Nội dung và các phương pháp, thủ tục kiểm tra

Một phần của tài liệu 21 chuẩn mực mới nhất của kiểm toán nhà nước do tổng kiểm toán nhà nước ban hành (Trang 39)

18.3.2.1. Khi lập kế hoạch kiểm toán: Kiểm toán viên nhà nước cần xác định nội dung, phương pháp, thủ tục kiểm toán để thực hiện kiểm toán các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán và việc xử lý nghiệp vụ kế toán đối với các sự kiện đó.

18.3.2.2. Khi thực hiện kiểm toán: Kiểm toán viên nhà nước cần kiểm tra để khảng định sự tồn tại thật của các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán; tổng hợp, phân loại các sự kiện phát sinh và việc xử lý các nghiệp vụ kế toán đối với các sự kiện đó.

18.3.2.3. Đối với các sự kiện phát sinh mà đơn vị đã điều chỉnh số liệu trên sổ kế toán theo kết luận của kiểm tra kế toán, kiểm toán, thanh tra nội bộ thì Kiểm toán viên nhà nước cần nghiên cứu để đánh giá tính đúng đắn của các kết luận của các tổ chức trên và thu thập bằng chứng về việc xử lý nghiệp vụ kế toán tuân thủ pháp luật và chuẩn mực kế toán.

18.3.2.4. Đối với các sự kiện phát sinh thuộc niên độ tài chính của năm trước, nhưng vẫn tiếp tục phát sinh các nghiệp vụ để kết thúc hoạt động trong thời gian lập báo cáo tài chính (hoặc trong thời gian chỉnh lý quyết toán) phù hợp với các quy định của pháp luật thì Kiểm toán viên nhà nước cần xem xét tính hợp lý của các sự kiện trên và thu thập bằng chứng về việc xử lý nghiệp vụ kế toán tuân thủ pháp luật và chuẩn mực kế toán.

18.3.2.5. Đối với các sự kiện phát sinh thuộc các hoạt động của niên độ tài chính của năm trước, chưa được hoàn thànhnhưng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc phù hợp với các quy định pháp luật, được chuyển sang niên độ tài chính năm sau thì không được xử lý nghiệp vụ kế toán và điều chỉnh quyết toán của niên độ tài chính năm trước. Kiểm toán viên nhà nước cần kiểm tra các sự kiện và việc xử lý nghiệp vụ kế toán đối với các sự kiện đó để phát hiện những sai phạm làm tác động đến độ tin cậy của các số liệu trên báo cáo tài chính của đơn vị.

18.3.2.6. Kiểm toán viên nhà nước cần kiểm tra báo cáo tài chính và thuyết minh báo cáo tài chính của đơn vị để khảng định các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán đã được phản ánh đúng đắn trong các báo cáo tài chính của đơn vị.

Một phần của tài liệu 21 chuẩn mực mới nhất của kiểm toán nhà nước do tổng kiểm toán nhà nước ban hành (Trang 39)