HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA

Một phần của tài liệu Giáo án Công nghệ 11 học kỳ II (Trang 30 - 32)

Thời lượng 1 tiết(tiết 36) Ngày soạn: 16/03/08

I. Mục tiêu.

- Về kiến tức:Nhiệm vụ và phân loại hệ thống đánh lửa.

Sơ đồ nguyên lý và nguyên lý làm việc của hệ thống đánh lửa.

- Về kĩ năng: Học sinh biết được sự cần thiết phải có hệ thống đánh lửa trong đ/c xăng và hiểu sơ dồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm.

II. Chuẩn bị bài giảng.

- Về nội dung: Nội dung bài 29 SGK và một số tài liệu có liên quan.

- Về phương tiện: Một số tranh vẽ về các chi tiết trong hệ thống đánh lửa và sơ đồ nguyên lý hệ thống đánh lửa không tiếp điểm.

III.Tiến trình tổ chức bài giảng.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1. Ổn định lớp, kiểm diện. Kiểm tra bài cũ:

- Trình bày nhiệm vụ và nguyên lý làm việc của hệ thống nhiên liệu động cơ điêzen?

- Tại sao phun nhiên liệu vào xilanh phải có áp suất cao?

- Tại sao trong hệ thống phải có bầu lọc tinh?

GV nhận xét và cho điểm.

Hoạt động 2. Tìm hiểu nhiệm vụ và phân loại hệ thống đánh lửa. - Ở động cơ nào cần phải có bugi đánh lửa?

- Hiện tượng đánh lửa xẩy ra vào thời điểm nào?

- Tại sao đ/c xăng lại cần phải có bugi đánh lửa?

- Nhiệm vụ của hệ thống đánh lửa là gì?

- Tại sao cần phải đánh lửa đúng thời điểm?

- Hiện nay đ/c xăng thường sử dụng những loại HTĐL nào?

- Tại sao hiện nay đa số đ/c xăng lại chỉ dùng HTĐL không tiếp điểm?

GV nhận xét và kết luận.

- Ở đ/c xăng. - Vào cuối kì nén.

- Vì xăng không tụ bốc cháy trong không khí có áp suất thấp.

- Tạo tia lửa điện cao áp để châm cháy hòa khí….

- Để quá trình cháy diễn ra đúng lúc. - HTĐL thường, Điện tử….

- Vì có nhiều ưu điểm nổi bật: bền, độ tin cậy cao…..

Hoạt động 3. Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý làm việc của HTĐL không tiếp điểm.

- Điện áp phải như thế nào thì dòng điện mới có thể phóng điện qua không khí?

- Thông thường để nâng cao điện áp người ta phải làm như thế nào? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mày biến áp đánh lửa có nhiệm vụ gì?

GV giới thiệu sơ đồ nguyên lý hệ thống đánh lửa trong SGK, đồng thời giải thích các bộ phận chính cấu thành của hệ thống.

- Điốt thường và điốt điều khiển….. - Tụ điện:……

- Máy biến áp…..

GV dùng sơ đồ giới thiệu nguyên lý làm việc của hệ thống.

- Điện áp phải cao.

- Phải sử dụng máy biến áp. - Nâng cao điện áp.

HS chú ý nghe và ghi chép theo ý hiểu.

Hoạt động 4. Tổng kết, đánh giá. - Trọng tâm bài học:

+ Nhiệm vụ và phân loại hệ thống đánh lửa.

+ Sơ đồ nguyên lý và nguyên lý làm việc của hệ thống đánh lửa không tiếp điểm. - GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi trong SGK, và yêu cầu HS đọc trước bài 30.

Bài 30

Một phần của tài liệu Giáo án Công nghệ 11 học kỳ II (Trang 30 - 32)