5. Ngoại tệ các loại 1.014.776 8444 6 Dự án chỉ sự nghiệp, dự án
2.2.2. Các chỉ tiêu tài chính cơ bản và ý nghĩa
Từ bảng cân đối kế toán và bảng cân đối tài chính ở trên ta tính được:
2.2.2.1. Các hệ số cấu trúc
Hệ số cấu trúc bên TS Đầu kỳ Cuối kỳ
T1=TSCĐ/Tổng TS 0,05 0,03 T2=Đầu tư TCDH/Tổng TS 0,04 0,03 T3=Các KPT/Tổng TS 0,48 0,46 T4=Tiền & DTTCNH/Tổng TS 0,1 0,07 Hệ số cấu trúc bên NV Đầu kỳ Cuối kỳ V1=Nợ NH/Tổng NV 0,718 0,804 V2=VC/Tổng NV 0,277 0,193 V3=Nợ phải trả/Tổng NV 0,722 0,806 Hệ số cân bằng Đầu kỳ Cuối kỳ Ed1=VC/TSCĐ 5,141 5,872 En2=(Tiền+các KPT)/Nợ ngắn hạn 0,689 0,614
En3=Tiền/Nợ ngắn hạn 0,025 0,034
2.2.2.2. Các hệ số về khả năng thanh toán
• Hệ số thanh toán tổng quát
Hệ số thanh toán tổng quát = Tổng tài sản Tổng nợ phải trả Đầu năm 2011 = 746.795.544.818 539.434.911.259 = 1,38 lần Cuối năm 2011 = 765.665.670.160 617.767.205.674 = 1,24 lần
Như vậy, cứ 1 đồng đi vay của công ty thì có 1,38 đồng tài sản đảm bảo ở thời điểm đầu năm vào 1,24 đồng tài sản đảm bảo ở thời điểm cuối năm. Các hệ số thanh toán tổng quát đều lớn hơn 1, có nghĩa là công ty luôn đảm bảo được khả năng thanh toán.
• Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn = Tổng giá trị TSNH Tổng nợ ngắn hạn Cuối năm 2011 = 666.869.845.365 536.445.684.933 =1,24 Cuối năm 2011 = 708.842.774.302 615.763.415.852 =1,15
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn cuối năm lớn hơn đầu năm và đều lớn hơn 1, chứng tỏ công ty có khả năng thanh toán nợ ngặn hạn.
• Hệ số thanh toán nhanh
Hệ số thanh toán nhanh = Tổng giá trị TSNH - Tồn kho Tổng nợ ngắn hạn Đầu năm 2011 = 666.869.845.365 – 234.738.599.299 536.445.684.933 = 0,805 Cuối năm 2011 = 708.842.774.302 – 243.556.694.142 615.763.415.852 = 0,755
Hệ số thanh toán nhanh cuối năm nhỏ hơn đầu năm và đều nhỏ hơn 1 chứng tỏ khả năng thanh toán nhanh của công ty là thấp. Tuy nhiên, do tỷ trọng các khoản phải thu lớn trong tổng TSNH và ĐTNH vì vậy khả năng thanh toán của công ty phụ thuộc nhiều vào khả năng thu hồi các khoản phải thu, đặc biệt là các khoản nợ của khách hàng.
Qua đánh giá khái quát một số chỉ tiêu về khả năng thanh toán, ta có bảng các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của Công ty như sau :
Bảng : Khả năng thanh toán của công ty
Đơn vị: 1000đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 So sánh % Số tuyệt đối
TS ngắn hạn 666.869.845.365 765.665.670.160 260.633.163.968 +58,15 Các khoản đầu tư tài
chính ngắn hạn - - - - Tổng nguồn vốn 746.795.544.818 765.665.670.160 18.870.125.342 +2,46 Tổng tài sản 746.795.544.818 765.665.670.160 18.870.125.342 +2,46 Nợ phải trả 539.434.911.257 617.767.205.674 +78.332.294.417 +14,5 Nợ ngắn hạn 536.445.684.933 615.763.415.852 +79.317.730.919 +14,78 Hệ số thanh toán tổng quát 1,38 1,24 -0,14 -10,1 Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn 1,24 1,15 -0,09 -7,26 Hệ số thanh toán nhanh 0,805 0,755 -0,05 -6,21
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán công ty) 2.2.2.3. Các hệ số về hoạt động
• Vòng quay các khoản phải thu
Số vòng luân chuyển các khoản phải thu = Tổng Doanh thu thuần Các KPT bình quân Năm 201 = 891.288.098.253 304.248.394.141 = 2,5 vòng Năm 2011 = 604.026.654.994 304.248.394.141 = 1,98 vòng
Như vậy số lần thu được nợ của năm 2010 là cao hơn 2011 chứng tỏ hiệu quả thu nợ của công ty là thấp. Còn có nhiều khoản vốn của công ty bị người khác chiếm dụng, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Công ty cần đề ra phương án thu nợ có hiệu quả
Kỳ thu tiền trung bình = Số ngày Vòng quay KPT Năm 2010 = 360 ngày 2,5 vòng = 144 ngày Năm 2011 = 360 ngày 1,98 vòng = 181,8 ngày
Kỳ thu tiền trung bình cho biết số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu. Năm 2010 mất 144 ngày trong khi năm 2011 phải cần đến 181,8 ngày (gấp 1,26 lần). Như vậy thời gian thu 2011 đã nhanh hơn, giảm bớt việc vốn của công ty bị chiếm dụng, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn, làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh.
•Vòng quay vốn kinh doanh
Vòng quay vốn kinh doanh = Doanh thu thuần Vốn kinh doanh bình quân
Năm 2010 = 1.782.576.196.506 1.512.461.214.978 = 1,178 Năm 2011 = 1.208.053.309.988 1.512.461.214.978 = 0,798 vòng
Như vậy, số vòng quay vốn kinh doanh năm 2011 là thấp hơn so với năm 2010 (0,38 vòng). Điều này chứng tỏ khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp. doanh thu thuần được sinh ra từ tài sản mà doanh nghiệp đã đầu tư là thấp và có xu hướng giảm. Công ty đã có biện pháp tăng doanh thu không hợp lý nên phải có biện pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho công ty, các dự án đầu tư được hiệu quả hơn.
2.2.2.4. Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời
• Tỷ suất lợi nhuận trước thuế vốn kinh doanh
Tỷ suất LNTT vốn kinh doanh = LNTT
Vốn kinh doanh bình quân
Năm 2010 = 90.423.493.952 1.512.461.214.978 = 0,06 Năm 2011 = 32.496.738.48 1.512.461.214.978 = 0,02
• Tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn kinh doanh
Tỷ suất LNST vốn kinh doanh = LNST
Vốn kinh doanh bình quân
Năm 2010 = 72.329.975.133 1.512.461.214.978 = 0,048 Năm 2011 = 27.131.946.568 1.512.461.214.978 = 0,018
Kết quả trên cho thấy, với một đồng vốn bỏ ra thì đem lại số lợi nhuận trước thuế năm 2010 là 0,06 đồng, đối với năm 2011 là 0,02 đồng, điều này cũng có nghĩa là lợi nhuận sau thuế năm 2010 thu được là 0,048 đồng; năm 2011 là 0,018 đồng. Như vậy tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn kinh doanh của công ty là tương đối thấp.
• Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu
Tỷ suất LNTT trên doanh thu = LNTT DTT Năm 2010 = 90.423.493.952
891.288.098.253
= 0,101 (10,1%)
Năm 2011 = 32.496.738.748 604.026.654.994
= 0,054 (5,4%)
• Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu
Tỷ suất LNST trên doanh thu = LNST DTT Năm 2010 = 72.329.975.133 891.288.098.253 = 0,081 (8,1%) Năm 2011 = 27.131.946.568 604.026.654.994 = 0,045 (4,5%)
Như vậy, mỗi một đồng doanh thu mà doanh nghiệp bỏ vào kinh doanh trong kỳ đem lại 0,081 đồng lợi nhuận sau thuế năm 2010 và 0,045 đồng lợi nhuận sau thuế năm 2011. Chúng tỏ với cùng một đồng doanh thu thì năm 2011 đem lại hiệu quả thấp hơn so với năm 2010..
• Tỷ suất lợi nhuận VCSH
Tỷ suất lợi nhuận VCSH = LNST VCSH bình quân VCSH bình quân năm 2010 = 147.898.464.486+87.537.626.012 2 = 117.718.045.249 (nghìn đồng) VCSH bình quân năm 2011 =147.898.464.486+207.360.633.561 2
= 177.629.549.524 (nghìn đồng) Năm 2010 = 72.329.975.133 117.718045.249 = 0,614 (61,4%) Năm 2011 = 27.131.946.568 177.629.549.524 = 0,23 (23%)
Tỷ suất lợi nhuận của hai năm là không bằng nhau, có nghã là 1 đồng VCSH bỏ vào kinh doanh năm 2010 mang lại 0,614 đồng lợi nhuận sau thuế và 1 đồng VCSH bỏ vào kinh doanh năm 2011 mang lại 0,23 đồng lợi nhuận sau thuế, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn năm 2010 cao hơn so với năm 2011. So sánh với tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn kinh doanh mang lại, năm 2010 là 0,048 đồng còn năm 2011 là 0,018 đồng.
Như vậy, trong cả hai năm thì doanh lợi VCSH đều lớn hơn doanh lợi của tổng vốn, điều này chứng tỏ hiệu quả của việc sử dụng vốn vay của công ty là tương đối tốt.
• Đánh giá chung về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong 2 năm 2010 và 2011
Do tổng số vốn cuối năm so với đầu năm giảm nên khả năng huy động vốn và sử dụng vốn của công ty là không tốt. Tài sản cố định không tăng do công ty không đầu tư nên dẫn đến công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Mặt khác, các khoản phải thu tăng gây bất lợi cho công ty vì lượng vốn bị chiếm dụng đã tăng lên, gây ứ đọng vốn trong khâu thanh toán, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
Nhìn vào bảng cân đối kế toán, nhận thấy một điều toàn bộ TSCĐ và ĐTTCH của công ty được đầu tư bằng nguồn VCSH chứ không được hình thành từ nguồn vay dài hạn. Nhưng nguồn vốn của công ty đã tăng khá cao, xấp xỉ 2,5% điều
cho kinh doanh. Trong đó nợ phải trả tăng 14,5%, nguồn vốn chủ sở hữu giảm 28,6% như vậy ngoài việc mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ thì doanh nghiệp luôn ở trong trạng thái độc lập về mặt tài chính.
Ngoài ra ta cũng có thể thấy nợ phải trả của doanh nghiệp quá cao, luôn trong tình trạng chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn nguồn VCSH dẫn đến khả năng đảm bảo về mặt tài chính của công ty là rất kém và mức độ độc lập của công ty đối với các chủ nợ là rất thấp. Điều này được lý giải ở trên là do các dự án đầu tư của công ty có thời hạn dài, hiện thời chưa thu hồi được vốn nhưng trong vòng vài năm nữa khi các dự án đó đi vào hoạt động thì khả năng tài chính của công ty là tương đối cao. Như vậy trong năm 2011 công ty Xây lắp điện I chú trọng đầu tư vốn để mở rộng quy mô sản xuất (tăng dự trữ hàng tồn kho…) trả bớt nợ vay ngắn hạn, chia lợi nhuận cho các cổ động. Để tài trợ cho các mục đích trên, công ty đã vay thêm nợ dài hạn, tăng thêm vốn chủ sở hữu, thu hồi các khoản nợ phải thu…Năm 2010 số lần thu được nợ là cao hơn so với năm 2011 (0,52 lần), chứng tỏ hiệu quả thu nợ của công ty là thấp, còn có nhiều khoản vốn của công ty bị người khác chiếm dụng, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Công ty cần đề ra phương án thu nợ có hiệu quả. Như vậy, trong cả hai năm thì doanh lợi VCSH đều lớn hơn doanh lợi của tổng vốn, điều đó chứng tỏ việc sử dụng vốn vay là có hiệu quả.
•Thuận lợi
Trước sự tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trong thời gian vừa qua, hàng loạt các gói giải pháp kích cầu nền kinh tế của Nhà nước đã được đưa ra nhằm ngăn chặng suy giảm kinh tế và có tác động tích cực đến đầu tư, hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng, cải thiện đáng kể năng lực sản xuất của nền kinh tế. Các tổ chức tín dụng lớn vẫn cam kết cho Chính phủ Việt Nam vay vốn để phát triển hạ tầng nói chung và ngành điện nói riêng, do đó khả năng các công trình thiếu vốn không còn là vấn đề nữa.
Mặc dù nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn song thị trường ngành điện nói chung và hệ thống truyền tải điện quốc gia nói riêng vẫn được Chính phủ đặc biệt
quan tâm phát triển. Các chính sách về thu hút đầu tư tư nhân trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng ngành điện cũng đa dạnh hơn. Do đó, đối với những công ty có tiềm lực có thể nắm bắt cơ hội này để nâng cao thị phần phát triển cũng mình đồng thời cũng mang lại lợi nhuận không nhỏ về cho công ty.
Bên cạnh các yếu tố kể trên, Công ty hiện đang quản lý một quỹ đất lớn có vị thế đẹp tại các tỉnh, thành phố trên cả nước. Đây là yếu tố thuận lợi nhằm đẩy mạnh lĩnh vực kinh doanh bất động sản của công ty. Mặt khác, công ty hiện có đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và năng lực quản lý, hầu hết các cán bộ chủ chốt của công ty đều đã được đào tạo cũng như được tham gia vào các dự án lớn, đây chính là yếu tố quyết định thành công của công ty trong thời gian tới.
Công ty đang dần khẳng định được thương hiệu cũng như uy tín của mình trên thị trường trong và ngoài nước. Trong nhiều năm qua các công trình thi công của công ty đều thực hiện đúng tiến độ và đảm bảo yêu cầu khắt khe về chất lượng, qua đó củng cố được lòng tin đối với các chủ đầu tư, đưa công ty lọt vào top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2011, thương hiệu PCC1 là thương hiệu dẫn đầu trong ngành Xây lắp điện.