Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh bán hàng nội địa tại công ty tnhh tm kt cao duy khải (Trang 27)

3 Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty

3.4 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty

3.4.1 Đánh giá chung về tình hình doanh thu

BẢNG 4:Doanh thu theo thành phần của công ty qua 3 năm

Chỉ tiêu Chênh lệch2010 so với 2009 2011 so voi 2010

Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) DTT bán hàng và cung cấp DV 37,199,722,359 11.25 63,272,594,429 17.2 DT từ hoạt động tài chính 1,202,483,910 95.85 (811,229,61 1) -33.02 Doanh thu khác - - 5,542,78 9 19.49 Tổng doanh thu 38,430,651,727 11.58 62,466,907,607 16.87 Nguồn: kế toán

Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy tổng doanh thu của công ty tăng qua các năm 2010 tang 38,430,651,727 triệu đồng so với 2009 và tăng 62,466,907,607 triệu đồng vào năm 2011. Cụ thể

Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng với mức tuyệt đối 11.25% trong năm 2010 và 17.2% trong năm 2011. Doanh thu tăng năm 2011 là nhờ vào công tác xúc tiến chương trình bán hàng của công ty và chương ưu đãi cho khách hàng.

Năm 2010 doanh thu hoạt động tài chính tăng với mức tuyệt đối là 1,202,483,910 triệu đồng, nhưng ngay năm sau 2011 thì doanh thu này giảm xuống mức tuyệt đối 811,229,611 triệu đồng tương ứng với (-33.02%). Vì doanh thu từ hoạt động tài chính không lớn nên nó cũng ảnh hưởng không nhiều đến tổng doanh thu của công ty.

Nhìn chung thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ góp phần chủ yếu vào sự tăng trưởng tổng doanh thu của công ty. Do ngành công nghiệp nặng trong nước đang phát triển mạnh mẽ vì vậy mà hầu như sản xuất và xây dụng bằng máy móc thiết bị, chính vì vậy mà hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng có hiệu quả hơn.

3.4.2 Phân tích tình hình biến động chi phí

BẢNG 5: Biến động chi phí qua 3 năm

Khoản mục chi phí Chênh lệch2010 so với 2009 2011 so với 2010

Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá vốn hàng bán 24,324,485,120 8.95 49,641,028,969 16.76 Chi phí bán hàng 2,693,086, 839 14.29 3,896,1 08,250 18.09 chi phí tài chính 2,040,000,000 -37.78 60,000,000 1.79

Chi phí quản lý doanh

nghiệp 1,178,760,182 8.91 3,702,405,520 25.7

Chi phí khác (26,608,251) (50.92) (8,775,044) (34.22)

Tổng chi phí 26,129,723,890 8.45 57,290,767,695 17.08

Nguồn: phòng kế tóan Nhìn vào bảng số liệu ta thấy được giá vốn hàng bán tăng 8.95% vào năm 2010 và tiếp tục tăng lên 16.76% vào năm 2011. Giá vốn hàng bán chiếm 88% tỷ trọng trong tổng chi phí, chính vì vậy sự ảnh hưởng của nó đến doanh thu rất lớn. Như vậy từ 2009 đến 2010 giá vốn hàng bán tăng 24,324,485,120 triệu đồng và tăng 49,641,028,969 triệu đồng trong năm 2011. Tăng chủ yếu do công ty nhập khẩu máy móc thiết bị từ nước ngoài, chi phí trong năm 2011 tăng cao, các yếu tố đầu vào cao nên công ty buộc phải bán với giá vốn khá cao so với năm trước. Để hoạt động kinh doanh sinh lợi nhiều hơn cần giảm giá vốn hàng bán thấp hơn bằng các biện pháp khắc phục. Ngoài ra, chúng ta cũng nhận thấy công ty đã dành 1 khoản tiền rất lớn cho chi phí quản lý doanh nghiệp, điều này cũng nên được xem xét và cắt giảm.

3.4.3 Phân tích lợi nhuận của công ty

BẢNG 6: Tình hình lợi nhuận của công ty qua các năm

2010 so voi 2009 2011 so voi 2010

Giá trị Tỷ lệ(%) Giá trị Tỷ lệ(%)

Lợi nhuận từ hoạt

động kinh doanh 9,003,390,218 33.62 6,033,051,690 16.86

Lợi nhuận khác 55,044,709 (105) 14,326,883 513.4

Tổng lợi nhuận 9,058,434,927 33.89 6,047,378,523 16.9

Nguồn: phòng kế toán

Qua số liệu ta thấy được tổng lợi nhuận năm 2010 tăng 33.89% so với năm 2009. Tốc độ tăng trưởng này dần chậm lại vào năm 2011 chỉ còn 16.9 % so với năm 2010. Điều này cho thấy rằng mức lợi nhuận tăng nhưng đang giảm dần so với tốc độ tăng của năm trước đó. Chúng ta cần tìm hiểu rỏ nguyên nhân của sự tăng trưởng chậm này để tìm giải pháp thúc đẩy sự tăng trưởng đi lên của lợi nhuận.

Sự tăng trưởng của tổng lợi nhuận là nhờ vào tốc độ tăng của lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là chủ yếu, nó chiếm 100% trong tỷ trọng của tổng lợi nhuận công ty thu được. Vào năm 2010 tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp nặng phát triển ổn định nên nguồn bán hàng lớn. Nhưng sau đó thì do các khoản chi phí tăng cao nên mức lợi nhuận thu được so với 2010 thì giảm xuống chỉ còn 6,047,378,523 triệu đồng.

Nhưng nhìn chung thì qua 3 năm hoạt động kinh doanh công khá tốt. Với sự tăng lợi nhuận qua các năm tuy không nhiều, nhưng vẫn sinh lời. Điều này chứng tỏ công ty đã tạo dựng được mối quan hệ thân thiết với các khách hàng cũng như sự uy tín cho hình ảnh công ty để luôn có mức lợi nhuận từ việc bán và cho thuê dịch vụ đến khách hàng. Công ty cần phát huy hơn nữa việc đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về kĩ thuật, công nghệ của máy móc thiêt bị nắm bắt nhu cầu của khách hàng.

3.4.4 Phân tích các chỉ tiêu sinh lời của công ty

Lợi nhuận là một chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình hoạt độnh kinh doanh của công ty. Khi công ty đạt mức lợi nhuận cao chứng tỏ công ty đang

hoạt động kinh doanh hiệu quả. Tuy nhiên để có một mức độ đánh giá với độ chính xác cao hơn và sát thực hơn thì cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ so sánh với tổng doanh thu, tổng tài sản, vốn chủ sở hữu bỏ ra.

BẢNG 7: Chỉ tiêu khả năng sinh lời qua 3 năm của công ty

Đơn vị: %

Chỉ tiêu Năm

2009 2010 2011

Chi phí/doanh thu

thuần 91.92 90.28 90.3

LN /doanh thu thuần 5.12 7.11 6.97

LN/vốn chủ sở hữu 56.47 87.22 100

Nguồn: phòng kế toán Chi phí trên doanh thu thuần là chỉ tiêu phản ánh số chi phí doanh nghiệp phải chi ra để có 1 đồng (hoặc 1.000đ) doanh thu thuần. Như bản số liệu đã thể hiện thì tỷ lệ này đang có chiều hướng giảm dần không đáng kể qua các năm. Tuy nhiên như chúng ta nhận thấy được tỷ lệ này rất gần đến 1 hay (100%), điều này có nghĩa là trên 1 đồng doanh thu thì chi phí chiếm đến 0.92 đồng, điều này đã tạo ra hoạt động kinh doanh không hiệu quả. Mức doanh thu qua các năm tăng nhưng khi tính ra lợi nhuận thì không tăng nhanh vì mức chi phí hàng hóa, dịch vụ quá cao. Khi đã tìm hiểu được nhân tố tác động đến việc hiệu quả kinh doanh thấp 1 phần cũng do chi phí, thì từ phân tích trên chúng tôi sẽ đi sâu hơn để đưa ra các giải pháp khắc phục.

Lợi nhuận trên doanh thu thuần là chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng (hoặc 1.000 đ) doanh thu thuần của doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.Từ kết quả phân tích công ty sẽ đánh giá đựơc hiệu quả kinh doanh hiện tại của công ty mình. Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu thuần có sự biến động qua 3 năm. Năm 2009 thì tỷ lệ này là 5.12% đồng nghĩa với 1 đồng doanh thu mà công ty tạo ra được có 0.05 đồng lợi nhuận đến năm 2010 thì 1 đồng doanh thu có 0.07 đồng lợi nhuận và có 0.06 đồng lợi nhuận trong năm 2011. Sau khi phân tích chúng tôi nhận thấy, nếu tỷ lệ này càng tiến

đến 1 thì lợi nhuận thu được càng cao, hiệu quả kinh doanh của công ty tốt, nhưng tỷ lệ này của công ty không cao, công ty cần xem lại hoạt động kinh doanh để tạo ra được lợi nhuận cao hơn từ các giải pháp mới tốt hơn. Năm 2010 là năm mà công ty có mức lợi nhuận trên 1 đồng doanh thu thấp nhất, do có quá nhiều khoản chi phối trong doanh thu như các chi phí bao gồm cả chi phí tài chính.

Cuối cùng, chỉ tiêu phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu của công ty khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ sẽ tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận. Chỉ tiêu này là lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Công ty đạt lợi nhuận cao và hoạt động kinh doanh hiệu quả khi tỷ số này càng lớn, càng tiến dần đến. Năm 2009 tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của công ty đạt 56.47%, 87.22% năm 2010 và 100% trong năm 2011. Sau khi phân tích chúng tôi nhận thấy khả năng sinh lợi vốn chủ sở hữu của công ty đạt hiệu quả rất cao, tăng dần qua các năm và đến 2011 thì tỷ lệ đạt 100% có nghĩa là 1 đồng vốn chủ sở hữu của công ty bỏ ra thì thu lại được 1 đồng lợi nhuận. Điều này phản ánh việc sử dụng vốn của công ty rất tốt và đạt hiệu quả cao cho việc xoay vốn kinh doanh. Từ tỷ lệ này cũng phẩn ánh được khả năng cạnh tranh rất cao so với các đối thủ của công ty.

Tóm lại, hoạt động kinh doanh của công ty có tốc độ tăng trưởng doanh thu tuy không cao nhưng đều tạo ra được lợi nhuận tăng qua các năm. Tuy nhiên cần xem xét lại các nguyên nhân dẫn đến giảm tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận. Xác định được các nhân tố tác động đến sự sụt giảm này từ đó đưa ra các biện pháp để đẩy mạnh kinh doanh đạt hiệu quả hơn với mục tiêu là đạt lợi nhuận cao hơn, có hiệu quả hơn trong kết quả kinh doanh.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh bán hàng nội địa tại công ty tnhh tm kt cao duy khải (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w