KINH NGHIÊM/ MÔ HÌNH CAN THIỆP GIẢM TÁC HẠI.

Một phần của tài liệu ctxh với người nghiện ma túy có hiv – thực trạng, nguyên nhân và hậu quả (Trang 34)

Nhận thấy những hậu quả nặng nề AIDS cho cả cá nhân gia đình và xã hội, hiện nay nước ta đang rất chú trọng đến công tác phòng chống HIV/AIDS, đặc biệt trong việc xây dựng các mô hinh trợ giúp, can thiệp hỗ trợ người có HIV. Có thể kể kinh nghiệm cua các chương trình hoạt động, các mô hình trợ giúp can thiệp như:

1. Chương trình phòng chống HIV/AIDS khu vực châu Á.(HAARP)

Cùng với các quốc gia trong khu vực, Việt Nam tham gia vào chương trình năm 2008, từ đó nhận được sự hỗ trợ cả về mặt kĩ thuật, tài chính từ chương trình HAARP. Từ đó mang lại hiệu lớn trong công tác phòng chống HIV/AIDS.

2. Mô hình hỗ trợ, chăm sóc người nhiễm HIV tại Nghệ An.

Tại mô hình này, rất nhiều bệnh nhân HIV trên địa bàn tỉnh Nghệ An nhận được sự chăm sóc về sức khỏe, hỗ trợ thuốc Arv, hỗ trợ vật chất cho cuộc sống. Đi vào hoạt động được hơn 4 năm Mô hình “hỗ trợ, chăm sóc người nhiễm HIV” đã mang lại kết quả hết sức đáng khích lệ. Mô hình đầy tính nhân văn này đã góp phần hiệu quả trong công tác phòng chống HIV trên địa bàn tỉnh cũng như trong cả nước.

3. Mô hình CLB Hoa Hướng Dương (Hội Chữ thập đỏ quận Đống Đa – Hà Nội.)

Đây là mô hình CLB nằm trong mạng lưới Hoa hướng dương miền Bắc của dự án MCNV Hà Lan.

Mô hình này là nơi sinh hoạt của các chị em có HIV, nơi đây các chị em sẽ được chia sẻ khó khăn trong cuốc sống, cùng nhận được sự đồng cảm từ những người có cùng hoàn cảnh.

CLB với sự hướng dẫn lãnh đạo của cán bộ dự án, hội Chữ thập đỏ quận Đống Đa đã tập huấn cho các chị em các kĩ năng cơ bản, cách chăm sóc sức khỏe, chăm lo con cái.

CLB còn tổ chức hoạt động cho vay vốn định kỳ hỗ trợ các thành viên có vốn để phục vụ hoạt động kinh tế, giúp các thành viên của CLB vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

Qua gần 10 năm hoạt động, đến nay CLB đã có khoảng 300 thành viên là các phụ nữ có HIV(mà hầu hết trong số họ là nạn nhân). Mạng Lưới Hoa hướng dương đã có mặt trên 11 tỉnh miền bắc, góp phần rất lớn vào công tác phòng chống HIV/AIDS.

Ngoài những mô hình được kể trên, không thể không nhắc tới các trung tâm bảo trợ xã hội, các trung tâm GD – LĐ – XH 02; 06;09… Tất cả những mô hình đó đều đã và đang góp phần không nhỏ vào công tác đấu tranh phòng chống HIV/AIDS.

PHẦN III: CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI CÓ HIV

Hiện nay với số lượng gia tăng về các tệ nạn xã hội, đặc biệt là đối tượng người nghiện có HIV, rất cân có một lực lượng hỗ trợ, trợ giúp họ vượt qua khó khăn tránh đươc sự kì thị của cộng đồng. Bởi họ là những đối tượng yếu thế, gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Với ánh nhìn của Công tác xã hội, Những nhân viên công tác xã hội chính là những người làm điều đó cùng với tất cả cộng đồng trợ giúp người nghiện ma túy có HIV tự tin bước tiếp. Là những nhân viên công tác xã hội, tác nghiệp với đối tượng là người nghiện có HIV cần có những kiên thứ kĩ năng, những phương pháp tác nghiệp hợp lý để mang lại hiệu qua cao.

1. Những kiến thức, kĩ năng cần có khi tác nghiệp với người nghiện có HIV.

1.1 Về kiến thức cần phải có.

- Cần có sự hiểu biết chung về các kiến thức trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong các lĩnh vực xã hội.

- Phải nắm rõ, hiểu biết về kiến thức cơ bản của nghề công tác xã hội, đặc biệt là những nội dung trong Công tác xã hội với các vấn đề tệ nạn xã hội.

- Phải hiểu rõ các kiến thức người nghiện ma túy, ma túy, HIV/AIDS, người có HIV.

1.2 Về kĩ năng

Là những nhân viên công tác xã hội cân phải nắm được và thực hiện tốt các kĩ năng sau khi làm việc với người nghiện có HIV:

- Kĩ năng lắng nghe tích cực. Đây là kĩ năng rất quan trọng bởi khi người có HIV làm việc với nhân viên CTXH họ rất muốn được chia sẻ, giãi bày. Bởi vậy phải có kĩ năng lắng nghe để có thể nắm bắt thông tin một cách sát thực nhất, có thể phản hồi một cách chính xác nhất.

- Kĩ năng phản hồi, cần phải có sự phản hồi chính xác, thấu cảm để thân chủ cam thấy thoải mái nhất.

- Kĩ năng thân chủ trọng tâm, luôn luôn đặt thân chủ ở vị tri trung tamatrong khi làm việc. Tôn trọng tất cả những chia sẻ, quyết định của thân chủ.

- Kĩ năng quan sát, đây là yếu tố quan trọng giúp cho NV CTXH có thêm thông tin nhằm trợ giúp, hỗ trợ cho thân chủ một cách hiệu quả.

- Kĩ năng vận động tuyên truyền, kêu gọi ủng hộ, kết nối các nguồn lực trợ giúp cho đối tượng là người có HIV.

- Kĩ năng phòng ngừa phơi nhiễm, xử lí tình huống gặp phải (thân chủ lên cơn nghiện khi đang làm việc.)

Trong quá trình tác nghiệp với người có HIV, ngoài những kĩ năng cơ bản trên, nhân viên CTXH cần biết linh hoạt vận dụng các kĩ năng của CTXH để trợ giúp thân chủ hiệu quả nhất.

2. Những phương pháp sử dụng khi tác nghiệp với thân chủ là người có HIV.

Nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác phòng chống HIV/AIDS, khi làm việc với thân chủ là người nghiện có HIV có thể áp dụng các phương pháp CTXH sau:

2.1 Phương pháp CTXH cá nhân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phương pháp CTXH cá nhân là phương pháp được áp dụng khá nhiều trong khi tác nghiệp với thân chủ là người có HIV. Bằng những kiến thức, kĩ năng công tác xã hội, công tác xã hội cá nhân làm việc trực tiếp với thân chủ, cùng với đó là làm việc với người thân trong gia đình thân chủ. Phương pháp được đánh giá khá hiệu quả, bởi hầu hết thân chủ không muôn tiếp xúc với qua nhiều người.

Áp dụng khi làm việc với các mô hình các nhóm đối tượng, các CLB. Phương pháp này giúp cho thân chủ dễ nhận được sự đồng cảm, chia sẻ, cảm thấy thoái mái, tự tin, vững bước hơn trong cuộc sống.

2.3 Phương pháp CTXH với PTCĐ

Trong phương pháp này, chủ yếu áp dụng trong công tác truyền thông cho cộng đồng, vận động chích sách. Làm các dự án về phòng chống HIV/AIDS. Phương pháp này có thể kết nối các nguồn lực hỗ trợ cho đối tượng là người có HIV.

2.4 Phương pháp tham vấn.

Tương tự như phương pháp CTXH cá nhân, Tham vấn được sử dụng kha nhiều nhằm trợ giúp cho thân chủ có HIV các vấn đề liên quan chủ yếu đến tâm lí. Giúp thân chủ nhận thấy gia tri cua bản thân, tự tin hơn trong cuộc sông, không bi quan tiếp tục vươn lên đúng như nhũng gì thân chủ có.

PHẦN IV. TỔNG KẾT.

HIV/AIDS là căn bệnh nguy hiểm cho toàn nhân loại, những hậu quả mà nó reo rắc là rất lớn. Các quốc gia trên toàn thế giới cần phải chung tay góp sức hơn nữa để đẩy lùi đại dịch HIV trên toàn thế giới. Những người nghiện có HIV lá những số phận yếu thế, họ vẫn còn đó những khát khao sống những khát khao cống hiến. Chính bởi vây, Hơn lúc nào hết, toàn thế giới nói chung và nước Việt Nam ta nói riêng rất cần đến những bàn tay, khối óc, trái tim của những người làm công tác xã hội.

Một phần của tài liệu ctxh với người nghiện ma túy có hiv – thực trạng, nguyên nhân và hậu quả (Trang 34)