Giá trị của ngôn từ trong khắc họa tính cách nhân vật và hoàn

Một phần của tài liệu bước đầu nghiên cứu trường từ vựng chỉ tình cảm, thái độ trong thời xa vắng (Trang 100)

b. Kiểu chuyển nghĩa cá nhân

3.1.Giá trị của ngôn từ trong khắc họa tính cách nhân vật và hoàn

xuất hiện của nhân vật

Từ điển văn học, 2004, Nxb Thế Giới định nghĩa “tính cách là toàn bộ những đặc thù về lối sống, cách suy nghĩ, ứng xử của một nhân vật do nhà văn tạo nên, góp phần khu biệt với các nhân vật khác. Tính cách là hình ảnh con ngƣời đƣợc phác họa đến mức đủ rõ và đủ tính xác định, thông qua đó làm bộc lộ một dạng hành vi, suy nghĩ, lời nói có căn nguyên lịch sử, đồng thời cũng làm bộc lộ một quan niệm của tác giả về tồn tại con ngƣời. Tính cách trƣớc hết là một thuộc tính thực tại vốn có của nhân loại (chẳng hạn, tâm lí học xem tính cách là tổng hòa những đặc điểm riêng, bền vững của cá nhân đƣợc hình thành và bộc lộ trong hoạt động giao tiếp, chi phối kiểu cách ứng xử tiêu biểu cho cá nhân ấy); đi vào nghệ thuật, nó trở thành đối tƣợng cho sự lí giải và đánh giá một khách thể nghệ thuật độc lập (so với tính cách trong xã hội học, tâm lí học). Tính cách trong văn học nghệ thuật là sự thống nhất hữu cơ giữa cái chung, cái mang tính trùng lặp, và cá thể, cái riêng, không bị lặp lại; là sự thống nhất giữa cái có tính khách quan và cái mang tính chủ quan. Vì thế, tính cách trong văn học nghệ thuật hiện diện nhƣ một thực thể mới,

nhƣ một nhân cách do nghệ thuật tạo ra, nhằm miêu tả một kiểu ngƣời của thực tại, và soi rọi nó về mặt tƣ tƣởng. Chính việc chứa đựng tính quan niệm hình tƣợng con ngƣời trong văn học làm cho khái niệm tính cách trong nghiên cứu văn học khác biệt so với hàm nghĩa của thuật ngữ này trong tâm lí học, triết học, xã hội học.

Trong tác phẩm văn học, sự hình dung về tính cách đƣợc tạo ra nhờ việc miêu tả những biểu hiện bề ngoài và bên trong của cá nhân nhân vật (tâm lí, ngôn ngữ, ngoại hình), nhờ những nhận xét về nhân vật ấy do tác giả hoặc các nhân vật khác nêu ra, nhờ vị trí và vai trò của nhân vật trong sự phát triển cốt truyện. Sự tƣơng quan trong phạm vi tác phẩm giữa tính cách và hoàn cảnh là sản phẩm nghệ thuật của môi trƣờng xã hội lịch sử, môi trƣờng văn hóa tinh thần và môi trƣờng tự nhiên; tƣơng quan này tạo thành tình thế nghệ thuật. Sự đối lập giữa con ngƣời và xã hội, con ngƣời và tự nhiên, cũng nhƣ những mâu thuẫn nội tại của tính cách con ngƣời, đƣợc thể hiện trong xung đột nghệ thuật” [34, tr.1736]. Trong tác phẩm văn học , mỗi một nhân vật mang một tính cách nhất định . Để xây dựng các nhân vật văn học với nhƣ̃ng tính cách điển hình, yếu tố đầu tiên các nhà văn sử dụng là ngôn từ.

Ngôn từ là phƣơng tiện, chất liệu mang tính đặc trƣng của văn học. Nói nhƣ M. Gorki “Ngôn từ là yếu tố thứ nhất của văn học”, là yếu tố đầu tiên mà nhà văn sử dụng trong quá trình sáng tạo tác phẩm văn học. Nó cũng là yếu tố đầu tiên trong sự tiếp xúc của ngƣời đọc với tác phẩm. Bất kỳ tác phẩm văn học nào cũng đƣợc viết hoặc kể bằng lời. Nếu không có ngôn từ thì sẽ không có văn học.

Trong tác phẩm văn học, ngôn từ đem lại cho ngƣời đọc những cảm xúc thẩm mĩ, xúc cảm đƣợc nhận biết thông qua những rung động tình cảm. Ngôn từ trong tác phẩm văn học là một hiện tƣợng nghệ thuật, có chức năng phản ánh hiện thực cuộc sống, đồng thời với sự phản ánh ấy, qua ngôn từ nhà văn bộc lộ tƣ tƣởng tình cảm, thái độ của mình trƣớc hiện thực. Cuối cùng qua ngôn từ nhà văn bao giờ cũng gửi gắm tới độc giả một điều gì đó.

Ở các tác phẩm tự sự nhƣ truyện và tiểu thuyết, để xây dựng nên các nhân vật với những tính cách điển hình trong những hoàn cảnh điển hình thì ngôn từ chính là chất liệu chính, là yếu tố đầu tiên mà nhà văn sử dụng. Ngôn từ không chỉ là phƣơng tiện cụ thể hóa, vật chất hóa sự biểu hiện chủ đề, tƣ tƣởng tác phẩm, cốt truyện mà còn là phƣơng tiện thể hiện tính cách, bộc lộ cá tính và hành vi, tâm lí của nhân vật trong tình huống cụ thể (Hoàn cảnh điển hình). Nó có chức năng khắc họa tính cách nhân vật thông qua việc miêu tả ngoại hình, hành động, đặc biệt là mô tả sự phát triển tâm lí, tình cảm, những biểu hiện cuộc sống bên trong của nhân vật nhƣ: tâm trạng, suy nghĩ, phản ứng tâm lí tình cảm... (đời sống nội tâm). Nhân vật có sức hấp dẫn hay không, có giá trị phản ánh hiện thực hay không, điển hình hay không phụ thuộc rất lớn vào khả năng vận dụng và kết hợp ngôn từ của tác giả. Vì vậy nghiên cƣ́u hoạt động của một nhóm tƣ̀ ngƣ̃ nào đó trong tác phẩm văn học không chỉ là xem xét nhƣ̃ng xu hƣớng thay đổi của nhóm đó trong hoạt động giao tiếp mà còn là đi tìm ra giá trị của nó trong việc sáng tạo nên các hình tƣợng văn học , là phát hiện ra những sáng tạo của ngƣời nghệ sĩ trong nghệ thuật sƣ̉ dụng ngôn tƣ̀.

Với tƣ cách là một bộ phận của hệ thống ngôn ngữ, từ ngữ chỉ tình cảm, thái độ trong tác phẩm văn học nói chung và trong “ Thời xa vắng” nói riêng cũng có những đặc điểm và thực hiện đầy đủ những chức năng trên, mang lại giá trị to lớn cho tác phẩm. Cùng với các nhóm từ ngƣ̃ khác, từ ngƣ̃ chỉ tình cảm, thái độ góp phần khắc họa nên những tính cách điển hình trong những hoàn cảnh điển hình.

Trong phạm vi chƣơng ba, chúng tôi sẽ xem xét hoạt động của từ ngƣ̃ chỉ tình cảm , thái độ; những biểu hiện của Lê Lựu trong việc sử dụng nhóm từ ngữ này để khắc họa tính cách nhân vật ở “Thời xa vắng”.

3.2. Những biểu hiện của việc sử dụng ngôn từ của Lê Lựu trong khắc họa tính cách nhân vật (khai thác từ ngữ chỉ tình cảm, thái độ)

Căn cƣ́ trên trƣờng nghĩa đã xác l ập ở chƣơng 2, chúng tôi phân tích hoạt động của nó trong tác phẩm “ Thời xa vắng” trên các phƣơng diện : mật độ tƣ̀ ngƣ̃ trong diễn tiến cốt truyện , số lƣợng các tƣ̀ ngƣ̃ và nét nghĩa xuất hiện nổi trội, tập trung xem xét sƣ̣ phân bố tƣ̀ ngƣ̃ chỉ tình cảm , thái độ ở một nhân vật cụ thể ( nhân vật S ài). Trên cơ sở đó khái quát bƣớc đầu đặc điểm ngôn ngƣ̃ Lê Lƣ̣u, xét từ góc độ sử dụng từ ngữ chỉ tình cảm, thái độ.

3.2.1. Mật độ từ ngữ chỉ tình cảm, thái độ theo diễn tiến cốt truyện

Thời xa vắng” với trọng tâm tập trung vào số phận nhân vật Giang Minh Sài, đi sâu vào thế giới tâm hồn của nhân vật. Vì thế trong 340 trang sách, Lê Lựu đã sử dụng 6559 lƣợt từ ngữ chỉ tình cảm, thái độ. Nếu chỉ tính riêng từ chỉ tình cảm thái độ, trung bình mỗi trang sách có tới 19,3 lƣợt từ ngữ . Đây là một con số không hề nhỏ. Các từ ngữ chỉ tình cảm, thái độ có mặt ở hầu hết các trang sách của “Thời xa vắng”. Trang nhiều nhất tập trung đến 39 lƣợt từ ngữ nhƣ ở trang 211, trang ít nhất cũng phải sử dụng dăm ba lƣợt. Theo diễn tiến của cốt truyện, mật độ các từ chỉ tình cảm, thái độ đƣợc phân bố đồng đều, giữa phần một và phần hai số lƣợng từ ngữ không có sự chênh lệch đáng kể. Tuy nhiên trong quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy:

Từ ngữ chỉ tình cảm, thái độ tiêu cực xuất hiện nhiêu hơn ở phần hai tác phẩm. Theo diễn tiến cốt truyện, quá trình phát triển tâm lí các nhân vật , số lƣợng từ tiêu cực, ngày một nhiều hơn. Sự có mặt ngày càng nhiều từ ngữ chỉ tình cảm, thái độ tiêu cực cho thấy những biến đổi theo chiều hƣớng tiêu cực trong tâm lí nhân vật, đẩy bi kịch của các nhân vật lên tới đỉnh điểm bất hạnh, đau khổ. Ví dụ, đối với nhân vật Sài, là ngƣời phải chịu nhiều ép buộc ấm ức từ phía gia đình, đơn vị, dù chống lại hay hèn nhát chấp nhận làm theo mong muốn của xung quanh thì ở anh vẫn còn nguyên những khát khao, hoài bão, vẫn nuôi hy vọng đi bộ đội thật xa, phải vào chiến trƣờng để thoát khỏi “con bé ấy”. Trong khoảnh khắc ác liệt của chiến tranh, khi bạn đã vì anh mà hy sinh mạng sống, Sài tự nhủ: phải sống và chiến đấu cho xứng đáng với đồng đội của mình. Thế nhƣng từ khi xuất ngũ, lấy vợ với hy vọng về một gia

đình hạnh phúc. Cuộc hôn nhân của Sài không nhƣ anh tƣởng tƣợng, cái gia đình mà anh tƣởng nhƣ hạnh phúc ấy hóa ra lại là địa ngục với anh. Lúc nào cũng thấp thỏm lo âu, sợ hãi : sợ làm vợ giận, sợ khi con ốm, sợ cả khi có khách đến nhà chơi để rồi cuối cùng sau bao nhiêu uất ức, lo sợ, tủi nhục Sài lại chẳng còn quan tâm tới cảm xúc những ngƣời xung quanh. Chỉ còn lại một Sài bất cần, thách thức số phận và có phần liều lĩnh. Khi ấy, miêu tả tâm lí nhân vật này Lê Lựu đã sử dụng thƣờng xuyên hơn những từ ngữ chỉ tình cảm, thái độ tiêu cực:

Cách sống hơi “ngang” của anh làm Châu vừa bực vừa có phần nể sợ, dè chừng. Tùy. Anh không quan tâm lắm đến thái độ của cô. Anh đã nhất quyết sống như thế.” [ tr, 299].

Từ khi lấy vợ đến giờ đây là lần đầu tiên anh cảm thấy cô đơn quá, bất lực quá. Cũng là lần đầu tiên Sài thấy sợ hãi những cái nhìn lạnh nhạt, những lời nói lạnh nhạt của vợ và cả gia đình cô.” [tr, 271]. Ta cũng bắt gặp tâm lí buông xuôi , tiêu cƣ̣c kiểu ấy ở các nhân vật khác nhƣ : Châu, Tính, Hà…

Không chỉ vậy, mật độ từ ngữ chỉ tình cảm, thái độ tiêu cƣ̣c ngày càng tăng theo diễn tiến cốt truyện là dụng ý nghệ thuật của tác giả. Đó là cách để ông đẩy lên cao những xung đột tình cảm giữa các nhân vật. Với sự xuất hiện ngày càng nhiều từ ngữ chỉ tình cảm tiêu cực, cuộc sống hôn nhân của Sài và Châu thực sự hiện lên nhƣ địa ngục. Lúc nào cũng toàn là những: hốt hoảng, lo lắng, sợ, ngại, cay đắng, nín nhịn, ức nghẹn, bất lực, bực dọc, căm hờn, căng thẳng, cáu giận, cay đắng, chán nản, chán ngán, chua chát, chống chếnh, đau khổ, day dứt, đơn độc, hoảng hốt, im lặng, khổ hạnh, khốn khổ, mắt tròn mắt dẹt, mắt trước mắt sau, mệt mỏi, luống cuống, mặc cảm, ngại, ngán ngẩm, nghĩ ngợi, nuối tiếc, tức giận, tủi thân, xấu hổ … của Sài . Còn Châu, sống cùng Sài chỉ cảm thấy tủi thân, sự khổ hạnh, cô đơn, uất ức, tức tối, tiếc, than phiền, phẫn uất, ê mặt, căm tức, căm thù, bực bõ, chán chường, giận giữ, gắt gỏng, hận, khổ tâm, …Có thể thấy cả hai con ngƣời ấy ai cũng

khổ song họ lại chính là thủ phạm gây ra bất hạnh cho nhau , họ là kẻ mà ngƣời kia vô cùng oán trách. Để rồi một kết cục tan vỡ là điều không tránh khỏi.

3.2.2. Từ ngữ xuất hiện nổi trội

Từ ngữ xuất hiện nổi trội mà chúng tôi đề cập đến ở đây bao gồm hai trƣờng hợp, đó là: Các từ ngữ đƣợc dùng với số lƣợng lớn và các từ ngữ đƣợc dùng với tần xuất lớn.

1. Trƣớc hết là trƣờng hợp các từ ngữ đƣợc dùng với số lƣợng lớn. Căn cƣ́ số liệu thống kê ở chƣơng 2, dễ nhận thấy:

Nếu xét về mặt từ loại, từ ngữ chỉ tình cảm, thái độ trong tác phẩm “Thời xa vắng” chủ yếu thuộc từ loại động từ. Trong số 1793 từ ngữ chỉ tình cảm thái độ mà chúng tôi tìm đƣợc ở “Thời xa vắng” thì có tới 1026 từ ngữ mang đặc trƣng từ loại động từ, đƣợc sử dụng nhƣ động từ hoặc ngữ động từ, chiếm 57,2%. Có những từ xuất hiện với tần số rất cao nhƣ: căm thù, gắt gỏng, ghen, ghét bỏ, khinh rẻ , mong muốn, ngạc nhiên, phẫn nộ, thương hại, tự ái, cáu giận, coi thường, day dứt, đùa, ghen tuông, sôi sục, trách, kiêu hãnh, kính nể, tủi thân, gắt, ghét, mong đợi, nể, ngượng, khinh thường, thích thú , giận dỗi, khao khát, nghi ngờ , bực bội, lẩn tránh, hốt hoảng, hoảng sợ , phản đối, lo lắng, ngại, cảm động, giận, khen, quan tâm, thỏa mãn, yêu thương, tiếc, hoảng hốt, hy vọng, thích, thương, ngỡ, quyết định, nghĩ, yêu , muốn ....Những động từ tình cảm, thái độ này biểu thị những trạng thái động của cảm xúc gắn với những dao động trong thế giới nội tâm của nhân vật, nó không chỉ giúp tác giả miêu tả một cách chính xác, thế giới nội tâm đa dạng, muôn màu muôn vẻ của nhƣ̃ng con ngƣời “Thời xa vắng” mà còn cho thấy cái mà Lê Lựu tập trung làm rõ chính là những ứng xử tình cảm của nhƣ̃ng con ngƣời đó. Mỗi một nhân vật có cách ứng xử tình cảm của riêng mình làm nên nét đặc thù riêng trong tính cách và số phận của họ. Điều đó lí giải vì sao số lƣợng động từ chỉ tình cảm, thái độ trong “Thời xa vắng” lại phong phú đến thế.

Về ngữ nghĩa, những từ ngữ chỉ tình cảm, thái độ tiêu cực là những từ ngữ xuất hiện nhiều nhất, nổi trội nhất trong nhóm từ chỉ tình cảm, thái độ của “Thời xa vắng”. Kết quả thống kê cho thấy có 1098/ 1793 từ ngữ chỉ tình cảm, thái độ tiêu cực trong “Thời xa vắng”, chiếm 61,2% tiêu biểu là các từ ngữ: nổi khùng, nổi nóng, hạch sách, giật thót, căm thù, gắt gỏng, ghen, ghét bỏ, khinh rẻ, phẫn nộ, sợ hãi, tự ái, dứt bỏ, giấu giếm, cáu giận, coi thường, day dứt, đùa, ghen tuông, sôi sục, hắt hủi, đe nẹt, tủi thân, gắt, ghét, ngượng, khinh thường, giận dỗi, nghi ngờ, xỉ vả, bực bội, lẩn tránh, xấu hổ, hốt hoảng, hoảng sợ, phản đối, lo lắng, ngại...Sƣ̣ xuất hiện nổi trội của nhƣ̃ng tƣ̀ ngƣ̃ chỉ tình cảm tiêu cƣ̣c đã chƣ́ng minh thành công của “Thời xa vắng” chính là đã xây dƣ̣ng nên nhƣ̃ng hình tƣợng “nhân vật bi kịch” , diễn tả trung thƣ̣c , xúc động nhƣ̃ng bi kịch đau đớn của một thời máy móc , rập khuôn, quan liêu, sợ sệt. Nó cho thấy cảm hứng chủ đạo của tác phẩm này không ph ải là cảm hứng ngợi ca mà là thái độ bất bình, lên án trƣớc nhƣ̃ng lối sống giả dối , hèn nhát, nhu nhƣợc, thƣ̣c dụng; trƣớc thái độ lạnh lùng, tráo trở; trƣớc cách sống hộ, lo hộ ngƣời khác theo kiểu quan liêu . Nhƣng trên hết vẫn là sƣ̣ đau xót , cảm thông của nhà văn đối với số phận éo le của nhƣ̃ng con ngƣời “Thời xa vắng

2. Trƣờng hợp các từ ngữ đƣợc dùng với tần xuất lớn. Trong số 1793 từ ngữ chỉ tình cảm, thái độ nói trên, có gần một nửa trong số đó là những từ ngữ có tần số xuất hiện hơn 1 lần trong “Thời xa vắng”. Có những từ xuất hiện hai lần, ba lần nhƣng cũng có những trƣờng hợp đặc biệt một số từ có tần số xuất hiện rất cao nhƣ: nhớ (34 lần), thích (39 lần), lo (55 lần), nghĩ (78 lần), yêu (132 lần, muốn (152 lần).... Theo thống kê của chúng tôi, có 832/1793 từ ngữ xuất hiện với tần số nổi trội ( xuất hiện hơn một lần), chiếm 46,4% tổng số từ ngữ chỉ tình cảm, thái độ trong “Thời xa vắng”. Nếu tính số từ ngữ xuất hiện từ 10 lần trở lên thì có 110 từ ngữ , chiếm 6,1%.

Xét về phƣơng diện từ loại, những từ ngữ có tần số xuất hiện nổi trội tập trung nhiều nhất ở miền từ loại động từ, sau đó là tính từ rồi mới đến danh từ và các từ loại khác. Cụ thể: Trong tổng số 832 từ ngữ nổi trội có 479 động

từ - ngữ động từ, chiếm 57,6%; 256 tính từ - ngữ tính từ, chiếm 30,8%; 93 danh từ - ngữ danh từ, chiếm 11,1%; 4 phụ từ, chiếm 0,5%. Nếu xét tỉ lệ này ở các từ có tần số xuất hiện từ 4 lƣợt trở lên thì số lƣợng là nhƣ sau: 253 động từ - ngữ động từ, chiếm 65,7%; 102 tính từ - ngữ tính từ, chiếm 26,5%; 30 danh từ - ngữ danh từ, chiếm 7,8%.

Một phần của tài liệu bước đầu nghiên cứu trường từ vựng chỉ tình cảm, thái độ trong thời xa vắng (Trang 100)