Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2010 – 2012

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA CÁCH THỨC BÁN HÀNG CỦA TƯ VẤN VIÊN LÊN SỰ DUY TRÌ KHÁCH HÀNG. (TRƯỜNG HỢP ÁP DỤNG CHO CÔNG TY TNHH BẢO HIỂM NHÂN THỌ GREAT EASTERN LIFE VIỆT NAM – GELV) (Trang 29)

2. Công Ty Bảo Hiểm Nhân Thọ GreatEastern Việt Nam (GELV)

2.8 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2010 – 2012

Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của GELV trong giai đoạn 2010 – 2012:

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của GELV giai đoạn 2010 – 2012

Phòng tuyển dụng huấn luyện Phòng nhân sự Phòng quản lý đại Phòng giám định bồi thƣờn g Phòng tài chính Phòng quản lý rủi ro và tuân thủ đại lý Phòng marke -ting truyền thông Phòng phát triển kinh doanh Phó tổng Giám đốc Tổng Giám đốc Khu vực kinh doanh phía Bắc Khu vực kinh doanh phía Nam

Thực Hiện: Phùng Hữu Phúc Page 30

(Đơn vị: nghìn đồng)

Số

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1 Tổng doanh thu 76.119.305 159.259.428 156.389.329

Doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm

11.771.953 66.009.643 103.063.155

Doanh thu từ hoạt động tài chính

63.673.633 93.192.493 53.467.367

Doanh thu khác 673.719 57.292 141.193

2 Tổng chi phí 96.362.131 179.687.141 263.708.727

Chi phí từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm

11.262.860 76.084.547 113.380.601

Chi phí hoạt động tài chính

815.172 4.957.674 4.089.764

Chi phí quản lý doanh nghiệp

83.059.911 98.644.920 146.238.360

Chi phí khác 1.224.188 - -

3 Lợi nhuận (20.242.826) (20.427.713) (107.319.398)

(Nguồn: Great Eastern Life Việt Nam)

Giai đoạn 2009 – 2012, thị trƣờng BHNT Việt Nam có tốc độ tăng trƣởng rất mạnh mẽ và ấn tƣợng (doanh thu phí năm 2012) hơn 18.000 tỷ đồng và tăng 13,52% so với năm 2011), mặc dù nền kinh tế còn trong thời kỳ khó khăn do khủng hoảng tài chính năm 2008.

Thực Hiện: Phùng Hữu Phúc Page 31

Hiện nay, thị trƣờng bảo hiểm nhân thọ Việt Nam đang có sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp BHNT, đồng thời sự thiếu hiểu biết và lòng tin của khách hàng về BHNT còn thấp nên việc kinh doanh bảo hiểm rất khó khăn và gặp nhiều trở ngại.

Với định hƣớng đầu tƣ lâu dài tại Việt Nam cùng với sự nổ lực của Ban Giám đốc, Nhân viên và đội ngũ Tƣ vấn Tài chính, Great Eastern Việt Nam đã thành công trong việc xây dựng chiến lƣợc kinh doanh dựa trên nền tảng của sự am hiểu văn hóa địa phƣơng kết hợp kinh nghiệm toàn cầu. Nhờ đó, doanh thu phí từ hoạt động bảo hiểm của công ty đạt hơn 66 tỷ đồng năm 2011 tăng thêm 460% so với năm 2010. Bƣớc sang năm 2012 doanh thu phí bảo hiểm của công ty đạt hơn 103 tỷ đồng , tăng 56% so với năm 2011. Tốc độ tăng trƣởng doanh thu phí bảo hiểm của GELV năm 2012 giảm hơn so với 2011 là do nền kinh tế Việt Nam còn trong giai đoạn khủng hoảng và gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, doanh thu từ hoạt động kinh doanh tài chính của công ty đạt đƣợc kết quả rất khả quan, năm 2011 đạt hơn 93 tỷ đồng, trong đó chi phí hoạt động này là gần 5 tỷ đồng, hoạt động kinh doanh tài chính đã thu lãi đƣợc 88 tỷ đồng. Doanh thu từ hoạt động tài chính trong năm 2012 là hơn 53 tỷ đồng và chi phí hoạt động tài chính là 4 tỷ đồng, lợi nhuận từ hoạt động tài chính là 49 tỷ đồng giảm hơn 44% so với năm 2011.

Theo bảng số liệu trên, thì chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm năm 2011 và năm 2012 cao hơn doanh thu phí bảo hiểm khai thác đƣợc (cụ thể năm 2011 vƣợt 15,26% và năm 2012 vƣợt 10%). Đồng thời chi phí quản lý doanh nghiệp của GELV cao và tăng mạnh (năm 2011 tăng 18,76% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 48,25% so với năm 2011). Điều này làm cho doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm và đầu tƣ tài chính không bù đắp đƣợc các khoản chi phí trên làm giảm lợi nhuận kinh doanh. Nguyên nhân xuất phát từ đặc điểm khách quan của chu trình kinh doanh bảo hiểm là các khoản vốn và chi phí trong những năm đầu tiên thƣờng rất lớn nhƣ chi phí trả hoa hồng cho đại lý, chi phí cho việc mở rộng mạng lƣới chi nhánh và đầu tƣ vào

Thực Hiện: Phùng Hữu Phúc Page 32

quản lý doanh nghiệp,... Bên cạnh đó, giai đoạn 2009 – 2012 là giai đoạn khó khăn của nền kinh tế Việt Nam, cho nên doanh thu từ các hoạt động kinh doanh bảo hiểm và hoạt động tài chính chƣa đƣợc khai thác và đạt hiệu quả tối đa.

Năm 2012, Việt Nam tiếp tục chịu ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế xã hội, chính sách tái cấu trúc kinh tế vĩ mô và chính sách kìm chế lạm phát, thắt chặt đầu tƣ công của nhà nƣớc. GDP tăng trƣởng 5,03%, đầu tƣ toàn xã hội 29,5% GDP, FDI đăng ký 12,7 tỉ USD thực hiện 10,5 tỉ USD, kim ngạch xuất khẩu 114,6 tỉ USD, tăng 18%; nhập khẩu thấp hơn xuất khẩu 284 triệu USD do giảm nhập khẩu máy móc thiết bị nguyên vật liệu. 55.000 doanh nghiệp giải thể, nhiều doanh nghiệp sản xuất cầm chừng, tồn kho ứ đọng, tắc nghẽn tín dụng ngân hàng, thị trƣờng chứng khoán ảm đạm, thị trƣờng bất động sản đóng băng. Nhu cầu bảo hiểm giảm do tốc độ tăng trƣởng tài sản, đầu tƣ xây dựng mới và mua sắm giảm cũng nhƣ tài sản cũ phải trừ giá trị khấu hao 1.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp bảo hiểm đã cố gắng vƣợt qua thách thức trên, tự củng cố, tái cơ cấu để phát triển và ổn định.

Trƣớc hết, chế độ quản lý nhà nƣớc về hoạt động kinh doanh bảo hiểm đƣợc tăng cƣờng đi liền với tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bảo hiểm về cơ chế, chính sách, thủ tục. Bộ Tài chính ban hành Thông tƣ 124, Thông tƣ 125 hƣớng dẫn thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm; Thông tƣ 151 sửa đổi bổ sung Thông tƣ 126; Thông tƣ 103 về bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới; Thông tƣ 232 về chế độ hạch toán kế toán doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ; Nghị định 122/2012 quy định phí bảo hiểm mà chủ sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ cho ngƣời lao động không chịu thuế thu nhập

1 Theo trang web của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam:

Thực Hiện: Phùng Hữu Phúc Page 33

doanh nghiệp. Ngoài ra, Bộ Tài chính đã dự thảo và chuẩn bị ban hành văn bản hƣớng dẫn Quỹ bảo vệ ngƣời đƣợc bảo hiểm; thành lập Quỹ hƣu trí tự nguyện và hoạt động bảo hiểm hƣu trí tự nguyện; hoạt động bảo hiểm ngân hàng trong hoạt động bảo hiểm nhân thọ; chế độ hạch toán kế toán trong doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.

Thứ hai, các doanh nghiệp bảo hiểm tập trung sức lực để tái cơ cấu năng lực tài chính, thu hút nhà đầu tƣ nƣớc ngoài mua cổ phiếu và hợp tác kinh doanh, xử lý dự phòng giảm giá đầu tƣ và khoản thu khó đòi, không cho nợ phí bảo hiểm, tái cơ cấu danh mục đầu tƣ có hiệu quả cao, nâng cao biên khả năng thanh toán.

Thứ ba, các doanh nghiệp bảo hiểm tập trung phát triển sản phẩm mới với những sản phẩm bảo hiểm cá nhân và bảo hiểm trách nhiệm nhƣ bảo hiểm chăm sóc y tế, bảo hiểm tài sản cá nhân, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, sản phẩm công cộng,...

Thứ tƣ, các doanh nghiệp bảo hiểm tái cơ cấu lại mô hình tổ chức kinh doanh theo hƣớng tập trung về trụ sở chính, giảm phân cấp, phân quyền cho chi nhánh, công ty thành viên, phòng chống trục lợi bảo hiểm từ khâu khai thác đến bồi thƣờng, tiết giảm chi phí.

Thứ năm, các doanh nghiệp bảo hiểm mở rộng kênh phân phối qua môi giới, địa lý, ngân hàng, bƣu điện, tổ chức kinh tế xã hội, bán hàng trực tuyến và qua điện thoại.

Thứ sáu, các doanh nghiệp bảo hiểm mở rộng dịch vụ và địa điểm chăm sóc khách hàng, tiếp nhận và xử lý thông tin kịp thời, đầy đủ, giải quyết bồi thƣờng nhanh chóng, chính xác, nâng cao uy tín thƣơng hiệu của doanh nghiệp, tạo ra năng lực cạnh tranh lành mạnh.

Thực Hiện: Phùng Hữu Phúc Page 34

Giải pháp trên tạo ra sức mạnh để thị trƣờng bảo hiểm tiếp tục phát triển, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đạt 22.757 tỉ đồng, tăng trƣởng 10,33%; bảo hiểm nhân thọ đạt 18.400 tỉ đồng, tăng trƣởng 14,8%; đầu tƣ vào nền kinh tế đạt 95.000 tỉ đồng, tăng trƣởng 10% góp phần cho tốc độ tăng trƣởng của ngành bảo hiểm cao nhất trong nhóm dịch vụ tài chính – ngân hàng – bảo hiểm.

Năm 2012 là năm thứ hai liên tiếp thị trƣờng bảo hiểm có chiều hƣớng tăng trƣởng chậm lại do ảnh hƣởng kinh tế toàn cầu đối với nền kinh tế xã hội Việt Nam. Song mức tăng trƣởng của thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ đạt 10,33% và nhân thọ 14,8%, cao gấp 2 lần tăng trƣởng GDP và dẫn đầu trong tốp dịch vụ tài chính – tín dụng là một cố gắng lớn của các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chứng tỏ ngành bảo hiểm đã thành công trong việc vƣợt qua khó khăn thách thức, tiếp tục phát triển gắn liền với hiệu quả. Năm 2012 cũng là năm các doanh nghiệp bảo hiểm tiến hành củng cố, tái cơ cấu mạnh mẽ nhất, tạo đà cho việc tăng trƣởng hiệu quả những năm tiếp theo.

Bƣớc sang năm 2013, các doanh nghiệp bảo hiểm tiếp tục thực hiện chiến lƣợc tái cơ cấu, vƣợt qua khó khăn thách thức, thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản pháp luật mới ban hành trong kinh doanh bảo hiểm; thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 20 năm hình thành phát triển thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam (1993 – 2013); phấn đấu đạt tăng trƣởng bảo hiểm phi nhân thọ 11%, nhân thọ 15% và chuẩn bị cho giai đoạn phát triển tiếp theo về bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu (sau thí điểm), bảo hiểm điện hạt nhân, bảo hiểm tàu điện ngầm và tàu điện trên cao, bảo hiểm hƣu trí và bảo hiểm nhóm cho ngƣời lao động.

Thực Hiện: Phùng Hữu Phúc Page 35

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA CÁCH THỨC BÁN HÀNG CỦA TƯ VẤN VIÊN LÊN SỰ DUY TRÌ KHÁCH HÀNG. (TRƯỜNG HỢP ÁP DỤNG CHO CÔNG TY TNHH BẢO HIỂM NHÂN THỌ GREAT EASTERN LIFE VIỆT NAM – GELV) (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)