Các khoảng trống nghiên cứu về tác động của cấu trúc sở hữu đến các quyết định tài chính của doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu Chuyên đề Cơ sở lý luận về cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Trang 38)

đến các quyết định tài chính của doanh nghiệp Việt Nam

So với các nghiên cứu tại các quốc gia phát triển và các nền kinh tế lớn như Trung Quốc hay Nga, các nghiên các nghiên cứu về cấu trúc sở hữu doanh nghiệp Việt Nam hiện vẫn còn tương đối sơ khai và chỉ nghiên cứu các khía cạnh nhỏ trong bức tranh tổng thể về cấu trúc sở hữu, những vấn đề vẫn chưa được các nhà nghiên cứu trong nước đề cập:

- Cấu trúc sở hữu nào là phù hợp cho các doanh nghiệp Việt Nam trước các yêu cầu mới của sự phát triển kinh tế đến năm 2020? Tỷ lệ sở hữu tối ưu của Nhà nước trong các doanh nghiệp Nhà nước sau khi tái cơ cấu là bao nhiêu?

- Cấu trúc sở hữu có mối quan hệ như thế nào đến việc gia tăng giá trị doanh nghiệp?

- Các yếu tố về quy mô doanh nghiệp, đặc thù ngành của doanh nghiệp có tác động đến cấu trúc sở hữu tối ưu đảm bảo gia tăng giá trị của doanh nghiệp không?

Các câu hỏi nghiên cứu trên cần được trả lời dựa trên một luận cứ khoa học chặt chẽ, với các dữ liệu thực tế về các doanh nghiệp Việt Nam và cần được chứng minh bằng phương pháp định lượng tin cậy trên cơ sở rút ra từ sự thành công của các nghiên cứu quốc tế trước đó.

Trước yêu cầu cấp thiết về nghiên cứu cơ cấu sở hữu trong mối quan hệ

với giá trị doanh nghiệp, các nghiên cứu trong nước và quốc tế vẫn còn những khoảng trống nghiên cứu lớn.

Một là, các nghiên cứu quốc tế đã nghiên cứu khá thành công mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu doanh nghiệp với việc ra các quyết định đầu tư và giá trị doanh nghiệp (Uwuigbe Uwalomwa, 2012); quyết định tài trợ (Liu, 2011) và quyết định phân phối lợi nhuận (Han et al, 1999; Short, 2002; Mehrani, 2011) nhưng chưa có nghiên cứu nào có thể vận dụng cho đặc thù của Việt Nam với hệ thống lớn các doanh nghiệp Nhà nước và tập đoàn kinh tế. Nghiên cứu của Liu (2011) với hơn 1000 doanh nghiệp Trung Quốc bao gồm doanh nghiệp có sự sở hữu của Nhà nước và doanh nghiệp không có sự tham gia của Nhà nước là nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, nhưng nghiên cứu chỉ dừng lại ở kết quả tác động của yếu tố sở hữu Nhà nước đến việc ra các quyết định tài chính, mà chưa nghiên cứu đến mục tiêu cuối cùng của yếu tố sở hữu đến việc gia tăng giá trị doanh nghiệp, cũng như chưa chỉ ra được phương pháp xác định mức sở hữu tối ưu của Nhà nước trong các doanh nghiệp Nhà nước cũng như mức sở hữu ở các doanh nghiệp niêm yết.

Hai là, các nghiên cứu quốc tế đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến giá trị doanh nghiệp (Morch, 1988; Uwuigbe, 2012). Tuy nhiên tại Việt Nam, việc vận dụng các nghiên cứu thực nghiệm vẫn còn hạn chế. Cụ thể một số nghiên cứu kể trên mặc dù đã thực hiện nghiên cứu thực nghiệm tuy nhiên hầu hết vẫn sử dụng phương pháp đơn giản trong định lượng đó là việc sử dụng phương pháp bình quân nhỏ nhất (OLS). Do số liệu của các doanh nghiệp niêm yết còn nhiều hạn chế trong việc thu thập cũng như xử lý, vì vậy trong nghiên cứu thực nghiệm các nhà phân tích thường xuyên sử dụng phân tích dữ liệu mảng nhằm khắc phục các nhược điểm về thu thập cũng như xử lý số liệu.

Ba là, các nghiên cứu cả trong và ngoài nước chưa có nghiên cứu cụ thể

trên các loại hình doanh nghiệp khác nhau và các doanh nghiệp thuộc các ngành khác nhau. Các nghiên cứu quốc tế được thực hiện trên cơ sở một hệ thống cấu trúc doanh nghiệp đã phát triển nên chủ yếu thực hiện theo từng nhóm loại hình doanh nghiệp riêng biệt, ví dụ như Han (1999) nghiên cứu 5500 công ty Mỹ có tỷ lệ tham gia của cổ đông tổ chức lớn; Eckbo (1994) nghiên cứu 308 công ty của Canada có cấu trúc sở hữu với sự tham gia của chính các nhà quản lý công ty; Kouki (2009) nghiên cứu 110 công ty phi tài chính của Phần Lan;…Trong khi đó, nghiên cứu trong nước của Nguyễn Đức Mậu (2012) mới chỉ phân tích điển hình cho nhóm ngành ngân hàng với mối quan hệ sở hữu chéo giữa doanh nghiệp và ngân hàng. Nghiên cứu cụ thể vào ngành được để cập ở đây là một nghiên cứu trong hoàn cảnh hệ thống doanh nghiệp Việt Nam đang trong quá trình tái cấu trúc và hội nhập với kinh tế thế giới, với sự thoái vốn dần của sở hữu nhà nước và sự tham gia nhiều hơn của các cổ đông nước ngoài, cổ đông tổ chức và cổ đông cá nhân. Đặc biệt trong tình hình thực tế hiện nay, việc tái cấu trúc là cần thiết đối với một số ngành cụ thể như: xây dựng, bất động sản. Chính vì vậy, nghiên cứu cần thực hiện nghiên cứu định lượng theo các tiêu thức quan trọng, chẳng hạn như nghiên cứu các doanh nghiệp theo các nhóm ngành quan trọng dựa vào việc xem xét một số yếu tố như quy mô,đòn bẩy,... . Kết quả dự kiến của nghiên cứu sẽ là khuyến nghị và cách thức xác định cấu trúc sở hữu tối ưu cho nhóm ngành doanh nghiệp xây dựng và từ đó ảnh hưởng đến các chính sách kinh tế vi mô và vĩ mô liên quan đến việc khuyến khích hay hạn chế sự tham gia của các chủ thể sở hữu khác nhau đến nhóm ngành xây dựng Mục tiêu cuối cùng của nghiên cứu này chính là sự gia tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng như giá trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp trong ngành xây dựng và từ đó góp phần khắc phục tình trạng của ngành xây dựng nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Tóm lại, với các khoảng trống nghiên cứu được phân tích trên, đề tài nghiên cứu “Tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của doanh

nghiệp ” là rất cần thiết. Mục tiêu nghiên cứu hướng tới sự gia tăng giá trị doanh nghiệp thông qua sự thay đổi trong cấu trúc sở hữu dẫn đến ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sẽ là mục tiêu chính trong nghiên cứu.

Tài liệu tham khảo

Agrawal, A. & Knoeber C (1996). "Firm Performance and Mechanism to Control Agency Problems between Managers and Shareholders,." Journal of Financial and Quantitative Analysis, 31, 377-399.

Anderson, Ronald, and David Reeb, 2003.Founding-Family Ownership and Firm Performance: Evidence from the S&P 500, Journal of Finance, 58,1301-1328. Alfaraih1, M., Alanezi1, F., and Almujamed, H. (2012). The Influence of

Institutional and Government Ownership on Firm Performance: Evidence from Kuwait. International Business Research, 5 (10), 192-200.

Berle , Means (1932) The Modern Corporation and Private Property,the macmillan company, New York

Bjuggren, P-O., Eklund, J. E. and Wiberg, D., “Ownership, Control and Performance; the Effects of Vote Differentiated Shares”, Applied Financial Economics, vol. 17(16), 1323-1334.

Borisova, G., Brockman, P., Salas, J.M., Zagorchev, A., 2012. Government ownership and corporate governance: Evidence from the EU. Journal of Banking & Finance Forthcoming.

Claessens, S., S. Djankov, and L.H.P. Lang (2000) ``The Separation of Ownership and Control in East Asian Corporations.'' Journal of Financial Economics 58, số 1±2 (October 2000), 81-112.

Claessens, S., & Djankov, S. (1999). Ownership concentration and corporate performance in the Czech

Do Xuan-Quang and Wu Zhong-Xin (2014) Impact of Ownership Structure and Corporate Governance on Capital Structure: The case of Vietnamese Firms. Douma S., R. George, and R. Kabir (2006) “Foreign and domestic ownership,

business groups, and firm performance: evidence from a large emerging market,” Strategic Management Journal 27 (7), 637-657.

Eklund, J. E. and Wiberg, D., “R&D and the Persistence of Profits”, Journal of Managerial Economics, vol. 6, no. 2, 40-54

Jensen, Meckling, (1976) 'Theory of the Firm: Managerial Behavior, Agency Costs and Ownership Structure,' Journal of Financial Economics, Vol. 3, No. 4 Konings J. (2001) “The Effects of Foreign Direct Investment on Domestic Firms:

Evidence from Firm-Level Panel Data in Emerging Economies” Economics of Transition 9(3), 619-33.

Le, T. and Chizema, A. (2011) "State Ownership and Firm Performance: Evidence from the Chinese listed firms",Organizations and Markets in Emerging Economies, 2 (2): 72-90

Morck, R., A. Shleifer, and R. Vishny (1988), “Management ownership and market valuation,” Journal of Financial Economics, 20, 293-315.

McConnell, J., and H. Servaes (1990), “Additional evidence on equity ownership and corporate value,” Journal of Financial Economics, 27, 595-612. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Pervan, Pervan, Todoric (2012) 'Firm Ownership and Performance: Evidence for Croatian Listed Firms', World Academy of Science, Engineering and Technology, vol. 61, pp. 964-70.

Omar Farooq and Hind El Jai. "Ownership Structure and Earnings Management: Evidence from the Casablanca Stock Exchange" International Research Journal of Finance and Economics 84 (2012): 95-105.

Zeitun, R., (2009), "Ownership Structure and Corporate Performance: Evidence from Panel Data of Emerging Market the Case of Jordan", Corporate Ownership & Control, Volume 6, Issue 4. Journal of Comparative Economics, 27 25-38

Yu, M 2013, 'State ownership and firm performance: Empirical evidence from Chinese listed

companies', China Journal of Accounting Research, vol. 6, no. 2, pp. 75-87

Một phần của tài liệu Chuyên đề Cơ sở lý luận về cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Trang 38)