Phát triển các chính sách thu hút khách hàng

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (Trang 36)

Việt Nam gia nhập WTO năm 2007, ngành ngân hàng được mở cửa có sự

tham gia của các ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh. Đây quả thật là một môi trường cạnh tranh khốc liệt cho các ngân hàng trong nước, các ngân hàng nước ngoài với lợi thế của mình về vốn, công nghệ, con người đã dần dần xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường trong nước. Vì vậy, Oceanbank cần có chính sách hấp dẫn thu hút khách hàng một cách linh hoạt và hiệu quả. Các biện pháp đó là:

Thứ nhất, ngân hàng cần chủ động tìm kiếm khách hàng. Đây là hoạt động không thể thiếu nhằm giúp ngân hàng mở rộng và nâng cao số lượng khách hàng đến với mình.

Thứ hai, ngân hàng cần nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Đây là yếu tố quan trọng để giữ chân khách hàng cũng như mở rộng thêm khách hàng. Ngân hàng cần có biện pháp khuyến khích nhân viên trong toàn Ngân hàng phục vụ khách hàng với thái độ nhiệt tình, văn minh, lịch sự, coi khách hàng như người thân, tư vấn cho khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng sao cho hiệu quả nhất, mang lại nhiều lợi ích nhất cho khách hàng. Thứ ba, đa dạng hóa các loại hình thư tín dụng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Hiện nay, trên thế giới đã áp dụng các loại hình thư tín dụng mới như thư tín dụng tuần hoàn, thư tín dụng giáp lưng… nhưng ở Việt Nam hiện nay những loại thư tín dụng này còn khá mới mẻ, chưa được nhiều ngân hàng đưa vào sử dụng nhằm đáp ứng và thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

Thứ tư, tăng cường công tác tư vấn cho khách hàng để nâng cao chất lượng khách hàng tham gia thanh toán thư tín dụng. Đây là nhiệm vụ cần được thực hiện thường xuyên và không ngừng nâng cao chất lượng. Vì các doanh nghiệp Việt Nam tham gia thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu kiến thức, kinh nghiệm về hoạt động ngoại thương còn yếu rất dễ ký kết các hợp

đồng ngoại thương với những điều khoản thua thiệt hay không hiểu rõ về nghiệp vụ thanh toán quốc tế nên có những việc là trái với hợp đồng, thông lệ và tập quán quốc tế gây thiệt hại, giảm uy tín cho ngân hàng.

* Đối với đơn vị xuất khẩu

Các đơn vị xuất khẩu thường gây ra rủi ro cho ngân hàng thông báo, ngân hàng chiết khấu khi họ lập một bộ chứng từ không hoàn hảo và bị từ chối thanh toán. Để tránh rủi ro trên ngân hàng có thể tư vấn cho họ những vấn đề sau: + Tư vấn cho họ yêu cầu bên mua mở cho mình mình một thư tín dụng bảo đảm nhất. Hiện nay là loại L/C không hủy ngang có xác nhận và miễn truy đòi. + Tư vấn cho nhà xuất khẩu chọn ngân hàng mở L/C, ngân hàng thanh toán có uy tín, quan hệ tốt và thường xuyên thanh toán sòng phẳng.

+ Tư vấn cho đơn vị cách thức đòi tiền bằng điện hay bằng thư.

+ Tư vấn cho khách hàng những điều khoản quan trọng như: thời hạn giao hàng, thời hạn L/C.

+ Ngoài ra, ngân hàng cũng nên tư vấn cho khách hàng giải quyết bộ chứng từ có sai sót, xem xét kỹ lý do ngân hàng mở từ chối thanh toán. Nếu chứng từ có sai sót nghiêm trọng nên tư vấn cho khách hàng chuyển sang hình thức thanh toán khác. Trong trường hợp khách hàng từ chối thanh toán đối với nhà xuất khẩu Oceanbank có thể tư vấn cho họ trong việc tìm nguồn tiêu thụ.

* Đối với đơn vị nhập khẩu

Nhà nhập khẩu có thể gây ra rủi ro cho ngân hàng khi họ mất khả năng thanh toán hoặc vi phạm cam kết. Để đem lại lợi ích cho họ và bảo vệ quyền lợi cho ngân hàng thì Oceanbank cần tư vấn cho họ một số vấn đề sau:

+ Tư vấn nên mở L/C loại nào, các điều khoản trong L/C, chú ý không nên đưa quá nhiều điều khoản vào L/C dễ dẫn đến sai sót.

L/C, sửa đổi L/C để không tổn hại tới lợi ích của mình.

Bên cạnh các biên pháp trên, Chi nhánh cần phân tích và nắm rõ các đối thủ cạnh tranh của mình để có những biện pháp kịp thời, hơn hẳn để thu hút khách hàng.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (Trang 36)