Phân Tích Tỷ Suất Và Khả Năng Sinh Lợ

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính và định giá công ty cổ phần mía đường Bourbon Tây Ninh (Trang 30)

b. Mối quan hệ giữa doanh thu và hàng tồn kho

3.4. Phân Tích Tỷ Suất Và Khả Năng Sinh Lợ

Chỉ Tiêu So Sánh SBT LSS 3Q/2011 2010 2009 3Q/2011 2010 2009 ROS 27.5% 31.2% 27.2% 20.4% 22.4% 14.4% ROE 22.2% 19.3% 12.7% 23.5% 25.6% 23.6% ROA 19.1% 17.6% 11.4% 15.0% 19.5% 16.0% Tổng Nợ/Tổng Tài Sản 14.0% 8.5% 10.7% 36.4% 23.4% 32.1%

Tỷ số Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu (ROS) của SBT trong 3 năm qua cao hơn hẳn LSS. ROS của SBT khá cao và ổn định ( trên 27%). Bên cạnh đó tỷ số Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản (ROA) của SBT tăng dần qua các năm và vượt LSS trong 3 quý đầu năm 2011 (19,1% so với 15%). Tuy nhiên, tỷ số Lợi nhuận sau thuế/ Vốn cổ phần (ROE) của SBT lại thấp hơn của LSS. Sở dĩ như vậy là vì LSS sử dụng đòn bẩy khá cao so với SBT, gần gấp 3 lần ( 3 quý đầu năm 2011 đòn bẩy của LSS là 36,4%; còn của SBT chỉ là 14%).

Tuy sử dụng đòn bẩy thấp hơn LSS nhưng ROE của SBT cải thiện dần qua các năm khi công ty tăng dần đòn bẩy. Ấn tượng hơn, năm 2011 ROE của SBT là 22,2% gần bằng ROE của LSS là 23,5% mặc dù tỷ lệ đòn bẩy chỉ bằng 1/3 so với đối thủ. Điều này cho thấy, công ty có nguồn lực tài chính khá vững mạnh, khả năng độc lập tài chính cao. Do tỷ lệ đòn bẩy của SBT còn khá thấp nên công ty có thể gia tăng nợ vay, tài trợ cho nhu cầu tăng trưởng của mình; qua đó, làm tăng tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) của công ty.

Chỉ Tiêu So Sánh 3Q/2011 2010SBT 2009 3Q/2011 LSS2010 2009

ROA 19.1% 17.6% 11.4% 15.0% 19.5% 16.0%

Hiệu suất sử dụng tài

sản 0.69 0.56 0.42 0.73 0.87 1.11

Hiệu suất sử dụng tài

sản cố định 2.24 1.61 1.03 3.62 5.72 5.59

Như phân tích ở trên, ta thấy tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (ROS) của SBT cao hơn hẳn LSS nhưng ROA của công ty trong năm 2009 và 2010 lại thấp hơn LSS. Vậy nguyên nhân là gì?

Nhìn vào hiệu suất sử dụng tài sản của của SBT, ta thấy rằng hiệu suất sử dụng tài sản của SBT thấp hơn hẳn LSS, thậm chí năm 2009 chỉ số này chỉ bằng 1/3 của LSS ( trong khi 1$ tài sản của LSS có thể tạo ra 1,11$ doanh thu thì 1$ tài sản của SBT chỉ có thể tạo ra 0,42$ doanh thu).

Cụ thể hơn ta so sánh hiệu suất sử dụng tài sản cố định của hai công ty này, trong 2 năm 2009 và 2010, trong khi 1$ tài sản cố định của LSS có thể tạo ra lần lượt là 5,59$ và 5,72$ thì của SBT chỉ là 1,03$ và 1,61$; chỉ bằng 1/4 đến 1/5 lần. Nguyên nhân là do, SBT đầu tư khá nhiều máy móc hiện đại, công suất thiết kế lớn nhưng do nguồn nguyên liệu thiếu và không ổn định nên công suất hoạt động thực tế chỉ đạt khoản 60% - 70%, gây lãng phí máy móc và tài sản cố định.

Tuy nhiên, nếu nhìn mặt tích cực của các tỷ số này ta sẽ thấy hiệu suất sử dụng tài sản và tài sản cố định được cải thiện qua từng năm. Cụ thể, năm 2011 hiệu suất sử dụng tài sản của SBT là 0,69 tức là cứ 1$ tài sản có thể tạo ra 0,69 $ doanh thu, gần bằng với LSS khi chỉ số này là 0,73. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định năm 2011 là 2,24 thu hẹp khoảng cách với LSS là 3,62. Qua đó, ROA của SBT cũng được cải thiện và vượt qua LSS trong 3 quý đầu năm 2011. Những sự cải thiện này là hiệu quả của chủ trương và chiến lược đầu tư vào vùng nguyên liệu và ổn định nguồn thu mua của SBT trong những hai năm gần đây.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính và định giá công ty cổ phần mía đường Bourbon Tây Ninh (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w