CHƯƠNG V ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHIẾN LƯỢC CỦACÔNG TY NCS

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược của Công ty cổ phần giải pháp viễn thông NCS (NCS Telecom) (Trang 41)

I. SỰ GẮN KẾT GIỮA SỨ MỆNH VÀ QUÁ TRÌNH THỰC THI CHIẾN

LƯỢC CỦA NCS

Mức độ gắn kết giữa sứ mệnh và quá trình thực thi chiến lược của doanh nghiệp là chưa tốt, vì với phương châm cung cấp giải pháp mới cho khách hàng. Nhưng giải pháp của công ty còn đơn điệu, mới chỉ làm được ở việc cung cấp dịch vụ lắp đặt thiết bị viễn thông. Trong khi giải pháp tổng thể ở loại hình này là phải cung cấp cả các giải pháp và dịch vụ kỹ thuật cao như bảo trì, bảo hành. Các giải pháp và sản phẩm hội tụ công nghệ thông tin và truyền thông còn chưa có thị phần mặc dù công ty cũng đã có giải pháp. Mục tiêu chiến lược của công ty mới chỉ có tính chất ngắn hạn (2 năm ) do đó không định hướng được lâu dài.

Việc xúc tiến quan hệ và tìm tòi khách hàng mới chưa có kết quả tốt, không có nhiều hoạt động gắn kết với khách hàng. Bộ phận kinh doanh còn chưa làm tốt chức năng của mình trong việc thực thi chiến lược, thiếu thông tin thường xuyên về khách hàng.

Nhân lực và khả năng huy động nguồn nhân lực chưa cao do mối liên kết với các công ty đối tác còn yếu. Đây là điểm yếu lớn vì công việc dịch vụ kỹ thuật lắp đặt thiết bị nhiều khi yêu cầu tiến độ nhanh, đột xuất nên không bố trí được nhân lực sẽ gây ảnh hưởng đến khách hàng. Điều này cho thấy chiến lược của công ty vẫn chưa tốt trong việc huy động và phát huy tối đa các nguồn lực.

Trình độ quản lý tầm trung của công ty còn yếu kém, thể hiện qua việc công ty đã có chiến lược khá cụ thể, nhưng việc thực thi chưa hiệu quả, chưa xây dựng được văn hóa doanh nghiệp. Hội đồng quản trị công ty đưa ra mục tiêu có lợi nhuận ngay từ năm đầu hoạt động là khá cao so với khả năng công ty. Làm giảm sự đầu tư cho nguồn lực về con người và công cụ của công ty khi nó vừa mới thành lập, dẫn đến năng lực bị hạn chế.

42 

Tuy nhiên công ty NCS đã đạt được một số kết quả theo mục tiêu chiến lược, từ chỗ ban đầu chỉ là thầu phụ của thầu phụ cho các nhà cung cấp nước ngoài. Đến thời điểm này NCS đã là đối tác trực tiếp của các hãng lớn như NEC, ERICSSON, HUAWEI, đây là điều hết sức quan trọng vì hiện tại hình thức lựa chọn triển khai của các nhà khai thác thông tin di động chủ yếu là EPC (chìa khóa trao tay). Do đó khi có hãng nào trúng thầu cung cấp thiết bị thì họ sẽ làm luôn cả phần dịch vụ kỹ thuật.

Thị phần công ty cũng đã mở rộng từ 2 lên 4/6 nhà khai thác thông tin di động của Việt Nam là Mobifone, Vnaphone, Vietnamobile và EVN telecom.

Trong giai đoạn hiện nay, nhu cầu phát triển mạng lưới của các nhà khai thác Viễn thông là rất lớn do sự thay đổi về mặt công nghệ. Nhưng NCS vẫn có hạn chế trong việc chiếm lĩnh thị trường và tăng thị phần. NCS Telecom hiện nay đang ở giai đoạn thị trường thì lớn và phát triển, nhưng thị phần công ty cũng đang tăng từ nhỏ lên mức trung bình. Công ty NCS luôn duy trì được việc làm ăn có lãi, lãi và doanh thu năm sau cao hơn năm trước. Tỷ số ROE đạt được ở mức cao, đây chính là kết quả lớn nhất mà công ty đạt được qua hơn 4 năm hoạt động.

III. KHÓ KHĂN

Có thể thấy quá trình hoạt động và thực thi chiến lược của công ty là vô cùng khó khăn. Về thị trường thì gặp sự cạnh tranh rất gay gắt từ các công ty cùng nghành khác với kinh nghiệm và nhân lực nhiều hơn. Thời điểm công ty ra đời là lúc mà thị trường tuy bắt đầu bùng nổ, nhưng đã có quá nhiều công ty tham gia vào thị trường. Thị trường dịch vụ kỹ thuật với hoạt động xây lắp tuy có lợi nhuận cao nhưng đòi hỏi cần có nhiều vốn, trong khi đó vốn của công ty thì còn bé, quy mô nhỏ. Do vậy gặp rất nhiều khó khăn khi triển khai dự án.

Công ty luôn phải đối mặt với áp lực giảm giá từ khách hàng, trong khi chi phí cho nhân công lại tăng, đây là bài toán rất khó giải. Nguồn lực công ty còn hạn chế, đội ngũ quản lý còn thiếu kinh nghiệm. Trang bị công cụ và dụng cụ còn chưa đầy đủ.

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược của Công ty cổ phần giải pháp viễn thông NCS (NCS Telecom) (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)