Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tính bền vững trong hôn nhân của các gia đình Thiên Chúa giáo tại Hà Nội hiện nay (nghiên cứu trường hợp Giáo xứ Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội (Trang 29)

8. Khung phân tích

1.4.Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Nhà thờ Cổ Nhuế thuộc Giáo xứ Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Nhà thờ nằm tại ngõ 220 đƣờng Cổ Nhuế nằm ở tọa độ 21o3’51” Bắc và 105o46’49” Nam.

Do tài liệu về nhà thờ đã bị thất lạc nhiều năm nên không còn giấy tờ thông tin chính thống về nhà Thờ mà chỉ còn những thông tin đƣợc truyền đạt thông qua hình thức truyền miệng. Nhà thờ Cổ Nhuế thuộc Giáo xứ Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội. Hiện tại có rất nhiều giáo họ đến tham gia lễ và sinh hoạt tại nhà Thờ này phải kể đến một số giáo họ lớn nhƣ: họ Đống Thôn, họ Viên Thôn, họ Hoàng Thôn…. Sơ lƣợc về giáo xứ chính là lý lịch về họ Viên

30

Thôn. Họ Viên Thôn đi đạo năm 1883. Ngƣời đứng đầu là cụ Dịch Tám, là ngƣời Thôn Viên ra khu Hồ Tây là làng Sở hiện nay và ở trọ ở “Trích Sài” – Yên Thái hiện nay. Cụ Tám thấy dân học đạo thì vui vui nên về rủ đƣợc 8 hộ nữa mà xin nhập đạo. Lúc này thầy Văn Sử đang dạy ở Trích Sài đƣa một số ngƣời gặp cố Mỹ, cố Mỹ nhận lời và vào sổ kẻ theo đạo. Bề trên sai thày Văn Sử về dạy cho Giáo họ này trƣớc. Cụ Trinh đã rửa tội cho 8 nhà này là 18 nhân danh.

Năm 1884, thày Văn Sử đứng lên làm nhà thờ cùng nhà tràng. Ngƣời dân nhƣợng cho họ 11 sào (3.960m2), họ mua đƣợc 21 sào (7.560m2), ông cán Nghị dâng 1 sào (360m2).

Đến năm 1898, giáo họ đã có 84 nhân danh đƣợc rửa tội nhƣng dần dần lại bỏ và số còn lại chỉ là 8 hộ theo mà thôi. Họ này có một số ngƣời: Tổng lý của làng lấy vợ lẽ, ngƣời nghiện nha phiến, quan viên đình đám rồi bỏ. Họ còn đƣợc bà Tổng Chiêu Hoàng Thôn dâng 10 sào đất (3.600m2) vào nhà xứ hiện nay.

Tháng 12/1947, mƣợn cớ không để cho giặc có chỗ để dựng đồn, đội Quân phá hủy, mang rơm rạ xếp ghế nhà thờ rồi đốt cháy chỉ còn lại 4 bức tƣờng . Năm 1953, Cha già Trần Ngọc Liễn xây dựng lại đến tháng 4 năm 1954 khánh thành và đƣợc Đức Tổng Trịnh Nhƣ Khuê về kinh lƣợc và làm phép. Khi họ đốt có thầy Lê Trung Thịnh chƣa ra đi tản cƣ biết chứ không phải giặc đốt. Năm 1952 thầy đƣợc truyền chức cùng đức cha Căn và cha thịnh do Cha già Liễn linh hƣớng.

Còn Cha phó Phê rô Ngyễn Văn Tƣ ở nhà thờ Đức Diễn, coi sóc các nhà thờ Đình Quán và Phúc Lý. Cha mất ngày 3/9/1969.

Hiện nay nhà thờ Cổ Nhuế do cha Giuse Nguyễn Văn Hy làm chính xứ. Số ngƣời dân gốc của giáo xứ thì có ít nhƣng lƣợng ngƣời nhập cƣ thì gấp nhiều lần (nếu đi các lễ chủ nhật, ví dụ lúc 18h00 chủ nhật thì sẽ rất rõ). Mỗi

31

năm nhà thờ Cổ Nhuế tổ chức 2 đến 3 lớp giáo lý hôn nhân, có một lớp hiện tại đang học khoảng 110 ngƣời hiện nay các lớp học do thầy va cha xứ giảng dạy. (PVS 10, nam 48 tuổi, Cha xứ).

Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM HÔN NHÂN CỦA CÁC GIA ĐÌNH THIÊN CHÚA GIÁO Ở GIÁO XỨ CỔ NHUẾ, TỪ LIÊM, HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Tính bền vững trong hôn nhân của các gia đình Thiên Chúa giáo tại Hà Nội hiện nay (nghiên cứu trường hợp Giáo xứ Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội (Trang 29)