động các nguồn lực ngoài Nhà nước vào sự phát triển của làng nghề. Đồng thời có quy hoạch để phát triển làng nghề trong toàn tỉnh tới từng huyện, thị,…nhằm hoàn thiện hơn kết cấu hạ tầng cơ sở, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, hướng tới mục tiêu xóa đói, giảm nghèo bền vững, giảm dần bất bình đẳng và khoảng cách chênh lệch giàu nghèo.

Xử lý ô nhiễm môi trường cũng là vấn đề được quan tâm lớn ở Hải Dương. Theo báo cáo kết quả thực hiện dự án "Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tổng hợp xử lý môi trường làng nghề" do Sở Khoa học và Công nghệ triển khai trong 2 năm 2007 và 2008, qua 10 làng nghề ở 6 xã thực hiện thí điểm, bước đầu đã góp phần tích cực nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong nhân dân, đồng thời đã hình thành được một số điển hình về bảo vệ môi trường.

1.4.1.2. Kinh nghiệm phát triển làng nghề ở Bắc Ninh

Làng nghề ở Bắc Ninh hình thành và phát triển từ lâu đời, hoạt động ở hầu hết các ngành kinh tế chủ yếu. Làng nghề được xác định là một nguồn tiềm năng, thế mạnh, tạo ra nhiều việc làm tại chỗ và tăng thu nhập cho người lao động ở khu vực nông thôn, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nhận thức rõ tầm quan trọng của sự phát triển làng nghề, từ khi tái lập tỉnh (năm 1997) đến nay, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã xây dựng và ban hành nhiều chính sách khuyến khích khu vực sản xuất này phát triển. Đặc biệt, năm 1998, Tỉnh ủy Bắc Ninh đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TƯ về phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN) trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Trong tổng số 125 xã, phường, thị trấn của tỉnh Bắc Ninh, hiện nay, có 35 xã có làng nghề truyền thống, gồm 62 làng nghề (trong đó, có 53 làng

nghề TTCN) tập trung chủ yếu ở 3 huyện Từ Sơn, Yên Phong, và Tiên Du (3 huyện này có 38 làng nghề, chiếm 61,29%). Trong số đó, có 20 làng nghề phát triển tốt, chiếm 32%; gồm các làng nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, sắt, thép, đồng, giấy, dệt... Có 26 làng nghề làng nghề hoạt động cầm chừng không phát triển được, chiếm 42%, bao gồm những làng nghề sản xuất, chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp như chế biến từ gạo (mì, bún, bánh, nấu rượu...), nuôi trồng, chế biến tơ tằm, mộc dân dụng... Và có 16 làng nghề làng nghề hoạt động kém, có nguy cơ mai một, mất nghề, chiếm 26%.

Đặc điểm chung của lực lượng lao động trong các làng nghề là tận dụng triệt để lao động trong và ngoài độ tuổi, phân công theo hướng chuyên môn hoá từng khâu, từng công đoạn của quá trình sản xuất. Hàng loạt các hệ thống dịch vụ được phát triển đồng bộ như thu gom, vận chuyển nguyên liệu. Bên cạnh đó, còn các lực lượng lao động hoạt động trong khâu bán hàng hoặc trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống ngày càng cao ở các làng nghề. Ở những làng nghề sản xuất phát triển mạnh, ngoài việc tận dụng lao động tại địa phương còn thu nhận thêm lao động ở các làng xã bên cạnh và các tỉnh ngoài như Thái Nguyên, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hưng Yên...

1.4.1.3. Kinh nghiệm phát triển làng nghềở tỉnh Hà Tây (cũ)

Hà Tây là một địa phương có số lượng làng nghề đông nhất ở Việt Nam, nhất là sau khi được hợp nhất với Thành phố Hà Nội (2008) thì số lượng làng nghề ở Hà Nội lại tăng lên gấp bội. Ở Hà Tây cũ thì theo điều tra đã thấy được có tới gần 80% số làng có nghề (khoảng 411 làng nghề). Có được sự thành công trong phát triển các làng nghề ở Hà Tây cũ là do tỉnh đã thực hiện các biện pháp:

- Không ngừng tìm kiếm, mở rộng thị trường do đó thị trường tiêu thụ sản phẩm tương đối lớn và được lan rộng sang các địa phương, vùng lân cận cũng như là thị trường quốc tế, góp phần tăng sản lượng xuất khẩu

- Các cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề được tạo điều kiện để có thể dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn, vay đầu tư nhờ đó, nguồn vốn đầu tư vào các làng nghề tiểu thủ công nghiệp ngày càng cao, tạo nên quy mô sản xuất không ngừng lớn mạnh, đảm bảo ổn định sản xuất.

- Các làng nghề ở Hà Tây cũng luôn được các cơ quan có thẩm quyền trợ

Một phần của tài liệu phát triển bền vững các làng nghề ở hà tĩnh (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)