Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TRONG KINH DOANH của agribank quế võ bắc ninh (Trang 25)

d. Huy động vốn qua các hình thức khác.

1.3.4.2.Nhân tố khách quan

Bên cạnh các yếu tố chủ quan bên trong ngân hàng, thì công tác huy động vốn của NHTM còn chịu sự ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố khách quan nằm bên ngoài sự kiểm soát của ngân hàng.

-Yếu tố tâm lý khách hàng

Đây là một yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Thông thường ở các nước phát triển tiên tiến, người dân thường sử dụng các dịch vụ tiện ích của ngân hàng, mà ít khi dùng tiền mặt, do vậy lượng tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế là rất nhỏ, điều này sẽ tạo điều kiệm thuận lợi cho hoạt động huy động vốn của NHTM. Nhưng ngược lại, ở các nước đang phát triển, người dân vẫn giữ thói quen tiêu dùng tiền mặt trong thanh toán, vì vậy hoạt động huy động vốn của các ngân hàng tại đây sẽ gặp khó khăn.

-Môi trường kinh tế

Nền kinh tế có ổn định, phát triển bền vững, thu nhập bình quân đầu người có cao, trình độ dân chí của dân cư có cao, thì khả năng huy động vốn của ngân hàng mới có thể có điều kiện phát triển tốt. Bởi vì, chỉ khi người dân có thu nhập cao thì họ mới có thể có khả năng chi trả cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và có nguồn vốn nhàn dỗi chưa sử dụng dến dư ra từ thu nhập. Khi đó, họ sẽ nghĩ đến việc cất trữ trong ngân hàng để nhằm mục đích thu lãi, và đảm bảo an toàn. Và bên cạnh đó, người dân chỉ gửi tiền vào ngân hàng khi họ cảm thấy an toàn, tức là khi mà nền kinh tế phát triển ổn định, cùng với sự ổn định về chính trị. Ngược lại, nếu trong một nền kinh tế mà không ổn định, thu nhập, cũng như dân trí thấp thì tất yếu là tiết kiệm của xã hội cũng sẽ thấp, thêm vào đó là tâm lý ưu tiên dùng tiền mặt, người dân chưa thấy hết được các tiện ích mà ngân hàng cung cấp, và điều này sẽ gây rất nhiều những khó khăn cho hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Ngoài ra, hoạt động huy động vốn của ngân hàng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như tỷ lệ lạm phát, sự suy thoái của nền kinh tế, thậm chí là sự phát triển quá nóng của nền kinh tế.

- Môi trường pháp lý

Nhà nước luôn đóng vai trò điều tiết vĩ mô toàn bộ hoạt động kinh tế của một quốc gia, nhằm thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Đặc biệt, hoạt động của ngân hàng luôn có tác động rất lớn đến hoạt động của toàn bộ nền kinh tế, nên sẽ chịu sự điều tiết chặt chẽ của các chế tài của pháp luật, và chịu sự điều tiết và quản lý từ phía Ngân hàng Nhà nước. Pháp luật của các quốc gia quy định, trong các trường hợp cần thiết, các NHTM phải tiến hành mua trái phiếu chính phủ do Chính phủ (mà đại diện là kho bạc nhà nước ) phát hành.

Ngoài ra, tại nhiều quốc gia, Ngân hàng Nhà nước còn quy định mức vốn tối đa được phép huy động theo một tỷ lệ nhất định nào đó so với vốn chủ sở hữu của các NHTM, để đáp ứng các mục tiêu an toàn và an ninh tiền tệ của quốc gia. Bên cạnh đó, các NHTM còn chịu sự điều tiết của nhiều chế tài pháp luật khác, nhiều cơ quan khác. Khi môi trường pháp lý ổn định sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng phát triển, mở rộng mạng lưới hệ thống, thu hút khách hàng. Ngược lại, môi trường pháp lý bất ổn sẽ gây ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế cũng như toàn bộ hoạt động hệ thống ngân hàng. Hoạt động của ngân hàng sẽ bị trì trệ dẫn đến hiệu quả hoạt động kém.

- Môi trường công nghệ

Môi trường công nghệ thông tin hiện nay được coi như sức mạnh cạnh tranh của mỗi ngân hàng trong sự cạnh tranh mạnh mẽ không những giữa các ngân hàng trong nước với nhau mà còn giữa các ngân hàng trong nước với các ngân hàng quốc tế trong tiến trình hội nhập và mở cửa kinh tế quốc tế. Môi trường công nghệ là một yếu tố rất quan trọng trong hoạt động ngân hàng nó tạo điều kiện tiếp xúc cao giữa ngân hàng và khách hàng. Nếu ở quốc gia có công nghệ phát triển, ngân hàng có khả năng ứng dụng nó trong hoạt động ngân hàng sẽ tạo điều kiện giúp ngân hàng tăng diện tiếp xúc với khách hàng từ đó giúp ngân hàng thuận lợi hơn trong việc huy động vốn.

-Môi trường cạnh tranh

Quá trình cạnh tranh trong hoạt động của các NHTM được bắt đầu ngay từ khi ngân hàng được ra đời. Đặc biệt trong giai đoạn hội nhập mạnh mẽ như

ngày nay thì vấn đề cạnh tranh càng trở lên khốc liệt hơn bao giờ hết. Sự cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa các ngân hàng mà còn bao gồm cả các tổ chức tín dụng, các công ty tài chính, các công ty cho thuê tài chính, và các loại hình dịch vụ mà các tổ chức khác cung cấp. Các yếu tố này sẽ có các tác động rất lớn tới hoạt động huy động vốn của ngân hàng, điều này đòi hỏi các ngân hàng phải có các chính sách huy động vốn phù hợp với tình hình thị trường. Khi chính sách huy động vốn không phù hợp với yêu cầu đặt ra thì ngân hàng khác sẽ chiếm ưu thế, như vậy hiệu quả huy động vốn của ngân hàng sẽ giảm.

Như vậy, ta có thể thấy rằng hoạt động của các ngân hàng chịu sự tác động của rất nhiều các yếu tố khác nhau bao gồm cả các yếu tố khách quan, cũng như các yếu tố chủ quan. Các yếu tố này sẽ có các tác động ở nhiều mức độ khác nhau, tuỳ thuộc vào từng giai đoạn, từng thời kỳ, cũng như tình hình cụ thể của thị trường. Do vậy đòi hỏi các ngân hàng phải có các chính sách cũng như các biện pháp huy động vốn

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TRONG KINH DOANH của agribank quế võ bắc ninh (Trang 25)