Đại diện 1 số vùng:

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG (Trang 26 - 29)

II. Đánh giá dựa trên các tiêu chí cụ thể

3.3Đại diện 1 số vùng:

3. Tính hiệu quả

3.3Đại diện 1 số vùng:

Huyện Triệu Phong (Quảng Trị): Vụ mùa vừa qua, bình quân mỗi hộ thu được trên 2 tấn ngô lai. Hiện tại toàn xã có 1000 con trâu bò. Cuộc sống khá lên nên 100% số hộ dân ở Cường Lợi có đài, 90% có ti vi, trên 80% có xe máy. Nếu như năm 2001, bình quân thu nhập chỉ đạt 1,9 triệu đồng/người/năm; thì năm 2007 đã tăng lên 3,9 triệu đồng/người.

Huyện Sơn Động (Bắc Giang): thôn Khả, nơi có 100% số hộ dân tham gia trồng rừng, trò chuyện với chúng tôi, ông Nguyễn Trọng Toàn cho biết: “Năm 1996, gia đình tôi trồng 6ha keo theo dự án Việt - Đức. Năm 2008 khai thác, thu về 270 triệu đồng”. Còn ông Chu Hồng Cường xuýt xoa: “Trước đây, xã vận động trồng cây gây rừng nhưng do nhận thức còn hạn chế nên tôi chỉ trồng số lượng ít. Bây giờ mới thấy dại quá, nếu tôi trồng nhiều thì bây giờ giàu to”. Thăm gia đình chị Vi Thị Hạ, người Tày, một trong những hộ nghèo vừa được Nhà nước hỗ trợ xoá nhà tạm, chị tâm sự: “Trước đây, gia đình tôi rất khó khăn nên phải nhờ Nhà nước và bà con trong thôn mới có chỗ ở. Tuy vậy, mấy năm trước tôi cũng tham gia trồng keo, đến nay đã cho thu hoạch. Vừa rồi tôi bán được 120 triệu đồng. Với số tiền này, gia đình tôi không chỉ thoát nghèo mà còn sắm được một số vật dụng phục vụ cuộc sống và sản xuất. Hiện, tôi tiếp tục mua cây keo giống để trồng.”

Chủ tịch UBND xã Nguyễn Hoàng Tiến cho biết, toàn xã có trên 1.000ha đất đồi rừng. Vì vậy, Đảng uỷ xã xác định trồng rừng kinh tế là một trong 3 chương trình kinh tế trọng điểm. Theo đó, chính quyền xã chỉ đạo các thôn, bản tích cực vận động nhân dân trồng rừng. Nhờ vậy, đến nay, 100% hộ dân trong xã đều tham gia trồng keo, bạch đàn, gia đình ít nhất cũng có 1ha cây lâm nghiệp. Toàn xã hiện có gần 800ha rừng trồng.

Không chỉ chú trọng trồng rừng, xã còn quan tâm quy hoạch đồi cỏ để phát triển chăn nuôi gia súc. Từ định hướng này, nhiều gia đình đã nuôi trâu, bò, dê với số lượng hàng chục con, điển hình như anh Đặng Thắng Tú, Đặng Văn Học (người Dao); Hoàng Văn Thế (người Tày)... Đến nay, đàn trâu, bò của xã có gần 1.000 con, không chỉ bảo đảm sức kéo, phục vụ sản xuất nông nghiệp mà còn cung cấp thực phẩm cho thị trường.

Huyện Bắc Hà (Lào Cai): Trước đây, Hoàng Thu Phố được mệnh danh là vùng đất khó bởi có tới 3 tháng bị sương mù dày đặc bao phủ. Cho đến tháng ba, khi những tia nắng ấm áp bắt đầu xuất hiện, người dân mới bắt tay vào sản xuất vụ xuân. Do trình độ canh tác lạc hậu nên một thời gian dài người Mông nơi đây phải sống trong nghèo đói.

Từ khi nhận được sự đầu tư của Chương trình 135 và nhiều dự án khác, Hoàng Thu Phố đã có nhiều đổi thay. Đường về trung tâm xã đã được trải nhựa, thuận tiện cho việc vận chuyển giống, phân bón và lưu thông hàng hóa.Trường học, trạm y tế được xây mới khang trang, sạch đẹp. Các công trình thủy lợi được xây dựng, giúp bà con chủ động tưới tiêu. Đây cũng là tiền đề để xã thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Trao đổi với chúng tôi, Bí thư Đảng ủy xã Giàng Seo Phù cho biết: Để xoá đói giảm nghèo bền vững, trước hết phải đảm bảo an ninh lương thực. Một trong những biện pháp được xã áp dụng là tích cực khai hoang ruộng nước, đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi, thực hiện luân canh tăng vụ. Xây dựng mô hình điểm về các giống ngô, lúa, đậu tương mới. Đến nay, xã đã có 150ha lúa nước, 330ha ngô. Nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, năng suất lúa tăng từ 20 tạ/ha (năm 2001) lên 35 tạ/ha năm 2007; năng suất ngô từ 25 tạ/ha lên 42 tạ/ha. Ngoài ra, xã còn vận động nhân dân mở rộng diện tích đậu tương xuân, đậu tương hè thu và trồng lạc trên diện tích lúa, ngô đã thu hoạch. Năm 2007, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt hơn 135 tấn, bình quân lương thực đạt 540 kg/người/năm.

Có nguồn lương thực ổn định, xã xây dựng định hướng phát triển chăn nuôi và trồng rừng kinh tế, rừng phòng hộ. Nhiều hộ dân đã nhận trồng, chăm sóc và bảo vệ từ 5 đến 15ha như gia đình ông Vàng A Hầu, chị Sùng Thị Dín... góp phần nâng tổng diện tích rừng toàn xã lên 500ha.

Kinh tế phát triển, đời sống tinh thần của nhân dân được nâng cao hơn. Hầu hết các gia đình đều có radio; 60% số hộ có ti vi; 58% hộ có xe gắn máy. Các giá trị văn truyền thống tốt đẹp của dân tộc được duy trì và phát triển, hủ tục lạc hậu bị bài trừ, bà con luôn đoàn kết, giúp đỡ nhau phát triển sản xuất

Huyện Đông Giang (Quảng Nam): Từ năm 1999 trở về trước, hầu hết các xã vùng cao của Đông Giang tồn tại "3 không": không đường, không điện, không thông tin liên lạc. Đường giao thông từ trung tâm huyện về các xã chỉ đi được trong mùa khô, mùa mưa luôn bị tắc do sạt lở. Chính vì vậy, từ khi được tiếp nhận Chương trình 135, huyện ưu tiên đầu tư phát triển giao thông về các xã vùng cao.

Sau gần 8 năm (1999 -2007) thực hiện Chương trình 15, Đông Giang đã hoàn thiện hệ thống giao thông về các xã vùng cao trên địa bàn như: A Xanh, A Sờ, Tà Lu, Za Hung... Sau đường đi, huyện đầu tư xây dựng kiên cố 0 phòng học ở các thôn bản, công trình thủy lợi và hàng chục trạm y tế, nhà văn hóa và đường dây đưa điện lưới về các xã. Đồng thời với xây dựng kết cấu hạ tầng, nhiều xã đã chủ động xây dựng mô hình sản xuất hiệu quả, phù hợp và vận động nhân dân làm theo. Nổi bật là các mô hình nông -lâm kết hợp, làm kinh tế VAC và thâm canh lúa nước theo bậc thang. Nhờ đó, đồng bào Cơ Tu đã từng bước từ bỏ tình trạng du canh du cư, phá rừng làm rẫy, tập trung lập làng ổn định, phát triển diện tích lúa nước. Đến nay, toàn huyện đã khai hoang được 20ha lúa nước, sản lượng lương thực trung bình đạt 4.000 tấn/năm. Mô hình kinh tế trang trại vườn rừng ở các xã Ba, Sông Kôn, Mà Cooi, Jơ Ngây... phát triển mạnh, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tỷ lệ hộ đói nghèo trên địa bàn huyện đã giảm, chỉ còn 7%, không còn hộ đói.

Ông Đỗ Tài, Phó chủ tịch BND huyện cho biết, 5 năm trở lại đây, Đông Giang tập trung mọi nguồn lực để tạo bước đột phá trên lĩnh vực trồng trọt, trong đó ưu tiên đầu tư mạnh khâu thủy lợi, giống, kỹ thuật và bố trí lại cơ cấu mùa vụ để nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng.

Với những mô hình kinh tế mới và sự trợ giúp của Chương trình 135, Đông Giang đã thực sự chuyển mình.

KL: nói chung là giai đoạn II chương trình 135 đem lại hiệu quả cho đúng đối tượng hơn.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG (Trang 26 - 29)