Thực trạng nguồn lao độngTP Hà Nội giai đoạn 1999-

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ giữa biến động dân số và tăng trưởng kinh tế thành phố hà nội giai đoạn 1999- 2009 (Trang 36)

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.2.3.Thực trạng nguồn lao độngTP Hà Nội giai đoạn 1999-

3.2.3.1. Lực lượng lao động

Sau khi mở rộng địa giới hành chính, Thủ đô Hà Nội có dân số trên 6,4 triệu người, số người trong độ tuổi lao động: 4,3 triệu, gần 3,5 triệu người tham gia hoạt động kinh tế, nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp, điểm công nghiệp phát triển, thu hút các ngành nghề sản xuất ở khu vực doanh nghiệp, làng nghề thủ công truyền thống, trang trại … đã tạo ra cầu lao động phong phú, việc làm đa dạng, linh hoạt đáp ứng nhu cầu tạo việc làm của người lao động. Hà Nội là nơi tập trung nhiều trường Đại học, Cao đẳng, các Viện, Trung tâm nghiên cứu lớn của cả nước, bên cạnh đó chủ trương xã hội hóa mạnh mẽ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo đã huy động, khai thác tiềm năng to lớn của xã hội đầu tư cho lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

Bảng 3.5. Lao động chưa có việc làm và đã được giải quyết việc làm khu vực thành thị

2005 2006 2007 2008 2009

Số người được giải quyết việc làm -Việc làm ổn định -Việc làm tạm thời 57.074 30.712 26.362 60.238 32.966 27.272 63.000 33.976 29.024 66.027 35.569 30.458 67.215 36.005 31.210 Số người đăng ký tìm việc làm 55.615 58.038 62.511 55.249 56.964

Nguồn: Hà Nội niên giám thống kê năm 2009

TP quan tâm nhiều tới vấn đề lao động, sử dụng các chính sách tuyển dụng, khuyến khích lao động để giảm thất nghiệp xuống mức tối thiểu. Số người được giải quyết việc làm tăng dần qua các năm song mức độ tăng còn thấp. Tỷ lệ số người có việc làm tạm thời trong tổng số người được giải quyết việc làm còn cao chứng tỏ chính sách giải quyết việc làm của TP chưa đạt hiệu quả cao.

Dân số và lao động của Hà Nội tuy lớn song sự mất cân đối giữa cung - cầu lao động khá rõ nét, đặc biệt sau khi mở rộng địa giới hành chính Thủ đô. Theo khảo sát, chất lượng cung lao động qua đào tạo giảm so với trước chỉ còn 31,2%, (số liệu điều tra dân số nhà ở tháng 4/2009).

3.2.3.2. Cơ cấu lao động

* Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế

Việc chuyển dịch cơ cấu lao động dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp theo sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế với số lượng lớn song tốc độ chuyển dịch còn chậm. Cơ cấu lao động một số ngành còn bất hợp lý, năng suất lao động trong một số ngành còn thấp (như nông nghiệp, làng nghề …).

Lao động nông nghiệp tuy chiếm tỷ trọng lớn nhưng sự chuyển dịch trong nội bộ ngành nông nghiệp sang ngành khác còn chậm. Suy giảm kinh tế thế giới năm 2008 và đầu năm 2009 đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố, tập trung ở các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu hoặc các doanh nghiệp phụ thuộc nguồn nguyên liệu nước ngoài, điển hình là các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt, may, da, giày, do thị trường bị thu hẹp, giảm số lượng các đơn đặt hàng, buộc doanh nghiệp phải cơ cấu lại.

Nhiều doanh nghiệp áp dụng các biện pháp linh hoạt để hạn chế cắt giảm lao động (bố trí nghỉ luân phiên, làm việc không trọn tuần, trọn tháng) nhằm giữ lại lao động có chuyên môn tay nghề cao, (năm 2008 và 6 tháng đầu năm 2009, số lao động

mất việc, thiếu việc làm tại các doanh nghiệp, làng nghề, lao động đi xuất khẩu phải về nước trước thời hạn lên đến gần 30.000 lao động), số lao động mất việc do chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp khoảng 40.000 người.

Đến tháng 12/2009, toàn Thành phố có 93.503 doanh nghiệp, trong đó có 627 doanh nghiệp nhà nước, 1585 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trên 91.000 doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp lớn, nhất là các doanh nghiệp nhà nước đang được sắp xếp lại theo luật doanh nghiệp nhiều lao động làm cho công tác quản lý lao động, giải quyết việc làm ở Hà Nội đã và đang đặt ra nhiều vấn đề mới.

* Cơ cấu lao động theo độ tuổi

Bảng 3.6: Tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế của dân số từ 6 tuổi trở lên chia theo độ tuổi (%) Hà Nội Tổng số 62,8 Theo độ tuổi 6 - 9 - 10 - 14 0,9 15 - 19 27,2 20 - 24 73,7 25 - 29 89,8 30 - 34 96,9 35 - 39 97,0 40 - 44 94,6 45 - 49 89,3 50 - 54 78,7 55 - 59 58,5 60+ 26,6

Nguồn: Báo cáo Nghèo đô thị UPS - 09

Dân số từ 6 tuổi trở lên tham gia hoạt động kinh tế tại Hà Nội là 62,8%. Tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế của dân số trong độ tuổi từ 25 đến 44 tuổi cao nhất và tỷ lệ này giảm dần từ 45 tuổi trở đi. Nhóm tuổi từ 15 đến 24 tuổi có tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế thấp hơn do đang độ tuổi đi học. Kết quả khảo sát cũng cho thấy có 0,9% trẻ em độ tuổi 10 – 14 làm việc trong các ngành kinh tế.

3.2.3.3. Chất lượng lao động * Trình độ chuyên môn

Trình độ chuyên môn của lao động tại Hà Nội cao hơn TP Hồ Chí Minh, tỷ lệ chưa qua đào tạo chuyên môn tại Hà Nội là 50,8%, tại TP Hồ Chí Minh là 70,3%. Trình độ chuyên môn đã qua đào tạo từ công nhân kỹ thuật đến trung cấp, cao đẳng và đại học trở lên của Hà Nội đều cao hơn TP Hồ Chí Minh.

Bảng 3.7: Dân số tham gia hoạt động kinh tế chia theo trình độ chuyên môn (%)

Hà Nội TP Hồ Chí Minh

Tổng số 100 100

Chưa qua đào tạo chuyên môn 50,8 70,3

Công nhân kỹ thuật ngắn hạn 7,5 5,8

Công nhân kỹ thuật dài hạn 2,4 1,0

Trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề 10,0 5,9

Cao đẳng và cao đẳng nghề 3,4 3,0

Đại học trở lên 25,9 13,9

Nguồn: Báo cáo Nghèo đô thị UPS – 09 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biểu đồ 3.6: Dân số Hà Nội tham gia hoạt động kinh tế chia theo trình độ chuyên môn

* Thiếu lao động trình độ chuyên môn cao

Mặc dù có 3,2 triệu người đang độ tuổi lao động nhưng TP vẫn thiếu lao động có trình độ chuyên môn cao. Nhiều sinh viên tốt nghiệp vẫn phải đào tạo lại, cơ cấu và chất lượng nguồn lao động chưa dịch chuyển theo yêu cầu cơ cấu ngành kinh tế.

Hà Nội thiếu trầm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao và lao động dịch vụ cao cấp trong các ngành tài chính, ngân hàng, du lịch, bán hàng... nên nhiều nghề và công việc phải thuê lao động nước ngoài trong khi lao động xuất khẩu đa phần có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp hoặc mới chỉ qua giáo dục định hướng. Trong khi đó, nhu cầu lao động đang có xu hướng tăng cả về số lượng và chất lượng, chủ yếu do nền kinh tế tăng trưởng nhanh trong những năm gần đây, đặc biệt là số doanh nghiệp mới thành lập ngày càng nhiều.

Thực hiện xã hội hóa công tác dạy nghề, tính đến hết năm 2009, toàn TP có 250 cơ sở dạy nghề với đa dạng sở hữu và cấp độ đào tạo, trong đó có 104 cơ sở dạy nghề công lập, 146 cơ sở ngoài công lập, năm 2009 đã tuyển sinh đào tạo nghề cho 134.735 người, đạt 107% kế hoạch năm, tăng 15% so với năm 2008.

Chất lượng đào tạo nghề được nâng cao, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt trên 95%, tỷ lệ học sinh có việc làm sau tốt nghiệp đạt trên 70%, nhiều trường dạy nghề đạt 100% số học sinh ra trường có việc làm. Theo đánh giá của người sử dụng lao động, kỹ năng nghề của lao động Thủ đô qua đào tạo nghề trên 30% đạt khá giỏi, gần 59% đạt loại trung bình.

Qua khảo sát 90 DN tham gia các phiên giao dịch việc làm gần đây, với nhu cầu tuyển 3.500 lao động nhưng kết quả DN chỉ tuyển được 312 LĐ có nghề và 78 LĐ phổ thông. Sự thiếu hụt nhân lực khiến các DN phải tuyển cả lao động trình độ CĐ, ĐH vào làm ở vị trí lao động phổ thông. DN vừa mất chi phí đào tạo nghề vừa có khả năng mất lao động bất cứ lúc nào. 12 khu công nghiệp của Hà Nội đi vào hoạt động đang thu hút trên 100.000 lao động nhưng chủ yếu là lao động ở các tỉnh xa về.

Xây dựng và vận hành quỹ hỗ trợ ổn định đời sống lao động chuyển đổi mục đích sử dụng đất với nguồn vốn ban đầu là 50 tỷ đồng nhằm tập trung nguồn lực dạy nghề cho lao động mất việc làm do chuyển đổi mục đích sử dụng đất đất nông nghiệp.

Với tốc độ phát triển của một Thủ đô ngàn năm tuổi, Hà Nội đang là thành phố thu hút đầu tư lớn, cùng với đó là đòi hỏi gắt gao về chất lượng lao động, đặc biệt là lao động trình độ cao. Tuy nhiên Hà Nội vẫn thiếu nguồn lao động chất lượng cao. Ở thời điểm hiện tại, 60% lao động của Hà Nội vẫn chưa qua đào tạo, tình trạng thiếu nguồn lao động chất lượng cao, có ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu của các đối tác nước ngoài đang là bài toán đặt ra trong Chương trình giải quyết việc làm thành phố giai đoạn 2011-2015.

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ giữa biến động dân số và tăng trưởng kinh tế thành phố hà nội giai đoạn 1999- 2009 (Trang 36)