2.1. Chất liệu dệt nên những bài thơ của Hoàng Cầm thấm đẫm tính mẫutừ kho văn hóa dân gian – lịch sử, thành ngữ, tục ngữ, ca dao viết về mẹ. từ kho văn hóa dân gian – lịch sử, thành ngữ, tục ngữ, ca dao viết về mẹ.
Thế giới nghệ thuật trong thơ Hoàng Cầm là thế giới của những câu chuyện xưa, những huyền tích gắn với những người phụ nữ, những người Mẹ vĩ đại của dân tộc. Ta có thể kể ra hàng loạt những nhân vật vừa xuất hiện trong sử sách, vừa được huyền thoại hóa để trở thành những nhân vật linh thiêng trong đời sống tinh thần của người Việt. Những Giáng Tiên, Đặng Thị Huệ, Ỷ Lan, Mị Châu, Tiên Dung đến Hai Bà Trưng, Bà Triệu… tất cả đều được hóa thân vào những vần thơ mang đậm vẻ đẹp mẫu tính.
Dải yếm là một hình tượng quen thuộc trong thơ ca và cũng là một biểu tượng đầy sức ám ảnh trong thơ Hoàng Cầm. Nó là cầu nối, là khát khao yêu đương của những người con gái thuở xưa: “Ước gì sông rộng tày gang / Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi”
Kho thành ngữ, tục ngữ, ca dao của nhân dân ta về người phụ nữ, về mẹ rất phong phú. Đã có một Nguyễn Bính với vẻ đẹp “chân quê” thấm đẫm chất dân gian của kho tàng thi ca đó. Đến Hoàng Cầm, từ chất liệu là là những câu ca dao, thành ngữ trong đời sống, ông đã tạo tác để nó trở thành những phương tiện nghệ thuật chuyển tải cảm hứng về tính mẫu trong thơ. Từ câu ca dao: “Con mất cha ăn cơm với cá / Con mất mẹ liếm lá qua ngày”, Hoàng Cầm đã lấy tứ đó và viết : “Tìm trong lá bánh thấy gì / Mắt mẹ ơ hờ thoảng bóng mi”,
để nói về nỗi đau xa mẹ. Từ “Trời mưa bong bóng phập phồng / Mẹ đi lấy chồng, con ở với ai”, đi vào thơ Hoàng Cầm, nó trở thành nỗi đau nghẹn ngào bởi sự cách xa: “Có giỗ bên sông chừng mưa xa / Phập phồng bong bóng / Con ở lại coi nhà”. Trong bài “Đi xa”, ta bắt gặp hàng loạt địa danh tươi đẹp, mơ màng của đất nước thân yêu và cả những câu ca đã đi vào tâm thức cộng đồng: “Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa / Hỡi ơi Tô Thị / Bế con về quê xưa” (Đồng
Hằng
Đăng có phố Kỳ Lừa / Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh). Ngay cả nỗi xót đau của thân phận người phụ nữ cũng được thể hiện trong thơ Hoàng Cầm qua kết cấu “Thân em” (Thân em như tấm lụa đào / Phất phơ giữa chợ, biết vào tay ai; Thân em như quế giữa rừng…; Thân em như chổi đầu hè, Thân em như hạt mưa sa…): “ Đừng ví thân Em hạt gạo tám xoan / Đừng vẽ hình Em hoa đào hoa lý / Đừng hát tình Em sóng vỗ mưa về”
2.2. Cấu tứ chung của những bài thơ thường là cuộc đối thoại giữa Convà Mẹ và Mẹ
“Về Kinh Bắc” nói riêng và thơ Hoàng Cầm nói chung thường được tổ
chức theo kết cấu cuộc đối thoại giữa Con và Mẹ. Mở đầu tập thơ là cái cúi đầu thành kính của người con trở về với mẹ, với cội nguồn: “Cúi lạy Mẹ, con trở về Kinh Bắc”. Tiếp đó là hàng loạt những tâm sự của Con dành để nói với Mẹ: “Về Kinh Bắc phải đâu con nghẹn khóc”, “ Về Kinh Bắc phải đâu con hé miệng”, “Về Kinh Bắc phải đâu con nhắm mắt”. Trong bài “Đứa trẻ”, “Đợi mùa”, “Quà mẹ”, “Luân hồi”… tâm thế của cái tôi trữ tình chính là người Con trong cuộc đối thoại với Mẹ:
Con đấy ư Con đã về Kinh Bắc Những cỏ Bồng Thi Với dế đầu si Những lá Diêu Bông Với đôi xe hồng
Luân lưu thụ thai qua chín đời Đằng đẵng
Đến khi con lọt lòng
(Luân hồi)
Chính cái tâm thế ấy của cái tôi trữ tình đã tạo nên vẻ đẹp mẫu tính trong thơ Hoàng Cầm.
Hằng
CHƯƠNG 3: NGUỒN GỐC CỦA MẪU TÍNH TRONG THƠ HOÀNG CẦM TRONG THƠ HOÀNG CẦM