Trách nhiệm của Kiểm toán viên nhà nước trong thực hiện quy trình kiểm toán

Một phần của tài liệu 21 chuẩn mực mới nhất của kiểm toán nhà nước do tổng kiểm toán nhà nước ban hành (Trang 41)

trình kiểm toán

19.3.2.1. Trong chuẩn bị kiểm toán:

a) Kiểm toán viên nhà nước phải nắm rõ các quy định pháp luật về gian lận và tham nhũng, phải luôn có thái độ cảnh giác và tích cực trong việc phát hiện các dấu hiệu và hành vi gian lận, tham nhũng trong quá trình thực hiện kiểm toán;

b) Khi tiến hành khảo sát, Kiểm toán viên nhà nước cần thu thập được những thông tin, tài liệu và phân tích để phát hiện ra những nội dung hoạt động của đơn vị có rủi ro kiểm toán lớn, những biến động, những dấu hiệu bất thường trong hoạt động của đơn vị để định hướng những nội dung trọng tâm kiểm toán trong kế hoạch kiểm toán.

19.3.2.2. Trong thực hiện kiểm toán:

a) Khi Kiểm toán viên nhà nước phát hiện những dấu hiệu có cơ sở để dự đoán về khả năng tồn tại gian lận, tham nhũng trong hoạt động của đơn vị thì cần ghi chép lại các nhận định và những bằng chứng ban đầu về những phát hiện đó và báo cáo với Tổ trưởng kiểm toán hoặc Trưởng đoàn kiểm toán để điều chỉnh mục tiêu, nội dung, phạm vi, phương pháp kiểm toán nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán về những hành vi gian lận, tham nhũng;

b) Trường hợp Kiểm toán viên nhà nước xác định các hành vi gian lận, tham nhũng có phạm vi tương đối hẹp, tính chất và quy mô không lớn, phù hợp với phạm vi và các điều kiện của cuộc kiểm toán thì cần mở rộng phạm vi, phương pháp và thời gian kiểm toán để điều tra, thu thập bằng chứng kiểm toán để kết luận về vấn đề gian lận, tham nhũng tại đơn vị;

c) Khi Kiểm toán viên nhà nước thu thập được các bằng chứng kiểm toán đảm bảo yêu cầu đầy đủ và thích hợp để khảng định về sự tồn tại hành vi gian lận và tham nhũng trong hoạt động của đơn vị mà việc tiếp tục điều tra chuyên sâu vượt quá phạm vi và nhiệm vụ của cuộc kiểm toán thì phải tổng hợp, phân tích các bằng chứng kiểm toán, hình thành các phát hiện kiểm toán và các kết luận, dự đoán về tính chất, phạm vi của những hành vi gian lận, tham nhũng để báo cáo với Tổng Kiểm toán Nhà nước để đề nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành điều tra.

19.3.2.3. Trong lập báo cáo kết quả kiểm toán:

a) Khi báo cáo các trường hợp gian lận, tham nhũng, Kiểm toán viên nhà nước cần thận trọng khi đưa các phát hiện và kết luận kiểm toán; phải xét đến bối cảnh cụ thể của đơn vị được kiểm toán và các cá nhân, tổ chức có liên quan;

b) Trường hợp Kiểm toán viên nhà nước thu thập được bằng chứng kiểm toán đảm bảo yêu cầu đầy đủ và thích hợp về hành vi gian lận, tham nhũng thì phải đưa ra kết luận và kiến nghị xử lý phù hợp với các quy định của pháp luật và phù hợp với tính chất, quy mô của hành vi gian lận, tham nhũng đã được phát hiện;

c) Trường hợp do bị giới hạn bởi phạm vi và nhiệm vụ kiểm toán, Kiểm toán viên nhà nước không thu thập được bằng chứng kiểm toán đảm bảo yêu cầu đầy đủ và thích hợp về hành vi gian lận, tham nhũng thì cần đưa ra kết luận và kiến nghị xử lý trong phạm vi các phát hiện kiểm toán đã phát hiện và đề nghị Tổng Kiểm toán Nhà nước chuyển hồ sơ đề nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành điều tra;

d) Trường hợp đặc biệt, khi Kiểm toán viên nhà nước có bằng chứng xác đáng để nhận định các hành vi gian lận, tham nhũng tại đơn vị có tính chất đặc biệt phức tạp, quy mô và phạm vi lớn, có liên quan đến nhiều cá nhân và tổ chức thì có thể không nêu vấn đề này trong báo cáo kết quả kiểm toán mà lập một báo cáo độc lập với báo cáo kết quả kiểm toán gửi Tổng Kiểm toán Nhà nước kèm theo hồ sơ kiểm toán về vấn đề được phát hiện để Tổng kiểm toán Nhà nước đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành điều tra.

Một phần của tài liệu 21 chuẩn mực mới nhất của kiểm toán nhà nước do tổng kiểm toán nhà nước ban hành (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)