Phân công lao động gia đình

Một phần của tài liệu Tính bền vững trong hôn nhân của các gia đình Thiên Chúa giáo tại Hà Nội hiện nay (nghiên cứu trường hợp Giáo xứ Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội (Trang 42)

8. Khung phân tích

2.2.1. Phân công lao động gia đình

Phân công lao động trong gia đình là sự đảm nhiệm các công việc gia đình của chồng và vợ, của các thành viên khác trong gia đình nhằm thực hiện những chức năng của gia đình. Ở Việt Nam, đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu sự phân công lao động trong gia đình. Trong giai đoạn nền kinh tế bao cấp, nghiên cứu mối quan hệ giữa nội trợ gia đình và nội trợ xã hội nhằm hoàn thiện tổ chức mạng lƣới thƣơng nghiệp dịch vụ ở khu vực đô thị. Trong bài viết “Công việc nội trợ và màng lưới dịch vụ ở Hà Nội” tác giả Trịnh Duy Luân đã đề cập rằng: “Về mặt kinh tế - xã hội, giải quyết vấn đề các công việc nội trợ bằng cách động viên sự tham gia của nam giới là cần thiết song rõ ràng là không thể hướng đi chủ yếu và có tính chất quyết định. Hướng đi chủ yếu và có tính chất quyết định ở đây là phải tạo điều kiện để rút ngắn và giảm nhẹ lao động nội trợ thay thế dần lao động này bằng những hình thức do xã hội đảm nhận” [27].

Trong nghiên cứu “Công nghiệp hóa và những biến đổi đời sống gia đình nông thôn Việt Nam” (Nghiên cứu trƣờng hợp xã Ái Quốc, Nam Sách, Hải Dƣơng)”, PGS.TS Hoàng Bá Thịnh chỉ ra rằng trong gia đình ngƣời vợ vẫn đảm nhận chính các hoạt động liên quan đến công việc gia đình (chăm sóc con, giáo dục con, đi chợ nấu ăn) cho dù mức độ tham gia của chồng có tăng hơn so với trƣớc.

43

Bảng 2.4: Mức độ thay đổi về sự tham gia của vợ chồng vào các công việc gia đình so với trƣớc năm 2003 (Đơn vị: %)

Công việc nội trợ Vợ Chồng

Tăng Giảm Nhƣ cũ Tăng Giảm Nhƣ cũ Đi chợ, nấu ăn 41,6 6,5 50,9 20,6 25,1 47,3 Chăm sóc con 38,4 7,5 52,9 27,5 14,8 52,5 Giáo dục con 35,9 7,6 55,1 30,8 10,3 54,2

(Nguồn: 46, PGS.TS Hoàng Bá Thịnh)

Một nghiên cứu khác về thực trạng gia đình nông thôn, trong công việc gia đình cho rằng “Người phụ nữ vẫn giữ vai trò chủ yếu từ công việc chợ búa, cơm nước, giặt giũ, chăm sóc con cái, nhắc nhở con học hành và liên hệ với nhà trường”.

Trong phần này tôi muốn tìm hiểu đặc điểm phân công lao động trong gia đình nhƣ thế nào và liệu có điểm giống hay khác so với các gia đình không theo đạo Thiên Chúa hay không. Trên cơ sở đó tôi tìm hiểu sâu hơn sự hài lòng về phân công lao động trong gia đình. Khi đề cập đến phân công lao động trong gia đình chúng tôi xem xét dƣới góc độ lao động giữa vợ và chồng cũng nhƣ các thành viên khác trong gia đình ở các hoạt động công việc nội trợ, chăm sóc dạy dỗ con, quyết định chi tiêu và tham gia các hoạt động xã hội.

44

(Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra) Qua biểu đồ trên ta có thể thấy việc đảm nhiệm các công việc trong gia đình có sự chia sẻ rất lớn giữa hai thành viên chính là vợ và chồng trong đó việc quyết định chi tiêu chiếm tỉ lệ cao nhất 94,5%. Các công việc khác cũng có tỉ lệ tƣơng tự khi việc phân công các công việc cho cả vợ và chồng chiếm tỉ lệ 88% trong việc dạy dỗ con, 87,5% trong việc tham gia các hoạt động xã hội. Đối với công việc nội trợ và chăm sóc con tỉ lệ đảm nhiệm các chính cũng vẫn là cả vợ và chồng nhƣng xét riêng thì vai trò của ngƣời phụ nữ có xu hƣớng cao hơn so với nam giới.

Cho đến nay thì vẫn chƣa có một định nghĩa nào thật rõ ràng về công việc nội trợ. Nó đƣợc xem nhƣ là hoạt động tái sản xuất liên quan đến việc duy trì gia đình. So với những nghiên cứu trƣớc đây trong khuôn khổ của cuộc nghiên cứu này công việc nội trợ mặc dù có sự sẻ chia giữa vợ và chồng

45

nhƣng phụ nữ vẫn đảm nhiệm vai trò 41% so với nam giới 0,5%. Trong một số gia đình ngƣời phụ nữ phải lo công việc nội trợ đƣợc coi nhƣ là điều đƣơng nhiên. “Công việc nội trợ nhà chú thì chẳng có gì phải phân công cả cháu ạ. Vợ chú và con gái chú làm hết. Từ trước đến giờ đều thế cả nên còn phân công làm gì nữa.” (PVS 8, nam 42 tuổi, Công nhân). Tuy nhiên đa số ngƣời đƣợc hỏi chia sẻ công việc nội trợ không phải chỉ của riêng ngƣời vợ mà của cả vợ và chồng chiếm 45,5%. Nhƣ vậy có thể thấy trong đời sống gia đình hiện nay các công việc gia đình đã có sự chia sẻ giữa vợ và chồng. Hầu nhƣ trong các gia đình đƣợc khảo sát thì không còn sự phân chia giữa vợ và chồng xem ai phải làm công việc gì. Riêng đối với các gia đình có con lớn hơn thì có sự phân công công việc của cho mẹ dành cho các con. “Việc nội trợ thì cũng không phân chia cụ thể ai làm gì. Ở nhà mỗi người mỗi việc, ai rảnh thì lo chuyện gia đình như dọn dẹp nhà cửa, chợ búa, cơm nước. Ngày xưa con cái còn bé thì người chăm con, người làm việc nhà. Giờ chúng nó lớn cả rồi cũng giúp bố mẹ việc nhà. Nói chung không phân công gì mà tự biết việc, thấy việc thì làm thôi”.(PVS 1, nam 56 tuổi, Buôn bán).

Công việc xã hội đã chiếm gần nhƣ toàn bộ thời gian của các thành viên trong gia đình do đó bản thân họ đều cố gắng dành thời gian cho gia đình nếu có thể. Việc tranh thủ mọi thời gian rảnh rỗi để cùng hoàn thành những công việc nhà là điều mà mọi cá nhân trong gia đình luôn cố gắng. Việc nội trợ, việc gia đình dƣờng nhƣ là mối quan tâm chung của cả gia đình chứ không còn suy nghĩ nhƣ trƣớc đây rằng đó là việc dành cho riêng những ngƣời phụ nữ trong gia đình.

“Trong gia đình chị thì cả 2 vợ chồng đều làm em ạ. Chứ cũng không phân chia cụ thể như thế nào đâu. Vợ chồng chị đi làm thời gian cách nhau, chồng chị làm lái xe công ty cứ chạy xe một ngày thì lại được nghỉ một ngày nên anh ấy cũng làm hết các công việc gia đình từ cơm nước đến chăm sóc, dạy dỗ

46

con cái. Hôm nào anh ấy đi làm, chị ở nhà thì chị lại lo các công việc đó. Nói chung ai ở nhà thì làm em ạ, con cái còn bé nên cũng phải cố gắng thôi”.

(PVS 2, nữ, 33 tuổi, Công nhân).

Việc chăm sóc con, dạy dỗ con vai trò của phụ nữ chiếm tỉ lệ cao hơn so với nam giới tƣơng ứng với tỉ lệ 22% ở nữ giới và 1% ở nam. Có sự khác biệt lớn về việc chăm sóc con nhƣ trên là do đa phần các hộ gia đình đƣợc phỏng vấn có con đang còn nhỏ do đó thời gian mà ngƣời mẹ dành cho con để chăm sóc con nhiều hơn so với bố. Ngƣời khác chăm sóc con chiếm 7%, trong đó cụ thể là một số gia đình có sự giúp đỡ từ cha mẹ (tức ông bà của cháu) và một số gia đình là sự hỗ trợ của ngƣời giúp việc. Còn lại việc quyết định chi tiêu, tham gia các hoạt động xã hội vai trò của nam giới có cao hơn nhƣng không đáng kể tƣơng ứng với tỉ lệ 4,5% ở nam giới và 0,5% ở nữ giới.

Việc tham gia hoạt động xã hội cũng là công việc chung của cả hai vợ chồng “những hoạt động xã hội chung như họp hành ở địa phương hay việc hiếu hỉ thì cũng tùy cháu ạ. Lúc nào cô rảnh thì cô đi, còn cô bận thì chú đi. Nói chung là ai tiện thì đi chứ không phân chia cụ thể. Chỉ trừ một số cuộc họp mang tính chất đặc thù yêu cầu cụ thể ai thì người đó đi như họp Hội phụ nữ thì chắc chắn là cô đi rồi.” (PVS 6, nữ 52 tuổi, Hƣu trí).

Trong kết quả nghiên cứu “Phân công lao động nội trợ trong gia đình” của tác giả Vũ Tuấn Huy và Deborah S.Carr phân tích ngƣời vợ vẫn là ngƣời làm chính các công việc nội trợ trong gia đình [36]. Phân công lao động nội trợ trong gia đình bị chi phối bởi đặc trƣng nghề nghiệp và tình trạng việc làm của họ. Trong tác phẩm đã nêu rõ những biến số nhằm phản ánh xu hƣớng chuyển đổi của gia đình theo hƣớng công nghiệp hóa. Cùng với xu hƣớng ấy là quan hệ giới ngày càng bình đẳng hơn giữa vợ và chồng trong các lĩnh vực của đời sống gia đình, kể cả lĩnh vực nội trợ. Đối với gia đình theo đạo Thiên Chúa giáo thì việc đảm nhiệm các công việc trong gia đình của ngƣời vợ là

47

chính và đó cũng là xu hƣớng phổ biến khá tƣơng đồng đối với những nghiên cứu trƣớc.

Một phần của tài liệu Tính bền vững trong hôn nhân của các gia đình Thiên Chúa giáo tại Hà Nội hiện nay (nghiên cứu trường hợp Giáo xứ Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)