CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG MA TUÝ
3.2.1. Các chế định pháp luật về đấu tranh phòng chống ma tuý.
Con người là tổng hòa các mối quan hệ về xã hội. Trong các quan hệ đó, con nười có các quyền và nghĩa vụ. Pháp luật bảo đãm cho mỗi người thực hiện quyền của mình nhưng đồng thời cũng đòi hỏi họ phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Pháp luật có những biện pháp bắt buộc họ phải làm tròn những nghĩa vụ ấy, khi họ không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình thì tùy theo tính chất và mức độ nặng nhẹ của hành vi mà pháp luật cũng sẽ có những hình thức chế tài tương xứng.
Tổng hợp những biện pháp chế tài, Nhà nước đã quy định thành những điều luật, theo đó nếu chúng ta không thực hiện hoặc thực hiện những hành vi sai lệch đã được pháp luật quy định thì sẽ bị áp dụng các chế tài.
Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm của những người đã hoặc không thực hiện những hành vi mà Bộ Luật Hình Sự quy định. Theo đó họ phải chịu những biện pháp cưởng chế nhất định của nhà nước trong đó Tòa án là cơ quan được trao quyền.
Tăng cường trách nhiệm hình sự là tăng cường khả năng, mức độ, tính nghiêm khắc đối với các hành vi nguy hiểm cho xã hội đã được Bộ Luật Hình Sự quy định hoặc phân hóa tội phạm và hình sự hóa các hành vi mà chúng ta thấy cần phải trừng trị nghiêm khắc.
Tội phạm hóa là việc quy định tội cho một hành vi nhất định. Hình sự hóa là sự xác định loại, khung hình phạt, điều kiện quyết định đối với một loại tội phạm .hình phạt chỉ quy định đối với hành vi nguy hiễm cho xã hội khi nó được coi là tội phạm, cho nên ta có thể hiểu rằng hình sự hóa là một quá trình của tội phạm hóa. Về cơ bản thì cả 2 quá trình trên về cơ bản là giống nhau. Đó là tính chất và mức độ nguy hiễm cho xã hội của hành vi, mức độ phổ biến của hành vi và ý thức pháp luật của nhân dân đối với hành vi đó. Tính chất nguy hiễm cho xã hội của hành vi là yếu tố cơ bản nhất, chủ yếu nhất của việc tội phạm hóa. Một hành vi tuy có đủ các yếu tố cấu thành của tội phạm nhưng tính chất nguy hiễm không đáng kể thì không thể tội phạm hóa được. Để đánh giá được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi chúng ta phải xét từ gốc độ của lợi ích nhà nước,
của xã hội, việc hình thành và phát triễn các quan hệ mới của xã hội. Việc sử dụng pháp luật hình sự phục vụ cho công cuộc đấu tranh phòng chóng các hành vi nguy hiểm cho xã hội điều xuất phát từ yêu cầu bảo vệ các quan hệ phát triển tiến bộ của xã hội.
Việc hình sự hóa một hành vi nguy hiễm cho xã hội nào đó phải xuất phát từ thực tiển của hành vi đó, phải được đa số người dân đồng tình ủng hộ và thống nhất cùng cho rằng việc hình sự hóa là tất yếu.
Một yếu tố khác cũng cần xét đến trong quá trình hình sự hóa là mức độ phổ biến của hành vi. Chúng ta không thể tội phạm hóa một hành vi nguy hiểm cho xã hội chỉ xuất hiện vài lần hoặc xuất hiện gắng liền với một sự kiện nào đấy…
Như vậy việc tội phạm hóa và hình sự hóa là dựa trên cơ sở: tính chất và mức độ nguy hiễm cho xã hội của hành vi, mức độ phổ biến của hành vi, ý thức pháp luật của nhân dân.
Xã hội luôn luôn biến đổi và phát triển không ngừng theo cả hai hướng tích cực lẫn tiêu cực, vì vậy con người trong môi trường đó cung luôn luôn thay đổi hành vi xử sự của mình. Vào thời điểm này nhận thức cũng như hành động của con người về một hành vi nào đó là phù hợp nhưng và thời điểm khác khi mà xã hội đã thay đổi thì có thể hành vi đó sẽ không còn phù hợp nữa và có thể bị coi là tội phạm và ngược lại. Chính vì vậy việc tội phạm hóa đối với một hành vi nào đó đòi hỏi phải đặt nó trong một hoàn cảnh cụ thể và phải đãm bảo tính thực thi của nó.
Trong nội dung này chúng ta chỉ đề cập tới vấn đề tăng cường trách nhiện hình sự đối với hành vi mua bán trái phép chất ma túy cũng như việc tội phạm hóa và hình sự hóa một số hành vi liên quan đến ma túy .
3.2.2. Các biện pháp cấp bách trong đấu tranh phòng chống ma tuý.
Thông qua việc xem xét, phân tích, đánh giá các vấn đề về ma túy, tác hại của ma túy , thực trạng về nạn mua bán trái phép chất ma túy, cũng như thực tiễn xét xử của tòa án về loại tội phạm này cũng như quy định của pháp luật hiện hành về hành vi trên. Nhận thấy rằng đó chính là cơ sở thực tế thỏa mãn những yêu cầu của cơ sở lý luận. Đồng thời đó cũng chính là nguyên nhân để chúng ta có những đề xuất xung quanh việc tăng cường trách nhiệm hình sự đối với hành vi mua bán trái phép chất ma túy.
Xuất phát từ thực trạng tình hình mua bán trái phép chất ma túy ngày càng diễn biến phức tạp và gia tăng nhanh chóng cả về số lượng, tính chất và mức độ nguy hiểm như hiện nay, số lượng trẻ em và phụ nữ tham gia vào hoạt động này ngày càng nhiều, hình thức tổ chức vận chuyển, tàng trữ, mua bán ngày càng tinh vi hơn. Hơn nữa, hoạt động mua bán là một mắc xích cực kỳ quan trọng trong một chuổi những hành vi vận chuyển, tàng trữ, chiếm đoạt trái phép chất ma túy. Nếu chúng ta “cắt đứt” được khâu quan trọng này thì chắc chắn vấn đề về ma túy không còn là nang giải nữa… Toàn Thế Giới nói chung và Việt Nam nói riêng ý thức được tính đặc biệt nghiêm trọng, tính chất và mức độ nguy hiểm, sự gia tăng, mức độ phổ biến, sự lên án gay gắt của xã hội…đối với hành vi mua bán trái phép chất ma túy nên ngày càng có nhiều chương trình hành động mang tính toàn cầu được tổ chức thực hiện… việc cần phải tăng cường trách nhiệm hành sự đối với hành vi này là một trong những nội dung chủ yếu. Người viết xin mạo muội đưa ra một số ý kiến chung quanh vấn đề tăng cường trách nhiệm hình sự đối với hành vi nêu trên và việc hình sự hóa và tội phạm hóa một số hành vi khác có liên quan đến ma túy.
Hình sự hóa.
Tăng khung hình phạt đối với tội mua bán trái phép chất ma túy bằng cách giảm số lượng ma túy đã được quy định trong các khung xuống thấp hơn quy định củ.
Cần thay đổi nội dung ”sử dụng trẻ em vào việc phạm tội” đã được quy định tại điều 194 thành “sử dụng người chưa thành niên vào việc phạm tội”. Bởi lẽ nếu quy định như hiện tại thì chúng ta đã vô tình loại bỏ những người chưa thành niên từ 16 đến dưới 18 tuổi khỏi đối tượng cần được bảo vệ.
Cần ban hành gấp thông tư hướng dẫn áp dụng các điều luật quy định về các tội phạm matúy đối với người chưa thành niên phạm tội bởi lẽ trong thực tế xét xử hiện nay đã có rất nhiều trường hợp áp dụng sai quy định này..
Tăng khung hình phạt đối với hành vi không tố giác các tội phạm về ma túy. ví dụ: người nào biết rõ người khác đang chuẩn bị hoặc đã thực hiện các hành vi vận chuyển, tàng trữ, mua bán, chiếm đoạt trái phép chất ma túy. Mà không tố giác thì bị phạt tù từ 2 đến 5 năm…
Chuyển các trường hợp phạm tội: “lợi dụng chức vụ, quyền hạn và sử dụng trẻ
em vào việc phạm tội hoặc bán ma túy cho trẻ em” được quy định ở khoản 2 điều 194
sang quy định tại khỏa 3 điều 194 với mức hình phạt nặng hơn bởi lẽ hai trường hợp phạm tội này ngày nay rất phổ biến và ngày càng có nguy cơ tăng nhanh. Tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi này thì không thể lường trước được.
Tội phạm hóa hành vi sau.
Hành vi che giấu tội phạm về ma túy không nên gọp chung với các hành vi khác trong điều 313 BLHS quy định về “che giấu tội phạm” mà cần phải tách rời nó ra thành một tội phạm mới hoặc quy định người nào che giấu hành vi nào thì sẽ bị xử lý về tội tương ứng với điều luật quy định cho hành vi đó. Cụ thể: người nào che giấu cho hành vi mua bán trái phép chất ma túy thì bị xử theo điều 194 BLHS…
Cần quy định tình tiết định khung tăng nặng: “ có nhiều tình tiết quy định tại…” vào các điều khoản trong mỗi điều luật của bộ luật này giống như bộ luật trước đây đã làm. Bởi lẽ việc không quy định tình tiết này trong các điều luật thuộc chương các tội phạm về ma túy của bộ luật này không những làm mất đi ý nghĩa của các tình tiết định khung tăng nặng mà còn góp phần vào việc tuyệt đối hóa ý nghĩa định khung của tình tiết về định lượng chất ma túy. Trong khi việc xác định lượng chất ma túy thực trong các vụ án thực tế không phải luôn luôn chính xác và các vụ án về ma túy thường có nhiều tình tiết định khung tăng nặng khác mà những tình tiết này lại dễ xác định.
Cần quy định tình tiết định khung tăng nặng “thu lợi bất chính lớn” là tình tiết định khung của khung 2 và “có tính chất chuyên nghiệp” là tình tiết định khung của khung 3 ở tội mua bán trái phép chất ma túy. Đây là những tình tiết có ý nghĩa chuyển khung rất riêng của loại tội này. Bộ Luật Hình Sự 1999 đã bỏ những tình tiết này ở tội phạm về ma túy trong khi nó vẫn được quy định ở các tội khác như: buôn lậu, tàng trữ, vận chuyển, chiếm đoạt trái phép chất ma túy..
Về hình phạt bổ sung.
Ngoài mức hình phạt bổ sung đã được quy định ở khoản cuối cùng của mõi điều luật, cần thiết phải quy định thêm một loại chế tài nữa là: quản thúc tại địa phương trong
thời hạn từ 3 đến 5 năm sau khi chấp hành xong hình phạt chính. Thực tế cho thấy số lượng người phạm tội trở lại là rất cao.
Vấn đề về xã hội. Môi trường xã hội là nguyên nhân dẫn đến việc bệnh dịch liên quan đến ma tuý. Do đó, cần phải nhìn nhận về gốc độ xã hội để có giải pháp căn cơ trong việc phòng và chống ma tuý trong giới trẻ. Ngày nay, cần thực hiện đề án sau cai nghiện cho các con nghiện nhằm tái hoà nhập vào cộng đồng, có công ăn việc làm ổn định, tránh xa các môi trường có nguy cơ tái nghiện cao. Xã hội cũng cần có cái nhìn đúng đắn đối với con nghiện. Phải xem đó như những con bệnh của xã hội (về mặt xã hội).
Vấn đề về giáo dục. cần có những tài liệu, sách giáo khoa tuyên truyền về tác hại của ma tuý và cách phòng chống cho các trường phổ thông trung học và đại học.
Về công tác quản lý tại địa phương. Đây là vấn đề mà nhiều địa phương còn bỏ ngõ, do lẫn tránh trách nhiệm quản lý, công an địa phương vẫn chưa có biện pháp giáo dục đối tượng một cách bài bản. Do đó, đối với những người làm công tác quản lý liên quan đến đối tượng này cần phải có một kiến thức, trình độ nhất định về xã hội, về tâm lý cũng như phương pháp đấu tranh với tội phạm về ma tuý.
Cái quý nhất của con người là sức khoẻ và danh dự của bản thân. Nghiện ma tuý không những làm hao mòn sức khoẻ, bị bệnh tật, ốm đau mà làm cho con người ta trở nên lười lao động, sống bê tha và có hành vi vi phạm pháp luật, mất danh dự, phẩm chất, mất cả những mối quan hệ tốt đẹp, từ một con người trở thành con nghiện. Trước hết có nhận thức đúng về nghiện, cai nghiện và hậu quả của tái nghiện:
Việc thực hiện quyết định tập trung cai nghiện phải được hiểu thành nghĩa vụ chính đáng của công dân, là quyền lợi mình cần được tận hưởng vì danh dự, sức khoẻ của bản thân, hạnh phúc gia đình.
- Với việc cai nghiện ma tuý, công việc thực sự và quan trọng nhất không phải là do các bác sỹ, cán bộ chuyên môn mà do chính người nghiện ma tuý thực hiện. Phải tin tưởng và có trách nhiệm với việc cai nghiện để đảm bảo thành công, và đó là giải pháp phòng ngừa tái nghiện ma tuý hữu hiệu.
- Học và áp dụng tốt các hành động phòng chống tái nghiện trong thời gian ở trung tâm. Luôn tìm tòi cùng nhóm, bạn bè tổ chức cuộc sống hàng ngày trong tập thể thích hợp. Phát hiện để báo cáo kịp thời những biểu hiện mà có khả năng tạo ra tình huống nguy hiểm, giảm nguy cơ tái nghiện chung cho nhóm, tập thể.
Như vậy "phương tiện" của quá trình phục hồi nói chung và chống tái nghiện nói riêng là "phương tiện con người". Mặc dù khoa học có phát minh ra thuốc cai nghiện ma tuý hoàn hảo thì cũng chỉ là nhất thời. Đơn giản như khi người ta bị cảm phải uống thuốc chỉ là giải pháp tình thế, còn có cảm hay không thì toàn bộ quá trình phục hồi là một quá trình nhân tính hoá, nếu tạo ra mối quan hệ tương tác hợp lý, mang tính hợp tác, cộng đồng trách nhiệm thì "tái nghiện" của mỗi người chỉ còn lại là "truyện cổ tích" mà thôi.
(Nguồn: Những vấn đề cơ bản về công tác PCMT – VPTTPCMT)
Một số kiến nghị khác.
Bên cạnh việc hình sự hóa và tội phạm hóa như đã nêu trên, cần phải đẩy mạnh hơn nữa các công tác tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân tham gia vào các hoạt động phòng chóng ma túy, cung cấp miễn phí các văn bản pháp lý liên quan đến ma túy cho người dân, đưa việc giáo dục pháp luật về ma túy vào học đường, nêu gương và thưởng cho những người có công tố giác tội phạm, mạnh dạn làm trong sạch đội ngũ cán bộ công chức nhà nước, tăng cường thêm đội ngũ các cán bộ chuyên trách, tổ chức nhiều hơn việc đưa ra xét xử lưu động các tội phạm về ma túy.
KẾT LUẬN
Đấu tranh phòng chống tội phạm ma tuý trong giai đoạn hiện nay là vô cùng khó khăn và phức tạp. Mỗi cán bộ chiến sỹ ngành công an, mỗi người dân trên mặt trận đấu tranh phòng chống tội phạm hết sức nguy hiểm này đều ý thức được rằng, cuộc chiến sẽ còn lâu dài, một mất một còn. Nhưng với ý chí quyết tâm, với những phương pháp, chính sách nhất quán của đảng và nhà nước, nhất định sẽ loại trừ được hiểm hoạ này.
Đấu tranh phòng chống ma tuý trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã và đang đạt được những thành quả to lớn, nhiều vụ án ma tuý lớn dần dần lộ ra và bị trừng phạt bời pháp luật. Tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều tệ nạn mua bán, sử dụng các chất ma tuý trên các khu vực đông dân cư, vẫn còn nhiều trẻ vị thành niên đang là nạn nhân của ma tuý vừa là công cụ của bọn tội phạm ma tuý.
Nhận thức được mục tiêu đấu tranh phòng và chống ma tuý trên địa bàn thành phố, tôi mong muốn thể hiện bằng đề tài này với tâm huyết là bằng mọi giá, chúng ta phải đương đầu, loại trừ vĩnh viễn hiểm hoạ này ra khỏi xã hội. Góp phần làm trong sáng hơn môi trường xã hội cho thế hệ tương lai của chúng ta.
Trong khuôn khổ cho phép của đề tài cộng với những kiến thức còn hạn chế của bản thân,
Trong nội dung của bài khoá luận chắc chắn sẽ có rất nhiều mặt hạn chế, rất mong nhận được sự đóng góp nhiệt tình của quý Thầy cô giáo, các bạn sinh viên, những nhà nghiên cứu có quan tâm đến vấn đề này.
THÀNH PHỒ HỐ CHÍ MINH THÁNG 7 NĂM 2008 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO