Công ty là đơn vị chuyên ngành xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp, thuỷ lợi, giao thông trên địa bàn huyện Kiến Thuỵ và các công trình đê điều thuỷ lợi, giao thông thuộc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Hải Phòng theo chuyên ngành :
- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, hệ thống cấp thoát nước của các Công trình thuỷ lợi, giao thông.
- San lấp mặt bằng.
- Sản xuất, khai thác, kinh doanh VLXD.
- Vận tải và các dịch vụ vận tải hàng hoá thuỷ, bộ.
Trong quá trình trưởng thành và phát triển, công ty đã tổ chức thi công các công trình được chỉ định và trúng thầu trong địa bàn thành phố đều đạt tiến độ hợp đồng, chất lượng và hiệu quả cao, đảm bảo tính kỹ, mỹ thuật.
Công ty có đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành, kỹ sư, chuyên ngành giỏi, lâu năm dày kinh nghiệm, sáng tạo trong công tác tổ chức thực hiện các dự án và các công trình xây dựng.
Có đội ngũ công nhân lành nghề, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao.
Trang thiết bị thi công đồng bộ, cơ giới cao, trình độ thi công cơ giới chuyên sâu trong lĩnh vực thi công xây dựng thuỷ lợi, giao thông và xây dựng dân dụng, công nghiệp, không ngừng được bổ sung phù hợp với đặc điểm thi công công trình.
Là một đơn vị chấp hành tốt các quy định quản lý hiệu quả nguồn tài chính và tăng trưởng khá, chấp hành tốt chế độ quản lý, nộp thuế, ngân sách được cơ quan quản lý ngành, chi cục thuế, ngân hàng tín nhiệm, tạo điều kiện cho Công ty trưởng thành và phát triển.
Công ty Cổ phần Phú Thành mong muốn hợp tác liên danh với các đơn vị, các doanh nghiệp trên mọi lĩnh vực xây dựng để đẩy mạnh phát
triển và không ngừng phát triển đáp ứng công cuộc xây dựng phát triển đất nước trong thời kỳ mới.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh.
*Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty .
CÔNG TY
Tổ cung ứng vật tư & vận tải Ban chỉ huy công trường B.P.K.H Kỹ thuật Bộ phận kế toán, t i và ụ Tổ điện Tổ bảo vệ, y tế An to n lao à động Đội TC thủ công Tổ XL 03 Tổ XL 02 Tổ XL 01 Tổ TC cơ giới
*Chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban.
+ Giám đốc : là người đứng đầu công ty chịu trách nhiệm trước nhà nước và pháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh va điều hành mọi hoạt động của công ty. Sử dụng vốn được giao, bảo toàn và phát triển vốn, vảo đảm sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao nhất, thực hiện việc giao nộp các khoản ngân sách cho nhà nước.
+ Phòng kỹ thuật : theo dõi toàn bộ công nghệ, tiến trình thực thi công việc.
+ Phòng kế toán, tài vụ : thực hiện tính toán ngày công, tiền lương, BHXH, thực hiện chế độ chính sách về tài chính. Tiến hành hạch toán thực hiện tất cả các quy định về chế độ chính sách do nhà nước quy định. Xác định kết quả kinh doanh của công ty để giám đốc có cơ sở ra quyết định.
+ Các đội có nhiệm vụ tổ chức và giám sát quá trình thực hiện công việc của đội.
+ Các tổ : có nhiệm vụ thực hiện công trình.
Cơ cấu tổ chức của công ty theo chế độ một thủ trưởng tập trung giải quyết công việc một cách rõ ràng, các thông tin được triển khai nhanh chóng kịp thời.
BÁO CÁO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN PHÚ THÀNH ĐẾN HẾT 31 THÁNG 12 NĂM 2008 Tổng vốn điều lệ : 2.350.000.000đ Vốn lưu động : 1.007.000.000đ Vốn tài sản cố định : 5.559.800.000đ Vốn huy động các cổ đông : 3.000.000.000đ STT TÊN TSCĐ NHÃN HIỆU CÔNG SUẤT NGUYÊN GIÁ SỐ LƯỢNG THÀNH TIỀN 1 Xe ôtô Ifa Đức 5 tấn 70.000.000 03 210.000.000 2 Xe tải Chiến Thắng Việt Nam 1,5 tấn 20.000.000 03 60.000.000 3 Máy xúc bánh lốp Nhật Bản 0.7m3 400.000.000 02 800.000.000 4 Máy xúc bánh xích Hàn Quốc 1m3 300.000.000 03 1.950.000.000 5 Máy trộn bê tông Việt Nam 205 lít 12.000.000 03 36.000.000 6 Máy đầm Trung Quốc 220V 800.000 06 4.800.000 7 Máy hàn xoay chiều Việt Nam 220V 1.000.000 03 3.000.000 8 Xe cẩu Nhật Bản 135cV 350.000.000 01 350.000.000 9 Xe tải Huyndai Hàn Quốc 5 tấn 250.000.000 03 750.000.000 10 Xe tải Chiến Thắng Việt Nam 3,0 tấn 160.000.000 01 160.000.000 11 Máy đầm cóc Việt Nam 220V 15.000.000 02 30.000.000 12 Máy phát điện Nhật Bản 125Kv 80.000.000 02 160.000.000 13 Máy Kinh vỹ Đức 50 KIA 35.000.000 01 35.000.000 14 Sà Lan Việt Nam 50 Tấn 75.000.000 01 75.000.000
15 Máy cắt thép Nhật Bản 7.500.000 01 7.500.000
17 Máy đóng cọc Hàn Quốc 12.000.000 01 12.000.000 18 Máy lu Hàn Quốc 8.5Tấn 130.000.000 02 260.000.000
19 Trụ sở làm việc C.ty 650.000.000
Tổng cộng 5.559.800.000
Kiến Thuỵ, ngày 5 tháng 1 năm 2010
2.1.4 Đặc điểm tổ chức kế toán tại công ty cổ phần Phú Thành
2.1.4.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán.
Bộ máy kế toán của công ty cổ phần Phú Thành được tổ chức theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán. Đứng đầu bộ máy kế toán là đồng chí kế toán trưởng kiêm trưởng phòng kế toán. Tại văn phòng công ty có phòng kế toán tài vụ chịu trách nhiệm tổ chức công tác hạch toán kế toán tại các đơn vị và tập hợp số liệu báo cáo kế toán chung của toàn công ty. Nhìn chung bộ máy kế toán của công ty tổ chức gọn nhẹ, có chuyên môn cao và hiểu biết khoa học kỹ thuật quản lý, có tính cơ động có thể chuyển đổi các bộ phận kế toán với nhau.
*Sơ đồ bộ máy kế toán :
2.1.4.2 Chế độ kế toán áp dụng tại công ty.
Kế toán trưởng Thủ quỹ Kế toán thuế Kế toán chi phí Kế toán kho
Công ty áp dụng chế độ kế toán theo Quyết định số 48 ra ngày 14/09/2006 do Bộ Trưởng Bộ tài chính ban hành.
- Niên độ kế toán bắt đầu từ 1/1 đến 31/12 hàng năm - Hình thức sổ kế toán áp dụng : Chứng từ ghi sổ.
- Hàng tồn kho : nguyên tắc đánh giá : theo trị giá vốn thực tế
- Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Tài sản cố định : nguyên tắc đánh giá : theo nguyên giá và giá trị hao mòn.
- Phương pháp khấu hao tài sản cố định : mức khấu hao tài sản cố định được xác định căn cứ vào sản lượng sản phẩm sản xuất.
- Xác định doanh thu : trên cơ sở hoá đơn đã phát hành và hàng đã xuất kho.
- Báo cáo tài chính đựơc lập bằng đồng Việt Nam và theo quy ước giá gốc.
- Kỳ hạch toán : là tháng song kỳ xác định kết quả kinh doanh lại được thực hiện theo quý và hạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ.
2.2 Đặc điểm và phân loại nguyên vật liệu tại công ty.
2.2.1. Đặc điểm nguyên vật liệu sử dụng tại Công ty cổ phần Phú Thành.
Công ty là một công ty xây dựng có qui mô vừa, vì là doanh nghiệp xây dựng nên nguyên vật liệu sản xuất nhiều về số lượng, đa dạng về chủng loại và mặt hàng. Do vậy, nguyên vật liệu là yếu tố đầu vào của công ty cũng bao gồm nhiều loại (khoảng 200 đến 400 loại), số lượng mỗi loại tương đối lớn, có nhiều đặc điểm và đơn vị tính khác nhau.
Nguyên liệu chính dùng để sản xuất của công ty là cát, đá, xi măng, thép, đất, gạch, gỗ, tre. Xi măng và thép thường khó bảo quản vì phải phụ thuộc vào yếu tố thời tiết. Mặt khác, để bảo quản tốt các loại nguyên liệu này, công ty cần phải đề ra những yêu cầu cần thiết đối với trang thiết bị
tại kho xi măng và thép được chú ý phải được đặt ở những nơi khô ráo và thoáng. thông thường nhập vào kho hoặc xuất ra công trường ngay khi mua.
Hệ thống kho dự trữ của công ty chia thành 6 loại bao gồm 12 kho: - Kho chứa nguyên vật liệu chính: kho xi măng, thép.
- Kho chứa vật liệu phụ bao gồm: + Kho thiết bị
+ Kho tạp phẩm + Kho hoá chất
- Kho chứa nhiên liệu: Kho xăng, dầu - Kho chứa công cụ, dụng cụ bao gồm:
+ Kho công cụ + Kho điện
- Kho chứa phế liệu: Kho phế liệu
Các kho dự trữ của công ty được sắp xếp hợp lý, nguyên vật liệu từ kho được xuất ra công trường, nếu thực hiện các công trình ở ca thì công ty thuê
kho hoặc mua vật liệu chuyển đến tận chân công trình. Để tiết kiệm chi phí công ty luôn tạo điều kiện bảo quản kho tốt và vận chuyển vật tư kịp thời cho công trình.
Tại công ty, với đặc điểm vật liệu, công cụ, dụng cụ đa dạng, phức tạp, thì khối lượng công việc hạch toán vật liệu, công cụ, dụng cụ là rất lớn. Do vậy, việc kế toán vật liệu, công cụ, dụng cụ do 3 người đảm nhiệm. Một người phụ trách kế toán vật liệu chính, công cụ, dụng cụ, một người phụ trách vật liệu phụ và phụ tùng thay thế, người còn lại phụ trách kế toán nhiên liệu và phế liệu.
Việc hạch toán tổng hợp và chi tiết vật liệu, công cụ, dụng cụ chủ yếu thực hiện bằng tay và trên sổ sách kế toán. Kế toán hàng ngày có nhiệm vụ thu thập, kiểm tra các chứng từ như: phiếu xuất kho, phiếu nhập kho...Sau đó, định khoản đối chiếu với sổ sách của thủ kho như: thẻ kho. Sau đó tính toán các chỉ tiêu còn lại như: tính giá vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất, tồn, tính tổng...Cuối kỳ, tính toán các số liệu, bảng biểu cần thiết như: “bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn vật liệu, công cụ, dụng cụ” , báo cáo...theo yêu cầu của kế toán, phục vụ cho công tác hạch toán vật liệu, công cụ, dụng cụ.
2.2.2 Phân loại vật liệu ở Công ty cổ phần Phú Thành
Công ty đã dựa vào công dụng và tình hình sử dụng của vật liệu để phân loại. Do vậy, vật liệu được phân thành các loại sau:
- Vật liệu chính - Vật liệu phụ
- Phụ tùng thay thế - Nhiên liệu
- Phế liệu
Trong quản lý vật liệu, công cụ, dụng cụ , kế toán lập sổ "danh điểm vật tư ", xong sổ này được lưu trữ trên máy tính.
Với công tác kế toán, yêu cầu kế toán phải cận trọng trong việc nhập danh điểm vật tư , số lượng vật tư, giá nhập vật tư. Nếu nhập sai, thì việc tính toán trong máy sẽ có ảnh hưởng đến tất cả mọi số liệu, sổ sách kế toán.
2.3. Tính giá nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Phú Thành.2.3.1. Đối với nguyên vật liệu nhập kho trong kỳ. 2.3.1. Đối với nguyên vật liệu nhập kho trong kỳ.
Nguyên vật liệu nhập kho của công ty chủ yếu được mua từ bên ngoài. Đối với những loại vật liệu, công cụ, dụng cụ được người cung cấp ngay tại kho của công ty thì giá ghi trên hoá đơn là giá nhập kho. Còn trong trường hợp phải mua hàng ở xa thì giá nhập kho được tính như sau:
Giá thực tế vật liệu, Giá hoá đơn Chi phí liên quan ( hao công cụ, dụng cụ = của nhà + hụt trong định mức, chi mua ngoài nhập kho cung cấp phí vận chuyển, bốc dỡ...)
2.3.2. Đối với nguyên vật liệu xuất kho trong kỳ.
Phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho được công ty áp dụng là 2 phương pháp: Giá thực tế đích danh và giá đơn vị bình quân gia quyền liên hoàn hay còn gọi là phương pháp tính giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập. Phương pháp gía đơn vị bình quân gia quyền liên hoàn được sử dụng phổ bíên hơn vì phương pháp này sẽ luôn cho ta giá sát với thực tế nhất và mỗi lần xuất ta đều biết ngay được giá của nó.
Tuy vậy, phương pháp này khi sử dụng cũng rất phức tạp bởi lẽ giá đơn vị bình quân sẽ được tính cho từng loại vật tư, từng danh điểm vật tư. Cho nên nếu có sự sai sót khi nhập danh điểm vật tư sẽ dẫn đến kết quả sai trong cả kỳ và khó kiểm tra, bởi vì số lượng vật liệu, công cụ, dụng cụ rất nhiều chủng loại đa dạng.
Ta có thể thấy rõ hơn việc tính này bằng ví dụ sau:
Trong tháng 1/2008 tình hình tồn, nhập, xuất công cụ, dụng cụ: thép D10 như sau:
Ngày 1/1 tồn kho 150 kg * 10.900 đồng/kg = 1.635.000đồng Ngày 2/1 nhập kho 250 kg * 10.900 đồng/ kg = 2.725.000 đồng Ngày 9/1 xuất kho 100 kg .
Ngày 26/1 nhập kho 200 kg * 11.000đồng/kg= 2.200.000 đồng Ngày 30/1 xuất kho 380 kg .
Giá bình quân 1.635.000 + 2.725.000
công cụ, dụng cụ = =10.900 đồng xuất lần 1 (9/1) 150 + 250
Giá bình quân 1.635.000 + 2.725.000 – 1.090.000 + 2.200.000 công cụ, dụng cụ = xuất lần 2 (30/1) 150+250-100+200 = 10.940 đồng
2.4 Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại công ty.
2.4.1 Chứng từ kế toán sử dụng để kế toán nguyên vật liệu tại công ty.
- Công ty sử dụng sổ sách kế toán theo hình: thức chứng từ ghi sổ.
Kèm theo các bảng kê và phiếu nhập kho, xuất kho, bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn NVL.
- Kế toán nguyên vật liệu theo phương pháp: sổ số dư.
2.4.2 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Phú Thành.
Để phù hợp với đặc điểm vật liệu, kho bãi của công ty và để công tác kế toán đạt hiệu quả cao, tránh công việc bị trùng lắp, công ty đã kế toán chi tiết vật liệu, công cụ, dụng cụ theo phương pháp "sổ số dư". Cách hạch toán được thực hiện theo trình tự sau:
1. Tại kho:
Mỗi kho, thủ kho mở thẻ kho, thẻ kho được mở cho cả năm (năm tài chính), cho từng loại vật liệu, công cụ, dụng cụ. Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ xuất, nhập kho, thủ kho ghi vào thẻ kho, ghi số lượng , cuối mỗi ngày cộng số tồn trên thẻ kho. Sau khi ghi thẻ kho xong, cuối ngày thủ kho tập hợp các chứng từ nhập, xuất gửi cho phòng kế toán để làm căn cứ ghi sổ.
Ví dụ theo phiếu nhập kho số 01 ngày 01/01/2010 tại kho sắt thép ( Bảng 1) và theo phiếu xuất kho số 01 ngày 02/01/2010 tại kho sắt thép
2. Tại phòng kế toán :
Định kỳ kế toán vật liệu, công cụ, dụng cụ xuống kho hướng dẫn và kiểm tra việc ghi chép của thủ kho. Hàng ngày, khi nhận được các chứng từ xuất, nhập, kế toán vật liệu, công cụ, dụng cụ kiểm tra lại các chứng từ, định khoản cho từng chứng từ, rồi tính giá cho các phiếu xuất theo phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn cho từng thứ vật liệu, công cụ, dụng cụ.
Cuối tháng kế toán in ra các bảng: "bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho vật liệu, công cụ, dụng cụ ", "bảng liệt kê các chứng từ nhập, xuất vật liệu " và " sổ số dư" cho từng kho.
Bảng 1:
Đơn vị: Công ty cổ phần Phú Thành Bộ phận: Nhập xuất vật tư
Mẫu số 01- VT
(Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC Ngày 14 tháng 9 năm 2006 Bộ trưởng
bộ tài chính)
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 17 tháng 8 năm 2010 Số: 01
Họ, tên người giao hàng: Phạm Ngọc Phận
Nợ 611: 216.100.909 Nợ 133: 21.610.091 Có 331: 237.711.000
Theo hóa đơn GTGT số 0033088 ngày 16 tháng 8 năm 2010 của Công ty TNHH Anh Thư.
Nhập tại kho: Công trường – Xã Ngũ Phúc – Kiến Thụy - HP
STT Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư, dụng cụ sản phẩm, hàng hóa Mã số Đơ n vị tính
Số lượng Đơn giá Thành tiền
Theo chứng từ Thực nhập A B C D 1 2 3 4 1 Thép D10-D18 kg 15.045 15.04 5 14.363,636 216.100.909 Cộng: 15.045 15.04 5 216.100.909
- Tổng số tiền (Viết bằng chữ): Hai trăm mười sáu triệu một trăm ngàn chín trăm