Tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ giữa biến động dân số và tăng trưởng kinh tế thành phố hà nội giai đoạn 1999- 2009 (Trang 55)

DỰ BÁO BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM

4.1.2.Tăng trưởng kinh tế

4.1.2.1. Cơ sở dự báo

- Kinh tế TP đang chu kỳ tăng trưởng đi lên, tốc độ năm sau cao hơn năm trước. - Xét về tổng cung, tỷ lệ đầu tư trên GDP của TP còn thấp, do đó có thể tăng lên đáng kể

- Xét về phương diện tổng cầu, thì tiêu dùng dân cư, đầu tư, chi tiêu ngân sách và xuất khẩu đều có những mặt thuận lợi hơn giai đoạn trước. Tiêu dùng dân cư giai đoạn tới sẽ cao hơn vì dự đoán tốc độ tăng trưởng cả nước sẽ cao hơn. Đầu tư của dân có xu hướng tăng lên vì sự thông thoáng của Luật Doanh nghiệp và sự cải thiện

của môi trường đầu tư, đầu tư từ ngân sách TP có xu hướng tăng lên vì được trung ương phân cấp và khai thác các nguồn thu khác như từ đất, trái phiếu…

- Sau khi gia Việt Nam gia nhập WTO mở ra nhiều cơ hội về thị trường xuất khẩu cho Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng

- Kiều hối chuyển về ngày càng tăng vừa kích thích tổng cầu, vừa kích thích tổng cung nếu chuyển thành đầu tư

- Phát triển mạnh mẽ công nghiệp trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc kéo theo nhu cầu lớn về dịch vụ và đây là thế mạnh của TP

- Dân số tăng tạo nguồn lực dồi dào trong các ngành kinh tế

4.1.2.2. Kết quả dự báo

Hà Nội là trung tâm chính trị-hành chính của quốc gia, trung tâm văn hoá lớn, trung tâm khoa học giáo dục-đào tạo hàng đầu, trung tâm kinh tế lớn của cả nước và trung tâm giao dịch quốc tế, đầu mối giao thông quan trọng của quốc gia. Nền kinh tế Hà Nội là một động lực lớn cho tăng trưởng kinh tế của cả nước. Dự báo giai đoạn 2010- 2022 kinh tế TP có tốc độ tăng trưởng cao hơn giai đoạn 1999- 2009. Hà Nội có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm từ 9-10% (giai đoạn 2011-2020) và 7,5-8,5% (2021-2030), GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt khoảng 3500- 3750 USD, năm 2022 đạt khoảng 5.100-5.300 USD, năm 2030 đạt 11.000-12.000 USD. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới năm 2015 dưới 1% và đến 2020 gần như xóa đói giảm nghèo tại các địa phương.

Đến năm 2030, cơ cấu kinh tế có tỷ trọng khu vực dịch vụ và công nghiệp chiếm trên 98%; tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 85%; tỷ lệ đô thị hoá đạt khoảng 67- 70%; quy mô dân số khoảng 9-9,4 triệu người (trong đó dân số đô thị khoảng 6,4 triệu người).

Về tổ chức không gian đô thị, định hướng chung là xây dựng Hà Nội trở thành một đô thị xanh, văn hiến, hiện đại. Tổ chức không gian đô thị Hà Nội theo mô hình chùm đô thị, bao gồm đô thị trung tâm hạt nhân và 5 đô thị vệ tinh là Sơn Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai, Phú Xuyên - Phú Minh, Sóc Sơn.

Đến năm 2022, Hà Nội sẽ phát triển là một đô thị sinh thái, môi trường trong sạch, có sự gắn kết hài hòa các yếu tố tự nhiên - xã hội - con người (đất- nước- cây xanh- văn hoá) trong một không gian đô thị phát triển bền vững.

Có sự chuyển biến mạnh về chất lượng tăng trưởng, bảo vệ môi trường,

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ giữa biến động dân số và tăng trưởng kinh tế thành phố hà nội giai đoạn 1999- 2009 (Trang 55)