- Công tác giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư vẫn còn nhiều vướng mắc khó khăn do một số vấn đề từ giá cả tăng, các chính sách về công tác giải phóng
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN
3.3.2. Kiến nghị về phương hướng nâng cao hiệu quả phân tích tài chính cho công ty
công ty
Trên cơ sở phân tích tình hình tài chính của công ty ở phần II, có thể thấy rằng mặc dù đã cố gắng và nỗ lực không ngừng nhưng bên cạnh những thành tựu đã đạt được công ty vẫn còn bộc lộ một số hạn chế trong chính sách phân tích tình hình tài chính công ty gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh, việc đưa ra các quyết định của các nhà quản lý của công ty. Từ đó em xin được đưa ra một số ý kiến về các giải pháp nâng cao hiệu quả phân tích tài chính của công ty như sau:
3.3.2.1. Xác định chính sách tài trợ, xây dựng cơ cấu vốn hợp lý.
Mục tiêu, chính sách kinh doanh của doanh nghiệp trong từng giai đoạn nhất định là khác nhau, nhưng đều tựu chung lại ở mục tiêu tối đa hóa lợi ích của chủ sở hữu - tức là tối đa hóa tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trong phạm vi mức độ rủi ro cho phép.Chính vì thế, xây dựng, thiết lập được một cơ cấu tài chính tối ưu sẽ đảm bảo cho mức độ rủi ro tài chính của công ty là nhỏ và công ty sẽ thoát khỏi nguy cơ phá sản. Qua đó có thể thấy việc đầu tư phân tích tài chính cho công ty ngay hiện nay là việc làm rất cần thiết.
3.3.2.2. Đào tạo đội ngũ cán bộ
Việc kiêm nhiệm luôn chức vụ kế toán lẫn phân tích tài chính đối với các kế toán viên trong công ty tuy không khó khăn nhưng việc vừa làm kế toán vừa làm công tác phân tích sẽ không được chuyên sâu, kết quả phân tích tài chính ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng. Do đó việc Công ty đào tạo riêng đội ngũ cán bộ phân tích tài chính sẽ có hiệu quả hơn.
3.3.2.3. Tổ chức quản lý
Công ty nên tách riêng phòng tài chính và phòng kế toán, qua đó với mỗi phòng riêng biệt chỉ tập trung vào chuyên môn chính của mình. Với phòng tài chính
cần thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính công ty theo hàng tháng, hàng quý, hàng năm…theo yêu cầu của ban giám đốc cũng như hội đồng quản trị yêu cầu.
Phòng tài chính cần cử những cán bộ trẻ có năng lực đi tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ, qua đó góp phần nâng cao tính chính xác của việc phân tích tình hình tài chính công ty, giúp ban giám đốc đưa ra các quyết định chính xác, kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tiến hành kiểm tra lại những vướng mắc, tồn đọng trong công ty để đưa công ty phát triển mạnh hơn nữa.
Trong chặng đường hình thành và phát triển của mình, giai đoạn hơn 20 năm đổi mới chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước là thời kỳ khó khăn nhất đối với công ty nói riêng và các doanh nghiệp khác nói chung. Và gần đây nhất là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến các doanh nghiệp nước ta và Công ty cổ phần Xây lắp điện I cũng không phải là một ngoại lệ. Tuy nhiên chính trong giai đoạn này, công ty đã khẳng định được sức mạnh của mình: Đứng vũng và phát triển bằng chính nội lực của bản thân. Đúng là “lửa thử vàng, gian nan thử sức”.
Trong những năm qua công ty đã đạt được nhiều thành tích nổi bật, các sản phẩm của công ty không ngừng cải tiến, đáp ứng được yêu cầu của thị trường, sản lượng, doanh thu tiêu thụ có xu hướng ngày càng tăng. Tuy nhiên bên cạnh những thành công đã đạt được, công ty vẫn còn nhiều hạn chế như cơ cấu vốn mất cân đối, hiệu quả sử dụng vốn chưa tương xứng với lượng vốn bỏ ra, tồn đọng vốn trong khâu thanh toán, chưa trú trọng đến hoạt động Marketing…tất cả các điều đó đã làm cho tốc độ phát triển của công ty còn bị hạn chế.
Theo ý chủ quan của mình, em đã nêu ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả phân tích tài chính của công ty. Tuy nhiên do thời gian thực tập có hạn, trình độ bản thân còn nhiều hạn chế bước đâu làm quen với tình hình thực tế nên em còn có những thiếu sót không thể tránh khói. Vì vậy em mong rằng sẽ nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô giáo và các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn, góp phần nhỏ bé làm cho công ty phát triển vững mạnh hơn.