Công tác chăm sóc toàn diện và giảm tác động của đại dịch HIV/AIDS

Một phần của tài liệu ctxh với người nghiện ma túy có hiv – thực trạng, nguyên nhân và hậu quả (Trang 27)

2.1 Công tác chăm sóc và điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS

- Tăng cường phối hợp giữa hệ thống chăm sóc điều trị trong bệnh viện với công tác chăm sóc, theo dõi bệnh nhân tại cộng đồng để đảm bảo cung cấp dịch vụ chăm sóc điều trị toàn diện và liên tục.

- Xây dựng kế hoạch cung cấp dịch vụ chăm sóc và điều trị phù hợp với các nhóm người nhiễm HIV khó tiếp cận nhằm tăng tiếp cận sớm với thuốc ARV, giảm tỷ lệ tử vong, giảm chi phí điều trị và tăng hiệu quả của điều trị bằng thuốc kháng vi rút trong dự phòng lây nhiễm HIV.

- Triển khai áp dụng hoặc thí điểm các mô hình điều trị mới của quốc tế và tiến tới mở rộng các mô hình phù hợp cho toàn quốc.

- Tăng cường khả năng lồng ghép, phối hợp chương trình giữa chương trình phòng, chống lao và HIV/AIDS. Từng bước đầu tư cho hệ thống phòng, chống lao có đủ năng lực, trang thiết bị, trình độ để điều trị kết hợp với điều trị HIV/AIDS.

- Tăng cường điều trị HIV/AIDS cho bệnh nhân tại các trung tâm 05, 06, trại giam, trại tạm giam và nhà tù, xây dựng cơ chế chuyển tiếp bệnh nhân điều trị HIV/AIDS khi ra/vào các trung tâm.

- Xây dựng chính sách tiếp cận với thuốc ARV giá rẻ và đảm bảo an ninh quốc gia về thuốc ARV.

- Tăng cường sự phối kết hợp giữa chương trình chăm sóc điều trị HIV/AIDS với các chương trình khác bao gồm cả chương trình Lao, chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản, chương trình da liễu, v.v… trong việc kết nối các dịch vụ hỗ trợ điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS

- Nâng cao chất lượng và mở rộng hệ thống xét nghiệm phục vụ cho công tác chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS đảm bảo một đơn vị điều phối, một hệ thống cung ứng, phân phối sinh phẩm cấp quốc gia cho các xét nghiệm HIV, xét nghiệm CD4, đo tải lượng vi rút và chẩn đoán sớm ở trẻ dưới 18 tháng tuổi bị phơi nhiễm HIV.

- Tăng cường và thiết lập hệ thống đảm bảo xét nghiệm phục vụ công tác chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS ở các cấp trung ương, khu vực và tỉnh, thành phố.

- Củng cố và phát triển hệ thống chăm sóc tại nhà và cộng đồng dựa vào mạng lưới người nhiễm HIV, y tế thôn bản, công tác viên dân số, tình nguyện viên...trong đó đề cao vai trò chủ động, tình nguyện của mạng lưới người nhiễm HIV.

- Đẩy mạnh hoạt động theo dõi, giám sát, hỗ trợ kỹ thuật và cải thiện chất lượng dịch vụ để tăng hiệu quả của chương trình chăm sóc và điều trị HIV/AIDS.

- Thực hiện các nghiên cứu khoa học liên quan đến chăm sóc và điều trị HIV/AIDS trên cơ sở đó điều chỉnh các chính sách phù hợp với thực tế ở Việt Nam.

2.2 Công tác dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

- Nâng cao chất lượng và mở rộng các dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

- Nâng cao năng lực cho nhân viên y tế ở cơ sở y tế các cấp để thực hiện công tác dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con để đảm bảo thực hiện tư vấn và xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai.

- Cung cấp đủ trang thiết bị và thuốc cho các bệnh viện sản phụ khoa tuyến trung ương, tuyến tỉnh và bệnh viện hoặc trung tâm y tế tuyến huyện để có khả năng chẩn đoán HIV và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

- Tăng cường các biện pháp dự phòng sớm để phòng tránh lây nhiễm HIV từ mẹ sang con. Thực hiện chiến lược truyền thông phù hợp nhằm tăng cường nhận thức của cộng đồng về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

- Tăng cường các hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV ở phụ nữ tuổi sinh đẻ và phòng ngừa có thai ngoài ý muốn ở phụ nữ nhiễm HIV.

- Khuyến khích hành vi tình dục an toàn, đặc biệt đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, vận động dùng và tạo điều kiện dễ tiếp cận với bao cao su.

- Khuyến khích xét nghiệm HIV trước khi kết hôn, xét nghiệm sớm trong thời gian mang thai để được tư vấn. Cung cấp đầy đủ các thông tin về lây truyền HIV/AIDS từ mẹ sang con và cách phòng tránh cho các thai phụ.

- Thực hiện quản lý sớm thai nghén để phát hiện nguy cơ và điều trị sớm các thai phụ nhiễm HIV.

- Phát hiện và điều trị sớm các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục cho phụ nữ ở lứa tuổi sinh sản.

- Cung cấp xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai vào giai đoạn sớm của thai kỳ theo các mô hình phù hợp với điều kiện địa lý, phong tục tập quán của từng địa phương.

- Tăng cường cung cấp dịch vụ dự phòng và điều trị bằng thuốc ARV sớm cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV.

- Tăng cường chất lượng và mở rộng các dịch vụ sàng lọc lao trẻ em nhiễm HIV, phát hiện sớm trẻ bị nhiễm HIV và điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV cho trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV.

- Tăng cường hệ thống chẩn đoán sớm tình trạng nhiễm HIV ở trẻ phơi nhiễm với HIV dưới 18 tháng tuổi để đảm bảo trẻ sớm được chăm sóc và điều trị một cách phù hợp.

- Tăng cường kết nối giữa hai chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và chương trình chăm sóc điều trị HIV/AIDS trẻ em một cách thích hợp thông qua hoạt động xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV cho trẻ dưới 18 tháng tuổi

- Tăng cường và củng cố hệ thống xét nghiệm, đảm bảo cung cấp sinh phẩm xét nghiệm chẩn đoán sớm tình trạng nhiễm HIV ở trẻ dưới 18 tháng tuổi

- Cung cấp sữa đến 6 tháng tuổi cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV.

- Cung cấp đủ thuốc cho trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV để điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thiết lập cơ chế chuyển tuyến, chuyển tiếp và liên kết hiệu quả giữa các cơ sở sản khoa với cơ sở điều trị HIV/AIDS, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em với các cơ sở xã hội đảm bảo bà mẹ nhiễm HIV và con của họ được hỗ trợ, theo dõi, chăm sóc và điều trị thích hợp

- Xây dựng phác đồ và ưu tiên sử dụng thuốc kháng vi rút có hiệu quả cao cho dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

2.3 Công tác chăm sóc toàn diện và giảm tác động của đại dịch HIV/AIDS

- Thiết lập hệ thống chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV trên nền tảng của hệ thống y tế với sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành địa phương. Xác định gia đình, cộng đồng là yếu tố cơ bản trong chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS.

- Tăng cường công tác chăm sóc, điều trị, tư vấn cho người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng. Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS và gia đình họ để người nhiễm HIV/AIDS ổn định cuộc sống, hoà nhập và được chăm sóc tại gia đình và cộng đồng.

- Xác định tuyến huyện là trung tâm của công tác chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS. Tại mỗi quận/huyện thành lập một phòng hay còn gọi là đơn vị chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS do Trung tâm y tế quận/huyện là cơ quan thường trực cùng với việc huy động sự tham gia của các ban ngành, đoàn thể của địa phương.

- Khuyến khích việc hình thành các trung tâm chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm dựa vào cộng đồng. Khuyến khích các tổ chức tôn giáo, từ thiện, các tổ chức nhân đạo hình thành các khu chăm sóc bệnh nhân AIDS cuối đời, bệnh nhân AIDS không nơi nương tựa.

- Khuyến khích việc thành lập các câu lạc bộ người nhiễm HIV/AIDS, các nhóm tự chăm sóc, hỗ trợ lẫn nhau của người nhiễm. Chương trình AIDS có các chính sách để hỗ trợ, động viên người nhiễm tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

- Đảm bảo các quy định về mặt luật pháp không có các điều khoản phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS. Đảm bảo quyền bình đẳng của người nhiễm HIV/AIDS.

- Có các chính sách động viên khuyến khích lĩnh vực tư nhân trong chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS. Khuyến khích việc áp dụng những hình thức chữa bệnh bằng y học dân tộc.

Một phần của tài liệu ctxh với người nghiện ma túy có hiv – thực trạng, nguyên nhân và hậu quả (Trang 27)