Tính bền vững

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG (Trang 29 - 32)

II. Đánh giá dựa trên các tiêu chí cụ thể

4. Tính bền vững

Một số địa phương, dự án ổn định và phát triển sản xuất chưa được thực hiện đồng bộ với các dự án khác. Tình trạng các hộ cư trú phân tán trên diện rộng ở các xã vùng cao, vùng sâu, vùng biên giới của các tỉnh miền núi, trung du còn khá phổ biến. Hiện tượng di dân tự do còn diễn ra phức tạp. Nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ, không có đất hoặc thiếu đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt, giống cây trồng, vật nuôi, thiếu điều kiện cơ bản để phát triển đời sống và sản xuất, diện hộ đói nghèo ở một số xã đặc biệt khó khăn còn rất cao, tình trạng tái nghèo vẫn luôn đe dọa. Một số nơi vẫn còn hiện tượng tái trồng cây thuốc phiện, công tác xóa đói, giảm nghèo ở nhiều xã chưa thật sự bền vững. Tại các địa phương, việc khai thác hiệu quả công trình còn ở mức thấp, công tác bảo dưỡng, sửa chữa chưa được quan tâm đúng mức, chưa kịp thời sửa chữa những công trình xuống cấp, hư hỏng.

Tín dụng

Khoảng một nửa số người trả lời phiếu hỏi điều tra nói rằng đã có lợi từ việc được tiếp cận tới tín dụng mặc dù quy mô món vay nhỏ, thời gian đáo hạn ngắn và thiếu các dịch vụ hỗ trợ vẫn còn là những lý do chủ yếu dẫn tới việc chưa có tác động đáng kể theo chiều hướng tích cực.

Y tế

Trong khi việc miễn giảm viện phí đã không làm tăng tiếp cận tới các cơ cơ sở y tế, thì số tiền tiết kiệm được là rất quan trọng đối với các hộ nghèo. Nhưng gần đến một phần tư số người trả lời phiếu hỏi điều tra cho biết đã không được tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế khi họ cần vì các thủ tục quá phức tạp và việc cấp thẻ y tế chậm.

Miễn giảm học phí

Việc miễn giảm học phí có tác động làm tăng tỷ lệ theo học của con em các hộ nghèo. 12% số hộ nghèo sẽ không cho con em nhập học nếu không được miễn giảm học phí. Nhưng 20% số hộ đã trả lời rằng có các khó khăn vì các thủ tục còn nhiều phức tạp và thiếu thông tin về chương trình.

Khuyến nông, lâm ngư

Mặc dù có nhiều người trả lời cho là các dịch vụ khuyến nông lâm ngư có tác động tích cực lên hoạt động sản xuất nhưng điều này không hoàn toàn phù hợp với các bằng

chứng khác. Cũng theo người trả lời thì họ còn phải đối mặt với nhiều vấn đề do thiếu tập huấn, thiếu cán bộ, công nghệ không phù hợp, và thiếu tiếp cận tới thị trường.

Định canh định cư

Gần ba phần tư số người trả lời cho là hoạt động định canh định cư không có tác động đáng kể lên chất lượng cuộc sống của họ. Các lý do chính là: thiếu hạ tầng cơ sở đủ chất lượng, chất lượng đất kém và thiếu tham vấn về thiết kế chương trình.

Phần lớn người trả lời xếp tác động của các công trình dự án cơ sở hạ tầng là rất tích cực. Các vấn đề tồn tại được nêu ra ở đây có liên quan đến chất lượng công trình kém và công tác duy tu bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng còn kém.

Ví dụ về tính khôngbền vững của chương trình 135 của tỉnh Nghệ An:

Điều đáng nói là kết quả giảm nghèo của tỉnh ta chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo cao, thể hiện ở con số: 20.000 hộ tái nghèo trong năm 2007 (theo kết quả rà soát hộ nghèo) là một minh chứng. Để đưa tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm còn 17% cuối năm 2008, đặc biệt là hạn chế được tình trạng tái nghèo, ngoài việc đầu tư, hỗ trợ của cấp trên, chính quyền cấp cơ sở và nhất là mỗi một hộ nghèo cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm về xoá nghèo, khắc phục tình trạng trông chờ ỷ lại vào nguồn hỗ trợ của nhà nước. Chừng nào vẫn còn số xã, số hộ có tư tưởng không muốn ra khỏi danh sách xã nghèo, hộ nghèo thì chừng đó công tác giảm nghèo sẽ còn gặp khó khăn, cản trở. Và, có thể khẳng định, chương trình xóa nghèo bền vững chỉ có thể thực hiện thành công, khi chúng ta thực hiện đồng bộ từ sự quan tâm đầu tư của nhà nước, gắn với ý chí, nghị lực và niềm tin thoát nghèo của hộ nghèo, xã nghèo.

KẾT LUẬN

Đánh giá chung, sau 7 năm thực hiện (1999 - 2005), Chương trình 135 đã đạt được mục tiêu quan trọng trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội, bộ mặt nông thôn miền núi đã thay đổi căn bản, đặc biệt là hệ thống cơ sở hạ tầng đã được cải thiện rõ rệt, bước đầu đáp ứng yêu cầu phục vụ đời sống và thúc đẩy nền kinh tế nhiều thành phần từng bước phát triển, khoảng cách đói nghèo đã được thu hẹp giữa các vùng; trình độ dân trí đã được nâng lên… hàng trăm xã đã thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn và đang trên đà phát triển. Chương trình đã thực hiện tốt nguyên tắc dân chủ công khai, phát huy quyền tham gia của người dân trong giám sát chương trình; các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể đặc biệt quan tâm chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt, nên chương trình ít bị thất thoát, ít tiêu cực nhất. Chương trình đã đầu tư đúng mục tiêu, đúng đối tượng trên địa bàn khó khăn nhất của cả nước, là chương trình hợp lòng dân, được nhân dân cả nước đồng tình ủng hộ, đồng bào các dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn thấy rõ trách nhiệm, nhiệt tình tham gia xây dựng các công trình để vươn lên tự thoát nghèo. Quá trình thực hiện chương trình đã nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ cơ sở về trình độ quản lí Nhà nước, quản lí xã hội và xoá đói giảm nghèo. Chương trình có ý nghĩa to lớn về kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh quốc phòng, với tính nhân văn sâu sắc, phát huy được bản chất tốt đẹp của dân tộc, góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước một cách bền vững. Chương trình thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào dân tộc, miền núi, biên giới, vù ng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng.

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...1

CƠ SỞ LÝ LUẬN...2

1.Các khái niệm chung...2

2. Các hình thức tham gia...2

3. Tác dụng của sự tham gia...2

ĐÁNH GIÁ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG ...4

I. Đánh giá chung về chương trình 135...4

II. Đánh giá dựa trên các tiêu chí cụ thể...4

1. Tính công khai, minh bạch ...4

1.1. Khái niệm công khai, minh bạch:...4

1.2 Nội dung đánh giá...5

Cán bộ theo dõi...14

1.3 Giải pháp ...17

2. Tính công bằng...19

3. Tính hiệu quả...23

3.1 Giai đoạn I( 1998-2005)...23

3.2 Giai đoạn II( 2006-2010)...25

3.3 Đại diện 1 số vùng:...26

4. Tính bền vững...29

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w