Nghĩa mới

Một phần của tài liệu bước đầu nghiên cứu trường từ vựng chỉ tình cảm, thái độ trong thời xa vắng (Trang 94)

b. Kiểu chuyển nghĩa cá nhân

2.3.2.Nghĩa mới

Các nghĩa mới mà chúng tôi nói đến ở đây là những nghĩa lần đầu tiên xuất hiện trong những vỏ ngôn ngữ quen thuộc - những sản phẩm của hiện tƣợng chuyển nghĩa lâm thời và những nghĩa xuất hiện trong các từ ngữ là sáng tạo riêng của cá nhân nhà văn.

Trƣớc hết phải kể đến 196 trƣờng hợp chuyển nghĩa lâm thời nhƣ nghĩa của các từ : bùng cháy, đáy vực, màu mè, mênh mang, mênh mông, lỡ tàu... mà nghĩa của chúng chúng tôi đa phân tích ở phần chuyển nghĩa. Những từ này trong “Thời xa vắng” đều có nghĩa chỉ tình cảm, thái độ. Chúng tôi xem đây là những nghĩa mới vì chúng chỉ xuất hiện trong ngữ cảnh cụ thể của tiểu thuyết, thể hiện sự sáng tạo của nhà văn trong việc sử dụng ngôn từ để tạo các hình tƣợng nghệ thuật. Nếu không phải Lê Lựu, tách khỏi “Thời xa vắng”

những nghĩa này sẽ không còn tồn tại. Trong số 196 nghĩa mới mà tác giả tạo ra do chuyển nghĩa lâm thời, phần lớn tập trung vào nghĩa chỉ tình cảm, thái độ tiêu cực, số lƣợng nghĩa tiêu cực là 161/196, chiếm 82,1% và đều thuộc về các từ loại động từ. Sự xuất hiện của các nghĩa mới này góp phần làm mới mẻ, phong phú thêm về ngữ nghĩa cho nhóm từ chỉ tình cảm trong “Thời xa vắng”. Chúng vừa giúp miêu tả một cách chân thực, sinh động diễn biến tâm lí, tính cách của các nhân vật trong truyện, phản ánh sinh động những cảm xúc tinh tế nơi chiều sâu tâm hồn con ngƣời , góp phần tạo nên tính hàm súc, hình tƣợng, biểu cảm cho ngôn ngữ “Thời xa vắng”, đồng thời còn bộc lộ cảm xúc, tâm trạng, thái độ của nhà văn và mang đến giá trị thẩm mĩ cho tác phẩm. Từ đó mà khơi gợi đƣợc những cảm xúc đồng điệu của bạn đọc.

Bên cạnh đó, chúng tôi xem xét nghĩa của các từ mới mà chúng tôi giả định là do tác giả sáng tạo ra trong quá trình sáng tác. Cùng với việc tạo ra các

từ mới là sự xuất hiện của các nghĩa mới. Tìm hiểu nghĩa của các từ này mới thấy đƣợc sự sáng tạo và những đóng góp của cá nhân Lê Lựu cho ngôn ngữ văn học nói riêng và cho ngôn ngữ tiếng Việt nói chung. Đó là trƣờng hợp nghĩa của các từ nhƣ:

Bỉ mặt: Đƣợc sử dụng với nghĩa là coi thƣờng, khinh thƣờng, xem rẻ ngƣời khác.

À ra nhà họ quen thói hà hiếp thiên hạ muốn rẻ rúng, bỉ mặt ai cũng được!” [tr. 18]

Dấm dứt: Đƣợc sử dụng với nghĩa không hài lòng, cảm thấy không thoải mái vì ý định của mình không đƣợc thực hiện không đƣợc tán thành

Hồi đầu bà đồ cứ dấm dứt không yên, sau Tính phải gắt lên...” [tr. 141]

Chấp chửng: Trong câu văn dƣới đây lại có nghĩa chỉ thái độ không nghiêm túc, cố tình mập mờ không rõ ràng, để cho muốn hiểu thế nào cũng đƣợc:

Còn lúc tự mình làm chủ lấy công việc, làm chủ lấy ruộng đất, làm chủ lấy đời mình thì lại phá ngang, ăn nói chấp chửng.”[tr. 34]

Dỗi lẩy trong các trƣờng hợp sau có nghĩa tỏ thái độ giận không bằng lòng bằng cách làm nhƣ không cần đến nữa, không thiết nữa.

“Còn phần lớn là tự ái vặt. Dỗi lẩy như một đứa trẻ...”

Nghe giọng có phần dỗi lẩy của anh trai. Sài nghẹn đi” [tr. 273]

Kinh kinh: có cảm giác hơi sợ

“Eo ơi, biển nó cứ ù ù suốt ngày, suốt đêm những gió là gió. Em thấy kinh kinh là.”[ tr.121]

Kính sợ: coi trọng nhƣng muốn tránh tiếp xúc vì thừa nhận có điểm hơn mình mà tiếp xúc có thể gây bất lợi.

Ngại sợ: cảm thấy muốn tránh và không yên lòng vì cho rằng có cái gì đó trực tiếp gây nguy hiểm cho mình mà mình không thể chống đỡ hoặc không thể tránh.

Hình như Châu ngại sợ con đường không được “đứng đắn” ấy” [tr. 188]

Rào rỡ: nói vòng vo dài dòng để tỏ thái độ thăm dò vì sợ những hiểu lầm hoặc phản ứng không tốt về điều mình sắp nói.

“... đứng dậy rào rỡ bằng những lời hết sức văn hoa, lễ phép...”[tr. 32]

Thậm thột ở cả hai trƣơng hợp sau đều có nghĩa chỉ tâm trạng, trạng thái nôn nóng không yên lòng vì lo lắng.

“... cái làn hơi gạo mới òa ra ngào ngạt cùng với mùi dưa kho tép thơm lừng lẫy làm nước chân răng thằng Sài tứa ra nhưng nó thậm thột không dám nhìn vào chỗ mẹ đang xới cơm.” [tr. 29]

Ruột gan Châu lại thậm thột không yên” [tr.320].

Vờn vỡ: có nghĩa chỉ thái độ đừa cợt, thiếu nghiêm túc, không thực bụng, không chân thành.

Hương vờn vỡ để an ủi mình. An ủi kiểu đó thì ác quá Hương ơi.” [tr. 55]

thững thờ: đƣợc dùng với nghĩa chỉ thái độ hờ hững, không nhiệt tình, thờ ơ, tỏ vẻ không thiết tha.

Cả hàng chục người vừa đàn ông, vừa đàn bà thững thờ đi tới đám đông.”[tr. 27]

Lạt đaicó nghĩa chỉ thái độ tra hỏi vặn vẹo, mỉa mai “Cô cười lạt đai lại:

Em giục! Sao bảo thấy cô ta đẹp anh cứ cuống cả lên.”[tr. 210]

Rỗng rễnh: Chỉ cảm giác trống trải, bâng khuâng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“…những cơn gió ùa vào cái cơ thể dường như rỗng rễnh của mình” [tr. 344]

Chộn rộn trong từ điển tiếng Việt vốn có nghĩa “ xôn xao, ồn ào; rộn ràng hối hả” nhƣng trong “Thời xa vắng” Lê Lựu lại dùng nó với nghĩa hoàn toàn mới , nó có nghĩa chỉ “sự xúc động, bồi hồi, những rung động trong lòng Sài khi anh dang khấp khởi chờ đợi ngƣời yêu”

Đang chộn rộn rối bời bỗng Sài giật thót nghe hiểu reo: “Sài đâu rồi ra chiêu đãi sở, vợ đến.” [tr. 89]

Tủi hận: cảm thấy buồn bã , xót xa cho tân phận bất hạnh , nỗi đau khổ của mình và oán trách kẻ đã gây ra nỗi bất hạnh, đau khổ cho mình.

Dù có ở với mẹ thì mình cũng phải có trách nhiệm đến cùng và lo cho nó hơn hẳn những đứa trẻ khác để nó không tủi hận.”[tr. 182]

dìm lấplàm cho ở vào tình trạng bị đè nén, kìm giữ nhằm che giấu cảm xúc không để biều lộ ra ngoài cho ngƣời khác biết.

“ Dường như cô bé đã chạm vào chỗ đau nhất mà anh cố tìm cách dìm lấp nó đi...” [tr. 52]

Dủm dỉm cƣời không mở miệng chỉ cử động đôi môi để bày tỏ ý mỉa mai một cách kín đáo.

“ Dù anh đã liều quyết định khi chưa hỏi ý kiến vợ nhưng quay về vợ Tính cũng dủm dỉm cười nghĩ bụng: “lát nữa” của anh ấy cũng được đến nửa đêm.” [tr. 138].

Nhƣ vậy, việc tạo ra các nghĩa mới, dù là lâm thời, nhƣng đã thể hiện dấu ấn cá nhân của tác giả, là nét đẹp riêng của ngôn ngữ văn chƣơng Lê Lựu, làm giàu có cho nhóm từ vựng chỉ tình cảm tiếng Việt, làm cho thành phần nghĩa của nhóm tƣ̀ ngƣ̃ này ngày càng phong phú. Đây cũng là những cơ sở đầu tiên cho việc hình thành các từ ngữ mới của nhóm từ chỉ tình cảm, thái độ trong tiếng Việt.

Tóm lại, dù đƣợc tạo ra bằng phƣơng cách nào ẩn dụ hay hoán dụ , ghép các đơn vị mang nghĩa hay biến âm nhƣ̃ng tƣ̀ sẵn có để tạo r a các nghĩa mới thì sự xuấ t hiện của các tƣ̀ mới, nghĩa mới chỉ tình cảm , thái độ trong “Thời xa vắng” cũng đã ghi nhận nhƣ̃ng sáng tạo độc đáo , của Lê Lựu xét từ góc độ sƣ̉ dụng từ ngữ. Đó cũng chính là đóng góp tích cƣ̣c của cá nhân Lê Lƣ̣u cho sƣ̣ phát triển của nhóm tƣ̀ ngƣ̃ chỉ tình cảm , thái độ nói riêng và sự phát triển của từ vựng tiếng Việt nói chung.

Qua tìm hiểu bƣớc đầu về đặc điểm các từ chỉ tình cảm, thái độ trong tiểu thuyết “Thời xa vắng”, chúng tôi rút ra những nhận xét cơ bản sau:

- Về đặc điểm ngữ pháp: Từ chỉ tình cảm, thái độ trong “Thời xa vắng” khá đa dạng về từ loại, bao gồm danh từ - ngữ danh từ, động từ - ngữ động từ, tính từ - ngữ tính từ và một số phụ từ, trong đó động từ - ngữ động từ chiếm số lƣợng nhiều nhất.

- Về đặc điểm ngữ nghĩa: Từ ngữ chỉ tình cảm , thái độ trong “Thời xa vắng” có đặc điểm ngữ nghĩa đa dạng . Có từ ngữ chỉ tình cảm, thái độ tích cực, tƣ̀ ngƣ̃ chỉ tình cảm , thái độ tiêu cƣ̣c và tƣ̀ ngƣ̃ chỉ tình cảm không đặc thù. Các từ ngƣ̃ mang ý nghĩa tích cực tập trung chủ yếu ở từ loại tính từ, còn các từ mang ý nghĩa tiêu cực và các từ ngữ chỉ sắc thái tình cảm không đặc thù, không đánh giá đƣợc theo tiêu chí [± tích cực] tập trung nhiều nhất ở miền từ loại động từ.

-Về phạm vi sử dụng: Từ ngữ chỉ tình cảm, thái độ trong “Thời xa vắng” phần lớn là những từ ngữ trung hòa về phong cách. Lớp từ này có thể đi vào bất cứ phong cách chức năng nào. Đây cũng chính là đặc điểm của nhóm từ ngữ chỉ tình cảm nói chung và vì thế mà lớp từ này có tần số sử dụng rất cao. Bên cạnh số lƣợng lớn từ ngƣ̃ trung hòa, trong “Thời xa vắng” còn sử dụng khá nhiều từ ngữ chỉ tình cảm, thái độ thuộc phong cách khẩu ngữ.

Ngoài ra ở “Thời xa vắng” còn có những từ do tác giả tạo ra trong quá trình sáng tác. Tuy số lƣợng không nhiều nhƣng với những trƣờng hợp này, Lê Lựu đã góp phần tạo nên nét đặc trƣng rất riêng trong ngôn ngữ văn chƣơng của ông và làm phong phú thêm cho trƣờng tƣ̀ vƣ̣ng chỉ tình cảm, thái độ tiếng Việt.

Các từ ngữ chỉ tình cảm thái độ khi đi vào hoạt động giao tiếp, phần lớn trong số chúng đều hiện thực hóa những nét nghĩa trung tâm và giữa chúng thƣờng xuyên xảy ra chuyển nghĩa :

Có 1433 từ ngữ hiện thực hóa nét những nghĩa trung tâm, số còn lại 360 từ ngữ hiện thực hóa nét nghĩa phụ.

Có 425 hiện tƣợng chuyển nghĩa ở nhóm từ ngữ chỉ tình cảm , thái độ, trong đó có 229 hiện tƣợng chuyển nghĩa phổ biến và 196 hiện tƣợng chuyển nghĩa lâm thời. Chúng chuyển nghĩa theo hai phƣơng thức ẩn dụ và hoán dụ. Tuy nhiên phƣơng thức chuyển nghĩa ẩn dụ là phƣơng thức đƣợc ƣa dùng nhiều hơn.

Trên đây là những nhận xét khái quát về đặc điểm của nhóm từ chỉ tình cảm, thái độ trong “Thời xa vắng”. Đó cũng chính là những đặc điểm khái quát nhất của nhóm từ chỉ tình cảm tiếng Việt khi nhóm từ này tham gia vào hoạt động giao tiếp.

Chƣơng 3

HOẠT ĐỘNG CỦA TỪ NGỮ CHỈ TÌNH CẢM, THÁI ĐỘ TRONG

THỜI XA VẮNG

Một phần của tài liệu bước đầu nghiên cứu trường từ vựng chỉ tình cảm, thái độ trong thời xa vắng (Trang 94)