tồn tại những vướng mắc cần phải giải quyết như:
Hiện nay, công ty chưa có bộ phận chuyên trách về quản lý thương hiệu. Công tác xây dựng và phát triển quảng bá thương hiệu vẫn chưa được thực hiện thường xuyên, chưa được tập trung và chuyên môn hóa. Do vậy chất lượng của công tác quản trị thương hiệu chưa thực sự đạt hiệu quả.
Công ty hiện chưa có phòng Marketing, các hoạt động phát triển quảng bá thương hiệu do giám đốc quản trị. Do không chuyên trách, nên những kết quả đạt được vẫn chưa phải tối ưu.
Chi phí của công ty cho hoạt động phát triển quảng bá thương hiệu còn thấp. Trong khi vấn đề nâng cao uy tín, gia tăng nhận biết của khách hàng đối với một doanh nghiệp thương mại điện tử là một vấn đề rất lớn.
Công ty định hướng phát triển một thương hiệu phát triển phần mềm nằm trong top 10 của Việt Nam, nhưng việc quảng bá thương hiệu vẫn chưa đầu tư đúng mức. Vì vậy khách hàng vẫn chưa biết đến thương hiệu của công ty nhiều.
Các hoạt động quảng cáo chưa được sử dụng tối đa. Chủ yếu là qua email và quảng cáo trực tuyến, đăng tin. Quảng cáo qua các banner, qua Adword, keyword… chưa được đầu tư nhiều.
Hiện website vmtmedia.com là website chính của công ty nhưng chưa được chú trọng đầu tư nhiều, các link liên kết hầu hết là link nội bộ, nội dung website vẫn chưa được cập nhập tốt, việc xây dựng phát triển vẫn còn nhiều mặt hạn chế, Website của công ty chưa được đăng ký trên www.google.com/analytics và danh bạ trên các công cụ tìm kiếm khác.
Phòng kỹ thuật gồm 3 nhân viên phát triển phần mềm, 2 nhân viên thiết kế, cả phòng chỉ có 5 người và thường phải hoàn thành các dự án trong một thời gian rất hạn chế. Công việc thường bị dồn dập, thúc ép, nhân viên thì quá ít nên mỗi người đều phải làm rất vất vả để hoàn thành mỗi dự án do vậy chưa phát huy được tốt khả năng sáng tạo của nhân viên, vì vậy chất lượng sản phẩm, dịch vụ vẫn chưa đạt được hiệu quả tối ưu.
Số lượng các website mà doanh nghiệp trao đổi logo rất ít. Điều này phần nào tác động tới uy tín của doanh nghiệp. Bởi trong hoạt động trao đổi logo thì các logo của các thương hiệu uy tín mới được đặt trên website của công ty khác.
Doanh nghiệp còn khá khiêm tốn trong việc tham gia các sự kiện trực tuyến.
3.1.3. Các nguyên nhân chủ yếu:
Qua quá trình thực tập tại công ty, tôi nhận thấy bên cạnh những kết quả mà công ty đã đạt được thì còn tồn tại nhiều vấn đề với nguyên nhân chủ yếu là:
Quy mô của công ty còn khá nhỏ bé, đội ngũ cán bộ nhân viên công ty hiện nay chỉ có 14 người. Số lượng lớn là cán bộ, nhân viên kinh doanh, kỹ thuật. Do hạn chế về số lượng nhân viên, thời gian hoạt động của công ty thấp (hơn 2 năm) và thị phần mà công ty phục vụ chính là Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, vì vậy công ty chưa có điều kiện để mở rộng quy mô phòng ban của mình.
Giám đốc công ty phải đảm nhiệm nhiều công việc, đồng thời quản lý toàn bộ các hoạt động trong công ty vì thế không thể tập trung cho một vấn đề cụ thể, vấn đề thương hiệu cũng vậy.
Do giá trị thương hiệu khó đo lường, những kết quả đạt được của thương hiệu doanh nghiệp khó lượng hóa, không được đưa vào báo cáo tài chính doanh nghiệp. Chính vì
thế mà doanh nghiệp còn khá dè dặt trong việc đầu tư cho phát triển quảng bá thương hiệu.
Thị trường mà công ty phục vụ là Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, nên công ty chưa chú trọng phát triển quảng bá rộng rãi thương hiệu của công ty.
Công ty Cổ Phần Thương Mại và Công Nghệ Truyền Thông Việt là doanh nghiệp trẻ, lợi nhuận của công ty không lớn. Điều kiện về vốn làm công ty hạn chế đầu tư cho các hoạt động phát triển quảng bá hình ảnh thương hiệu của mình, nên công ty mới chỉ tập trung vào những hoạt động hiệu quả nhất, đem lại nhiều lợi ích nhất cho công ty mà chi phí bỏ ra là hợp lý nhất.
Quảng cáo qua Banner và Adword có chi phí quảng cáo cao hơn so với các hình thức quảng cáo khác. Công ty chưa có phòng ban Marketing cộng với điều kiện về tài chính dẫn đến công ty hạn chế đầu tư cho các hoạt động này.
Trao đổi logo đòi hỏi những yêu cầu riêng: đối tác trao đổi logo phải có uy tín trên thị trường, website của doanh nghiệp đối tác một phần nào đó liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, vị trí của logo phải thu hút được sự chú ý của khách hàng. Một yêu cầu nữa đặt ra đó là trao đổi logo cần sự hợp tác của cả hai bên. Từ những yêu cầu đó cộng với việc công ty chưa có đội ngũ chuyên trách về quản trị thương hiệu, vì thế số lượng các website công ty trao đổi logo rất ít.
Điều kiện về tài chính và thời gian là hai vấn đề chính gây trở ngại cho công ty trong việc tham gia các sự kiện trực tuyến.
3.2. Các đề xuất, kiến nghị với việc phát triển quảng bá thương hiệu vmtmedia.com vmtmedia.com
3.2.1. Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển quảng bá thương hiệu cho nhân viên.
Cốt lõi của việc tạo dựng một thương hiệu mạnh, uy tín là chất lượng sản phẩm và các dịch vụ chăm sóc khách hàng; chất lượng sản phẩm, dịch vụ chịu sự tác động của mọi thành viên trong doanh nghiệp từ người quản lý đến nhân viên kinh doanh, nhân viên kỹ thuật. Vì vậy ban lãnh đạo công ty cần giúp nhân viên hiểu được mỗi sản phẩm của công ty đều có một phần công lao rất lớn của toàn bộ cán bộ nhân viên, đó chính là
sản phẩm, là sự sáng tạo của họ. Ban lãnh đạo phải không ngừng khuyến khích và khích lệ nhân viên nhằm tạo ra một không gian làm việc thoải mái, vui vẻ, kích thích sự sáng tạo của nhân viên, phải có các chế độ khen thưởng, khích lệ, sắp xếp, bố trí nhân lực một cách hợp lý và phù hợp theo yêu cầu công việc cũng như năng lực của từng nhân viên, làm cho mỗi cán bộ, nhân viên đều hăng hái làm việc, cống hiến sức lực cho công ty.
Trước hết, công ty phải thực hiện các chương trình tuyên truyền để nhân viên công ty hiểu thế nào là thương hiệu, vai trò của thương hiệu đối với sự phát triển của công ty cũng như đời sống và quyền lợi của mỗi thành viên, để xây dựng được thương hiệu riêng thì cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng và tổng lực của mọi thành viên.
Khi đã ý thức đầy đủ được xây dựng thương hiệu xuất phát từ nhu cầu phát triển của bất kỳ một doanh nghiệp nào, mọi người đều chủ động làm việc, chủ động sẽ là động lực tốt nhất cho doanh nghiệp tiến tới thành công. Kết hợp sự năng động và nhạy bén của đội ngũ quản lý đối với thị trường, công ty sẽ xây dựng được chiến lược phát triển thương hiệu phù hợp, có các quyết sách đúng đắn về công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư vào hoạt động truyền thông đáp ứng yêu cầu phát triển thương hiệu của công ty.
3.2.2. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
Đầu tư cơ hở hạ tầng là một trong những biện pháp tốt nhất làm tăng chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Trong khi cơ sở của thương hiệu là chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Doanh nghiệp nên cân đối vấn đề tài chính, để đầu tư cơ sở hạ tầng hiệu quả nhất.
Với đặc thù sản phẩm của doanh nghiệp là phát triển các phần mềm, giải pháp tin học, thiết kế website, logo… thì các phần mềm lại càng quan trọng hơn. Công ty cần sử dụng các phần mềm ứng dụng giúp tự động hóa được nhiều quy trình, các quy trình được xử lý nhanh chóng, giải quyết nhanh các vấn đề, cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
Công ty nên đầu tư phát triển các phần mềm: SCM(12): Quản trị chuỗi nhà cung ứng, ERP(13): quản trị nguồn lực doanh nghiệp, các phần mềm phân tích nhu cầu thị trường,
đối thủ cạnh tranh,… cũng như các phần mềm nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động truyền thông online.
Công ty nên mở rộng thị trường khách hàng ra toàn quốc. Đặc điểm sản phẩm của công ty chủ yếu là các phần mềm, kỹ thuật số, các ý tưởng sáng tạo vì vậy việc vận chuyển hay giao dịch hàng hóa không phải là một vấn đề lớn.
Công ty cũng cần mở rộng phương thức thanh toán, giao dịch với khách hàng, chú trọng hơn trong công tác xây dựng và mở rộng website.
3.2.3. Các hoạt động marketing online công ty cần sử dụng một cách hiệu quả, toàn diện hơn.
Hoạt động quảng cáo trực tuyến
Quảng cáo trực tuyến là một hoạt động marketing online đang phổ biến hiện nay. Đây được coi là hoạt động có chi phí thấp nhưng đem lại được hiệu quả cao. Để có được chiến lược quảng cáo trực tuyến hiệu quả, công ty cần:
Đăng ký website lên các search engine, đặc biệt là qua google, yahoo, bing… Đăng ký liên kết vào các danh bạ của các search engine
Thiết lập các bản tin định kỳ nhằm thiết lập quan hệ thường xuyên với khách hàng. Xây dựng forum, tạo ra một cộng đồng điện tử tạo ra sự tương tác giữa khách hàng và doanh nghiệp được gần gũi hơn.
Xây dựng các nội dung quảng cáo hấp dẫn, cuốn hút người xem.
Đặt logo, trao đổi banner quảng cáo, đặt liên kết link trên các website nổi tiếng, những website có lượng truy cập lớn hay những website có rank cao trên google, yahoo, ask, bing…
Quảng cáo tài trợ tại google, yahoo. Hình thức quảng cáo này cũng đòi hỏi chi phí tài trợ khá tốn kém nhưng lại có một ưu điểm là công ty lựa chọn được vị trí trên các công cụ tìm kiếm, luôn hiện lên trang đầu tiên của các kết quả tìm kiếm trong phần Sponsor (tài trợ).
Trên internet, rào cản lớn nhất là sự tin tưởng. Vì vậy, doanh nghiệp nào tạo được lòng tin đối với khách hàng nhiều hơn thì doanh nghiệp đó chiến thắng. Để có được lòng tin đối với khách hàng thì công ty cần phải thường xuyên giao tiếp với khách hàng. Và hoạt động hiệu quả nhất là forum.
Forum của công ty là một trong những kênh truyền thông tạo được nhiều uy tín tới người truy cập nhất. Những thắc mắc của khách hàng về giá cả, sản phẩm… sẽ được hồi đáp thường xuyên, tổ chức các tiêu đề thảo luận để thu thập, tìm hiểu ý kiến của khách hàng về công ty cũng như thị hiếu, nhu cầu của khách hàng… Vì vậy công ty cần xây dựng một forum để thuận tiện hơn trong quá trình tìm hiểu nhu cầu khách hàng cũng như tương tác với khách hàng được lớn hơn. Để có được một forum hoàn chỉnh, thu hút và đánh giá đúng nhu cầu của khách hàng công ty cần xây dựng một bộ phận chuyên trách quản trị forum.
Blog cũng là một công cụ quảng bá thương hiệu công ty rất hiệu quả với chi phí thấp. Công ty nên khuyến khích các nhân viên xây dựng blog chuyên ngành về công nghệ thông tin, cho phép download các phần mềm free, tự viết bài hướng dẫn chất lượng nhằm tạo ra một blog có uy tín trên cộng đồng và từ đó quảng bá, giới thiệu sản phẩm công ty.
Công ty cần tận dụng sự phát triển mạnh mẽ của các mạng xã hội lớn hiện nay như facebook.com; zing.com; yume.vn; tamtay.vn… để phát triển quảng bá thương hiệu.
Tổ chức và tham gia các sự kiện trực tuyến cũng như ngoại tuyến lôi cuốn sự chú ý của người truy cập, từ đó góp phần quảng bá hình ảnh thương hiệu công ty. Doanh nghiệp có thể tổ chức các chương trình, sự kiện trực tuyến thông qua các buổi thảo luận, hội nghị, hội thảo trực tuyến nhằm thu hút khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại; từ đó hiểu được nhu cầu của họ. Chẳng hạn:
Các sự kiện trực tuyến: tài trợ cho các chương trình về sắc đẹp trong nước để được đặt logo, đường link tới website của doanh nghiệp mình, cũng như giới thiệu các chương trình này nhằm gây sự chú ý cho người truy cập; hay tổ chức các cuộc thi thiết kế logo, banner theo một chủ đề hot hiện nay…
Cung cấp một thư viện mở: giúp người truy cập tìm hiểu thông tin về các phần mềm sản phẩm của công ty. Cung cấp cho khách hàng một bản trial, cho khách hàng dùng thử một số phần mềm trong khoảng thời gian nhất định. Tạo nên lòng tin cho khách hàng và giúp khách hàng có thể đánh giá được sản phẩm của công ty một cách tối ưu nhất.
Hoạt động xúc tiến bán
Hiện tại hoạt động xúc tiến bán của doanh nghiệp chủ yếu là khuyến mại. Để thu hút được khách hàng, doanh nghiệp cần tổ chức thêm các chương trình khác nữa như:
Dùng thử sản phẩm: Với mỗi loại sản phẩm của công ty, công ty nên cho phép khách hàng download bản trial (đối với sản phẩm phần mềm) nhằm thu hút khách hàng điện tử.
Xây dựng đội ngũ nhân viên thiết kế tư vấn cho khách hàng thiết kế được những mẫu website phù hợp theo nhu cầu khách hàng.
Bảo hành cho khách hàng (với sản phẩm phần mềm) và hướng dẫn khách hàng cách thức quản trị website…
Thường xuyên hỏi thăm khách hàng về chất lượng sản phẩm qua email, qua đó giới thiệu cho khách hàng những sản phẩm mới bổ sung hỗ trợ cho từng sản phẩm khách hàng đang sử dụng.
Hoạt động Marketing điện tử trực tiếp
Hiện doanh nghiệp đang sở hữu một nguồn dữ liệu có giá trị, nhưng chưa khai thác hiệu quả. Đó chính là địa chỉ liên lạc của khách hàng đã sử dụng sản phẩm của công ty. Những địa chỉ này được lưu giữ trong phần mềm CRM của công ty. Công ty nên tận dụng tối đa nguồn dữ liệu này, sử dụng để liên lạc với khách hàng, gửi các email chuyển tải những thông tin về sản phẩm, doanh nghiệp tới đối tượng tiếp nhận. Đối tượng tiếp nhận đã từng mua sản phẩm của doanh nghiệp, vì thế các email này rất có thể tạo được kích thích mua hàng, cũng như định vị sâu hơn hình ảnh của công ty trong tâm trí khách hàng.
Trong khi SMS(14) vẫn chưa được pháp luật quy định rõ, công ty có thể áp dụng hình thức này, hướng tới đối tượng rộng lớn người tiếp nhận, gia tăng hình ảnh doanh nghiệp.
Tất cả các hoạt động trên đều rất quan trọng, không hoạt động nào quan trọng hơn hoạt động nào. Thực tế cho thấy, để thương hiệu của doanh nghiệp định vị được trong tâm trí khách hàng không thể sử dụng các hoạt động truyền thông độc lập mà phải kết hợp tạo nên sự hấp dẫn. Chẳng hạn khi tiến hành các hoạt động quảng cáo, quan hệ công chúng, các hoạt động marketing trực tiếp kết hợp với xúc tiến bán: hạ giá, khuyến mãi,… vừa có tác dụng giới thiệu hình ảnh doanh nghiệp, vừa thu hút khách hàng cho doanh nghiệp.
3.2.4. Tăng cường các hoạt động PR của công ty
Quan hệ báo trí, truyền hình
Với tính chất cạnh tranh cao về sản phẩm của công ty. Các cuộc chạy đua về công nghệ ngày càng đòi hỏi tính chuyên nghiệp, nắm bắt trước được thời cơ. Công ty cần tăng cường các quan hệ báo trí, truyền hình, đặc biệt là các báo điện tử về công nghệ. Công ty cần thường xuyên cập nhật các tin tức mới nhất về công nghệ số hóa để có những hướng phát triển tốt. Có thể tham gia các diễn đàn tin học để viết bài, quảng bá giới thiệu công ty. Hoặc trả tiền cho các phóng viên viết bài PR, quảng cáo cho website của công ty.
Tham gia các hoạt động đấu giá tình nguyện
Các hoạt động hỗ trợ cũng góp một phần lớn trong việc gây dựng hình ảnh thương hiệu