4.1 Giải pháp
Trong khoảng thời gian từ năm 2009 cho đến năm 2012, tình hình kinh tế thế giới cũng như Việt Nam có nhiều biến động.Cũng như nhiều doanh nghiệp khác trong nước, những năm qua, công ty CDK liên tục đối mặt với không ít khó khăn do suy giảm kinh tế. Do đó, các cấp lãnh đạo của công ty đã đề ra khá nhiều giải pháp như tăng doanh thu hay giảm chi phí kinh doanh mang tính thực tiễn và khoa học cao. Sau đây là một số giải pháp mang tính khả thi và hữu ích đối với công ty CDK :
Trước tiên là giải pháp giảm chi phí cho công ty:
Đầu tiên là phải thành lập một phòng ban hay một bộ phận do Ban giám đốc đứng ra tham gia, quản lý để nghiên cứu cơ chế, chính sách, ưu đãi của Nhà nước về tình hình thuế quan, lệ phí, giấy phép cho sản phẩm. Bên cạnh đó cũng cần tìm hiểu thêm tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của công ty tại địa phương- nơi đặt trụ sở công ty, để có những tính toán phù hợp. Xây dựng chính sách kinh doanh phù hợp để thuế đóng góp cho ngân sách là hợp lý, tiết kiệm được phần nào chi phí phát sinh
Xây dựng một hệ thống định mức tối ưu và khoa nhằm dựa vào đó công ty có thể tính toán các mốc chi phí tối đa cho tiêu hao nhiên liệu cũng như chi phí điện, nước, điện thoại, lương nhân viên… ở tất cả các khâu, các phòng ban trong công ty để có những tính toán về chi phí hợp lý nhất, tránh trường hợp sử dụng quá lãng phí. Phải nâng cao ý thức cũng như tinh thần trách nhiệm, tiết kiệm trong toàn thể nhân viên công ty. Theo dõi chặt chẽ cũng như phải có chế tài xử lý các trường hợp vi phạm.
Tăng tốc độ luân chuyển hàng hóa, tăng cường quảng bá sản phẩm để người tiêu dùng hiểu rõ hàng hóa. Giảm thời gian tìm hiểu sản phẩm của khách hàng, làm giảm đi thời gian hàng hóa ứ đọng trên thị trường. Qua đó, giảm thời gian lưu thông hàng hóa xuống. Thời gian luân chuyển vốn được giảm đi. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, các công cụ quảng cáo sản phẩm nở rộ, nhiều phương tiện thông tin đại chúng như báo in, báo tiếng, báo hình, internet được doanh nghiệp ứng dụng để giảm thời gian lưu thông hàng hóa. Điều đó có ý nghĩa vô cùng lớn đối với việc giảm
thời gian chu chuyển vốn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.
Khuyến khích nâng cao hiệu quả kinh doanh. Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện trên 3 lĩnh vực sau:
Đối với doanh nghiệp
Muốn tham gia cạnh tranh và thắng thế trong cạnh tranh, doanh nghiệp phải trả lời được các câu hỏi: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? Muốn trả lời được những câu hỏi này doanh nghiệp phải tiến hành hết sức thận trọng, có sự tính toán kỹ lưỡng và chắc chắn vì hầu hết các nguồn lực của doanh nghiệp, của xã hội là có hạn, mà nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ ngày càng tăng, chất lượng sản phẩm hàng hóa dịch vụ ngày càng cao.
Đối với người lao động
Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh sẽ có sự tác động trực tiếp tới đời sống của họ, nếu như doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả cao, tạo công ăn việc làm, cuộc sống được nâng lên nhờ tăng lương, các khoản thưởng, chế độ xã hội, ngược lại nếu như các doanh nghiệp làm ăn không có hiệu quả sẽ có nhiều người lao động bị thất nghiệp, lương thấp ảnh hưởng tới đời sống của họ.
Đối với Nhà nước
Doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả tạo ra nguồn thu cho ngân sách thông qua thuế, làm giảm gánh nặng cho xã hội do tạo ra công ăn việc làm cho người lao động Vì đa phần các sản phẩm của công ty là nhập khẩu từ nước nước ngoài nên khâu gọi thầu, thu mua hàng hóa cũng như tạo các mối quan hệ làm ăn uy tín cũng rất quan trọng và có ảnh hưỡng trực tiếp tới phần nào chi phí của công ty.
Ngoài ra còn có một số chi phí liên quan như: vận tải, kho bãi, bảo quản hàng hóa, lãi suất, tiếp thị… cần có thời gian nghiên cứu và tính toán kĩ lưỡng, tránh trường hợp làm quá vội vàng mà không có những xem xét, tính toán kĩ lưỡng gây thất thoát cho công ty
Chi phí là chỉ tiêu kết quả cho hoạt động kinh doanh của công ty, giảm chi phí đồng nghĩa với việc tăng doanh thu, lợi nhuận. Tùy vào tình hình hoạt động của công ty cũng như năng lực của ban lãnh đạo mà có những giải pháp riêng cho từng công ty.
4.2 Kiến nghị
Trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường, cùng với sự cạnh tranh khốc liệt, mục tiêu hàng đầu cũng là điều kiện- tồn tại của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đó là sinh lợi. Để thực hiện mục tiêu đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng vận động, phát triển, đổi mới phương thức quản lý, cách thức sản xuất phù hợp đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.Năm 2013 sắp tới cũng là một năm đầy khó khăn và thử thách.
Chủ động xây dựng kế hoạch, chiến lược sản xuất kinh doanh, nghiên cứu áp dụng công nghệ, đổi mới trang thiết bị, tăng năng suất lao động và nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Chấp hành đúng pháp luật, đề cao văn hoá trong kinh doanh. Có kế hoạch đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý doanh nghiệp, nâng cao nhận thức về xu thế hội nhập và cạnh tranh quốc tế, chủ động liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để mở rộng sản xuất, kinh doanh, năng lực cạnh tranh.
Các hỗ trợ của Nhà nước chỉ là những hành lang pháp lý, nguồn vốn gián tiếp, mang tính hướng dẫn nhiều hơn do đó công ty cần phát huy hết nỗi lức, tiềm năng, chủ động trong mọi tình huống, có tính toán và lường trước được những vấn đề mà công ty có thể gặp phải.
Chấp hành pháp luật và cam kết: Trong mọi trường hợp, công ty cần tránh vi phạm pháp luật, vi phạm các cam kết để hình ảnh, thương hiệu của mình có uy tín trong cạnh trạnh và hội nhập kinh tế quốc tế.Những thiệt hại do vi phạm pháp luật, thất tín với khách hàng lớn và người tiêu dùng không những tổn thất về kinh tế (do xử phạt) mà đây là cái cớ để các doanh nghiệp cạnh tranh loại ra khỏi thị trường.
Cần có những chính sách, đãi ngộ đối với nhân viên của công ty vì nhân viên là nền tảng để công ty hoạt động và phát triển. Có được một nền tảng tốt cũng góp một phần nào sức mạnh cho công ty.
KẾT LUẬN
Từ nghiên cứu cho đến số liệu ta có thể thấy được rằng “ Thành lập công ty là một vấn đề khó tuy nhiên làm thế nào để công ty kinh doanh có hiệu quả lại là một vấn đề khó khăn hơn rất nhiều lần”. Dựa vào những số liệu vừa phân tích ở trên, có thể thấy được rằng công ty CDK đang hoạt động khá ổn định và có lợi nhuận, tuy còn có nhiều biến động nhưng cách quản lý của ban lãnh đạo công ty CDK đã thực hiện đúng cách tiêu chí và mục tiêu trong kinh doanh. Thiết nghĩ đây là những con số đáng mơ ước của rất nhiều công ty khác, các công ty đó nên học hỏi từ ban lãnh đạo công ty CDK. Một điều quan trọng không kém là đội ngũ nhân viên đang làm việc ở đây có trình độ cũng như kinh nghiệm cao, điều đó cũng được xem như là một nút thắt quan trọng giúp công ty có thể tồn tại và phát triển. Bên cạnh đó nhóm chúng tôi cũng đã học hỏi được rất nhiều từ những thông tin mà công ty CDK đưa ra nghiên cứu, với tư cách là một sinh viên thì việc tìm hiểu số liệu thực tế của công ty là vô cùng khó khăn và điều đặc biệt nhất là ban lãnh đạo công ty CDK cũng như cô Trúc Lan đã rất nhiệt tình chỉ bảo và giải thích cho chúng tôi rất nhiều điều mới mẻ - Một lần nữa nhóm chúng tôi xin chân thành cản ơn Công ty CDK cũng như cô Trúc Lan rất nhiều.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
• GSTS Võ Thanh Thu, ThS Ngô Thị Hải Xuân 2010, kinh tế và phân tích hoạt
động kinh doanh thương mại, NXB tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. • http://vinabook.com
• http://tailieu.vn
• http://timtailieu.vn/tai-lieu/de-tai-phan-tich-hieu-qua-hoat-dong-kinh-doanh- tai-cong-ty-tnhh-thuc-pham-rau-qua-can-tho-4930
PHỤ LỤC
• Bộ chứng từ nhập khẩu:
1. Tờ khai Hải quan điện tử
2. Phiếu ghi kết quả kiểm tra hàng hóa 3. Phiếu ghi kết quả kiểm tra chứng từ giấy 4. Bill of lading
5. Commercial invoice 6. Packing list
7. Sale and purchase contract
8. Specifications of equipment are as followings