Trước thực nghiệm sư phạm:

Một phần của tài liệu skkn thực nghiệm các trò chơi vận động vào chương trình giảng dạy giáo dục thể chất cho học sinh trường thpt chuyên lương thế vinh. (Trang 25)

III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀ

3.1.Trước thực nghiệm sư phạm:

Để đánh giá thực trạng hình thái và thể lực HS chúng tôi tiến hành tổ chức kiểm tra lấy số liệu qua 9 chỉ tiêu trước khi tiến hành thực nghiệm để so sánh giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm. Kết quả được trình bày ở bảng 3.1

TT Các chỉ tiêu Đối chứng Thực nghiệm t p x δ Cv(%) ε x δ Cv(%) ε 1 Chiều cao (cm) 167.13 6.33 3.79 0.01 165.82 5.93 3.57 0.009 1.06 > 0.05 2 Cân nặng (kg) 57.08 6.55 11.48 0.03 56.03 6.66 11.89 0.03 0.79 > 0.05 3 Chỉ số Qutelet (g/cm) 341.58 37.37 10.94 0.03 337.43 33.33 9.87 0.02 0.75 > 0.05 4 Lực bóp tay thuận (kg) 38.87 3.63 9.34 0.02 38.72 3.65 9.43 0.02 0.20 > 0.05 5 Nằm ngửa gập bụng (lần/30giây) 17.94 1.98 11.05 0.03 18.00 1.92 10.70 0.02 0.15 > 0.05 6 Bật xa tại chỗ (cm) 207.52 13.73 6.62 0.01 207.22 11.27 5.44 0.01 0.11 > 0.05

7 Chạy 30m xuất phát cao (giây) 5.49 0.40 7.30 0.02 5.34 0.38 7.22 0.02 1.83 > 0.05

8 Chạy con thoi 4x10m (giây) 11.17 0.82 7.34 0.02 11.04 0.70 6.37 0.01 0.81 > 0.05

9 Chạy tùy sức 5 phút (m) 970.10 65.39 6.74 0.01 969.40 63.28 6.52 0.01 0.05 > 0.05

Bảng 3.1. Kết quả kiểm tra hình thái và thể lực nam học sinh ( đối chứng và thực nghiệm) Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh trước thực nghiệm

Kết quả thu được ở bảng 3.1:

* Hình thái:

- Chiều cao đứng (cm nhóm nam HS đối chứng là 167.13 cm ± 6.33 và nhóm nam HS thực nghiệm là 165.82 cm ± 5.93, Cv < 10% (3.79% và 3.57%), tập hợp mẫu tương đối đồng đều và không có sự khác biệt giữa hai nhóm, với giá trị ttính = 1.06 < tbảng ở ngưỡng xác suất P > 0.05 (5%). Nên có thể kết luận chiều cao đứng của hai nhóm là tương đương nhau.

- Cân nặng kg): ở nhóm nam HS đối chứng là 57.08 kg ± 6.55 và nhóm nam HS thực nghiệm là 56.03 kg ± 6.66, Cv >10% (11.48% và 11.89%). Tuy 2 nhóm đều phân tán nhưng vẫn cho thấy tập hợp mẫu tương đối đồng đều và không có sự khác biệt giữa hai nhóm, với giá trị ttính = 0.79 < tbảng ở ngưỡng xác suất P >0.05 (5%). Nên có thể kết luận trọng lượng cơ thể hai nhóm là tương đương nhau.

- Chỉ số Quetelet (g/cm): ở nhóm nam HS đối chứng là 341.58 g/cm ± 37.37 và nhóm nam HS thực nghiệm là 337.43 cm ± 33.33. Nhóm đối chứng có sự phân tán còn nhóm thực nghiệm thì tập trung thể hiện rõ qua hệ số biến sai Cv(10.94% và 9.87%). Tuy nhiên, tập hợp mẫu vẫn tương đối đồng đều và không có sự khác biệt giữa hai nhóm, với giá trị ttính = 0.75 < tbảng ở ngưỡng xác suất P > 0.05 (5%). Nên có thể kết luận thành tích hai nhóm là tương đương nhau.

Biểu đồ 3.1. Biểu diễn các chỉ số hình thái của hai nhóm nam HS (đối chứng và thực nghiệm) Trường THPT chuyên Lương Thế Vinhcủa trước thực nghiệm

Dựa vào bảng 3.1 và biểu đồ 3.1 chúng ta có thể thấy hai nhóm nam HS đều không có sự khác biệt (ttính < tbảng) ở ngưỡng xác suất p > 0.05. Điều này chứng tỏ sự khác biệt về các chỉ số hình thái của hai nhóm không có ý nghĩa, hay nói cách khác

là sự phân nhóm của chúng tôi là ngẫu nhiên và các chỉ số này ban đầu của nhóm thực nghiệm và đối chứng là tương đương nhau.

*Thể lực:

- Lực bóp tay thuận (kg): Nếu như nhóm nam HS đối chứng có thành tích lực

bóp tay thuận trung bình là 38.87 kg ± 3.63, thì ở nhóm nam HS thực nghiệm thành tích bóp tương ứng là 38.72kg ± 3.65, Cv < 10% (9.34% và 9.43%) cho thấy tập hợp mẫu tương đối đồng đều và không có sự khác biệt giữa hai nhóm, với giá trị ttính

= 0.20 < tbảng). Ta có thể kết luận thành tích của HS hai nhóm ban đầu là như nhau.

- Nằm ngửa gập bụng (lần/30giây): Nhóm nam HS thực nghiệm có thành tích

tốt hơn nhóm nam HS đối chứng, có sự phân tán nhỏ hơn nhóm nam HS đối chứng thể hiện qua các thông số biến thiên và độ lệch chuẩn. Thành tích trung bình nhóm đối chứng là 17.94 lần ± 1.98, nhóm thực nghiệm là 18.00 lần ± 1.92 và, Cv > 10% (10.70% và 11.05%). Tuy 2 nhóm đều phân tán nhưng vẫn cho thấy tập hợp mẫu tương đối đồng đều và không có sự khác biệt giữa hai nhóm, với giá trị ttính = 0.15 < tbảng. Từ đó không có sự khác biệt giữa hai số trung bình ở ngưỡng P > 0.05 (5%). Do vậy, ta có thể kết luận thành tích của HS hai nhóm ban đầu là tương đương nhau.

- Bật xa tại chỗ (cm) : Kết quả cho thấy thành tích trung bình ở nhóm nam HS

đối chứng là 207.52 cm ± 13.73 và nhóm nam HS thực nghiệm là 207.22 cm ± 11.27, Cv < 10% (6.62% và 5.44%), tập hợp mẫu tương đối đồng đều và không có sự khác biệt giữa hai nhóm, với giá trị ttính = 0.11 < tbảng ở ngưỡng xác suất P > 0.05 (5%). Nên ta có thể kết luận thành tích hai nhóm là tương đương nhau.

- Chạy 30m xuất phát cao (giây): Tốc độ chạy ở nhóm nam HS thực nghiệm

(5.34 giây ± 0.38) nhanh hơn nhóm nam HS đối chứng (5.49 giây ± 0.40), Cv < 10% (7.22% và 7.30%) cho thấy tập hợp mẫu tương đối đồng đều. Tuy nhiên, không có sự khác biệt giữa hai nhóm với ttính = 1.83 < tbảng ở ngưỡng xác suất P >0.05 (5%). Nên ta có thể kết luận trình độ cả hai nhóm là tương đối đồng đều.

- Chạy con thoi 4x10m (giây): Kết quả kiểm tra cho thấy nhóm nam HS thực

nghiệm tốt hơn nhóm nam HS đối chứng với thời gian ở nhóm nam HS thực nghiệm là 11.04 giây ± 0.70, thì ở nhóm nam HS đối chứng có thành tích trung bình tương ứng là 11.17 giây ± 0.82, Cv < 10% (6.37% và 7.34%). Tuy nhiên, cho thấy tập hợp mẫu tương đối đồng đều và không có sự khác biệt giữa hai nhóm với giá trị

ttính = 0.81 ở ngưỡng xác suất P > 0.05 (5%). Vậy thành tích của hai nhóm ban đầu là tương đối đồng đều.

- Chạy tùy sức 5 phút (m): nhóm nam HS thực nghiệm có thành tích trung bình

là 969.40 m ± 63.28 và thành tích trung bình của nhóm nam HS đối chứng là 970.10 m ± 65.39, Cv < 10% (6.52% và 6.74%) cho thấy tập hợp mẫu tương đối đồng đều, với ttính = 0.05 < tbảng ở ngưỡng xác suất P > 0.05 (5%). Nên thành tích của hai nhóm ban đầu là tương đương nhau.

Biểu đồ 3.2. Biểu diễn thể lực của hai nhóm nam học sinh (thực nghiệm và đối chứng) Trường chuyên THPT Lương Thế Vinhtrước thực nghiệm

Dựa vào bảng 3.1 và biểu đồ 3.2 chúng ta có thể thấy trong cả 9 chỉ tiêu được kiểm tra để đánh giá hình thai và thể lực đều không có sự khác biệt (ttính < tbảng) ở ngưỡng xác suất p > 0.05;ε < 0.05. Điều này chứng tỏ sự khác biệt về thành tích giữa hai nhóm nam HS không có ý nghĩa, và có thể đại diện cho tập hợp mẫu hay nói cách khác là sự phân nhóm của chúng tôi là ngẫu nhiên và trình độ ban đầu của nhóm là tương đương nhau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu skkn thực nghiệm các trò chơi vận động vào chương trình giảng dạy giáo dục thể chất cho học sinh trường thpt chuyên lương thế vinh. (Trang 25)