Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Một phần của tài liệu thuật đàm phán (Trang 145)

Để phản ánh tình hình tính thuế và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, kế toán sử dụng tài khoản 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp (TK này được đổi tên từ TK - Thuế lợi tức) và TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối (TK này đổi tên từ TK Lãi chưa phân phối).

Nội dung kết cấu của TK 334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

Bên nợ - Số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp vào Ngân sách nhà nước (NSNN). Số thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn giảm trừ vào số thuế phải nộp.

Số chênh lệch giữa số tạm nộp lớn hơn số phải nộp thực tế theo quyết toán. Bên có: Ghi số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.

Số dư có: Phản ánh số thuế thu nhập doanh nghiệp còn phải nộp.

Số dư nợ: Phản ánh số thuê thu nhập doanh nghiệp nộp thừa cho NSNN.

Ví dụ 1: Doanh nghiệp sản xuất A năm N có tài liệu sau đây: (Đơn vị tính 1.000đ) (1) Các chứng từ thông báo của cơ quan thuế về số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm, tổng số tiền phải nộp cả năm (tổng hợp theo các quý): 35.000

(2) Các chứng từ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước (các giấy báo nợ của Ngân hàng), tổng hợp số tiền đã nộp: 33.000

(3) Báo cáo quyết toán thuế duyệt Y: xác định số thuế nhập doanh nghiệp phải nộp năm N: 40.000

Số thuế còn phải nộp năm N là 7.000 (40.000 - 33.000). Ví dụ 2: Doanh nghiệp sản xuất B, năm N có tài liệu sau : (Đơn vị tính: 1.000đ)

(1) Các chứng từ thông báo hàng quý của cơ quan thuế về số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, tổng hợp được: 25.000

Nguyên tắc chung cho việc ghi chép kế toán

Nguyên tắc tác động kép (nguyên tắc ghi chép):

Các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh tác động đến tài sản của doanh nghiệp thì bao giờ cũng tác động đến ít nhất 2 đối tượng kế toán cụ thể (2 tài khoản kế toán) do đó phải được ghi vào ít nhất 2 tài khoản kế toán phản ánh đối tượng kế toán cụ thể đó.

Bất kỳ một nghiệp vụ kinh tế tài chính nào phát sinh tác động đến tài sản (vốn và nguồn vốn kinh doanh) ở doanh nghiệp đều được ghi nợ vào tài khoản này, ghi có vào một hoặc nhiều tài khoản khác và ngược lại.

Nguyên tắc ghi đúng ngày:

Theo nguyên tắc này, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào ngày nào thì phải ghi chép vào sổ sách kế toán đúng vào ngày nghiệp vụ kinh tế đó phát sinh. Đó là ngày mà các tác động sinh ra, doanh nghiệp bắt đầu có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động kinh doanh.

Nguyên tắc ghi đơn:

Đó là việc ghi chép một cách độc lập. Nguyên tắc này chỉ được áp dụng trong các trường hợp sau:

- Ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các tài khoản chi tiết (đó là ghi cụ thể hoá số liệu đã ghi vào tài khoản tổng hợp - tài khoản cấp I).

- Ghi chép nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào tài khoản ngoài bảng. B - Các nguyên tắc kế toán chung cho việc lập báo cáo:

Phương trình toán cơ bản :

Tổng tài sản = (Nợ phải trả) + (Nguồn vốn của chủ sở hữu) phản ánh quan niệm về thực thể kế toán vì những yếu tố của phương trình liên quan đến một thực thể mà hoạt động kinh tế của nó được báo cáo trong báo cáo tài chính. Sẽ là vô nghĩa nếu như trong báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà chỉ ghi chép, phản ánh chi phí của một phân xưởng trực thuộc.

Nguyên tắc sử dụng thước đo tiền tệ

Nguyên tắc sử dụng thước đo tiền tệ có nghĩa là tiền được sử dụng như một đơn vị đo lường cơ bản trong báo cáo tài chính.

Khi tôn trọng nguyên tắc này, các cán bộ kế toán có thể phối hợp các tiêu chuẩn của tiền để đánh giá các nghiệp vụ kinh tế xảy ra vào những thời điểm khác nhau trong một thời gian hoạt động của thực thể kế toán.

Nguyên tắc giả thiết doanh nghiệp hoạt động liên tục.

Theo nguyên tắc này kế toán không báo cáo tài sản của doanh nghiệp sẽ được bán theo giá nào khi mà nó ngừng hoạt động.

Nguyên tắc thời gian

Theo nguyên tắc này kế toán phải phân chia thời gian hoạt động của doanh nghiệp thành nhiều đoạn như từng năm hoặc từng quí để đánh giá tình hình hoạt động và những thay đổi về kinh tế của doanh nghiệp trong từng khoảng thời gian.

Nguyên tắc khách quan

"Khách quan" được hiểu là không thiên vị, việc ghi chép, kế toán phải được chứng minh bằng chứng từ, hoá đơn hợp lệ.

Tính khách quan trong kế toán xuất phát từ yêu cầu số liệu kế toán phải đạt độ tin cậy cao, phục vụ hữu ích cho việc ra quyết định của các đối tượng sử dụng thông tin.

Nguyên tắc thực hiện

Nguyên tắc này xuất phát từ thuật ngữ "nghiệp vụ" chỉ một hành động đã hoàn thành chứ không phải một hành động dự kiến hoặc có thể xảy ra trong tương lai, thực hiện nguyên tắc này, kế toán phải xác định các nghiệp vụ kinh tế đã xảy ra, có những bằng chứng khách quan thừa nhận nó đã phát sinh.

Nguyên tắc nhất quán

Nguyên tắc nhất quán bao hàm ý nghĩa là một phương pháp kế toán một khi đã được chấp nhận thì không nên thay đổi theo từng thời kỳ.

Thực hiện nguyên tắc này có nghĩa là tất cả các tư liệu và sự việc có liên quan đến tình hình tài chính và kết quả hoạt động của doanh nghiệp phải được thông báo công khai cho người sử dụng thông tin.

Nguyên tắc thận trọng

Đây là nguyên tắc chỉ đạo trong việc giải quyết những vấn đề không chắc chắn, vận dụng nguyên tắc này có tác dụng khi cần phải đánh giá và ước tính, nó được thể hiện trong việc thiết lập các khoản dự phòng. Việc xây dựng hệ thống chế độ kế toán ở Việt Nam hiện nay với phương châm dễ làm, dễ hiểu, minh bạch, công khai, dễ kiểm tra, dễ kiểm soát.

Một phần của tài liệu thuật đàm phán (Trang 145)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(148 trang)
w