Các nhà đầu tư tăng trưởng muốn sở hữu những công ty đang tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất trên thị trường và họ thường sẵn lòng trả bất cứ mức giá nào để sở hữu những công ty đó. Các công ty có tốc độ tăng trưởng cao được đo bằng lợi nhuận tính theo doanh thu trên một cổ phiếu (EPS). Các nhà đầu tư tăng trưởng tìm kiếm các công ty có tốc độ tăng trưởng tối thiểu là 15 đến 20%, song thông thường là cao hơn mức đó rất nhiều. Các nhà đầu tư tăng trưởng hy vọng rằng bằng việc mua và nắm giữ những cổ phiếu như vậy trong một khoảng thời gian dài, giá của những cổ phiếu đó sẽ tăng và như vậy danh mục đầu tư tăng trưởng cũng sẽ tăng hơn 15 hay 20% một năm. Tất cả những điều này thật tuyệt vời. Song, những cổ phiếu có tỷ lệ tăng trưởng cao cũng chính là những cổ phiếu có tỷ lệ rủi ro cao. Vì các nhà đầu tư sẵn lòng trả giá cao hơn quy định cho những cổ phiếu có tỷ lệ tăng trưởng cao nên những cổ phiếu này thường bán ở mức tỷ số P/E rất cao. Lý do ẩn sau hành động sẵn lòng trả những mức giá cao hơn quy định là vì người ta cho rằng theo tiềm năng tăng trưởng, những cổ phiếu như vậy xứng đáng tăng cao hơn mức trung bình. Ngoài ra, người ta còn cho rằng nên duy trì tỷ số P/E ở mức cao khi một công ty tiếp tục giữ vữngtỷ lệ tăng trưởng doanh thu cao trong ba đến mười năm. Nhưng tỷ số P/E rất dễ bị ảnh hưởng do sự thay đổi trong nhận thức về tăng trưởng trong tương lai hay do sự suy giảm lòng tin của các nhà đầu tư vào sự tăng trưởng đó. Những thay đổi trong nhận thức và lòng tin có thể gây ra những đợt sụt giảm nghiêm trọng tỷ số P/E của những cổ phiếu tăng trưởng.
Chúng tôi sẽ không cố gắng can ngăn những ai đang là nhà đầu tư tăng trưởng, vì họ luôn dự trù sẵn những cách tự vệ khỏi những rủi ro tồi tệ nhất. Điều quan trọng là bạn cần nhận thức được chuyện gì có thể xảy ra. Chúng ta hãy cùng xem xét ví dụ dưới đây về Cisco System để hiểu rõ thêm.
Vào thập niên 1990, cổ phiếu của Cisco System (CSCO) là một cổ phiếu tăng trưởng điển hình với tỷ lệ tăng trưởng từ 30 đến 50% một năm trong gần suốt thập kỷ. Cisco, nhà cung cấp các thiết bị viễn thông và các giải pháp mạng, hoàn toàn thống trị ngành công nghiệp này. Nhưng cuối năm 2000, Cisco cảnh báo rằng công ty chắc chắn không thể tăng trưởng với tỷ lệ như vậy do sự tham gia ồ ạt của các công ty công nghệ, sự sụp đổ của các công ty kinh doanh khai thác mạng, và những vấn đề trong nền kinh tế trong nước và quốc tế. Cisco vẫn là một công ty độc quyền có tốc độ tăng trưởng cao và tiếp tục thống trị trong ngành công nghiệp đó, nhưng sau khi thông báo được đưa ra, sự tin tưởng của các nhà đầu tư vào siêu tăng trưởng bắt đầu sụt giảm nhanh chóng. Những nhà đầu tư từng sẵn sàng trả cao tới 100 lần doanh thu đột nhiên do dự. Ngay lập tức, họ cho rằng tỷ lệ tăng trưởng 30 đến 50% của Cisco không ổn định và không chấp nhận trả tỷ số P/E cao. Dù trên thực tế, chẳng có gì kinh khủng thực sự xảy ra với công ty này ngoại trừ mức tăng doanh thu đang chậm lại - cổ phiếu CSCO giảm hơn 75% trong vòng bốn tháng (Biểu đồ 4-1). Kết quả này thực sự tồi tệ đối với những người chứng kiến cổ phiếu trong tay họ giảm từ hơn 50 đô la xuống chỉ còn khoảng 13 đô la. Và với những người nắm giữ cổ phiếu của Cisco từ năm 1999, mức giảm từ 80 đô la xuống còn 13 đô la thậm chí còn tồi tệ hơn rất nhiều.
Sự bất ổn định của tỷ số P/E cao là rủi ro chung cho những cổ phiếu có tỷ lệ tăng trưởng cao và đó là điều mà các nhà đầu tư tăng trưởng buộc phải chấp nhận. Đây là một trong những lý do khiến chúng tôi tin rằng một dấu hiệu bán ra là rất quan trọng để giúp các nhà đầu tư, ngay cả đối với những nhà đầu tư tăng trưởng dài hạn, giảm nhẹ rủi ro. Hãy nhớ rằng các ngành công nghiệp khác nhau sẽ có rủi ro khác nhau. Trong những ngành công nghiệp chứa đựng những giá trị cao phi thường, độ rủi ro cũng cao tương đương như thế. Nếu bạn là mẫu người không có khả năng chịu rủi ro nhưng vẫn muốn trở thành nhà đầu tư tăng trưởng, có thể bạn có nên tập trung vào những ngành ít biến động hơn.
BIỀU ĐỒ PQ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ TĂNG TRƯỞNG
Như bạn có thể thấy trong biểu đồ PQ 4-2, việc trở thành một nhà đầu tư tăng trưởng thành công đòi hỏi sự kết hợp của những đặc điểm thú vị. Bạn cần có độ kiên nhẫn và khả năng chịu đựng rủi ro khá cao bởi vì những biến động mạnh mẽ của thị trường có thể xảy ra do sự bất ổn định của các tỷ số P/E cao.
Bản chất của đầu tư tăng trưởng là đầu tư dài hạn nên nó không đòi hỏi nhiều sự quản lý danh mục đầu tư. Do đó, bạn không cần tiêu tốn nhiều thời gian vào công việc này. Chỉ cần chắc chắn rằng bạn thiết lập được một chương trình thông báo bằng thư điện tử thích hợp những tin tức về cổ phiếu bạn nắm giữ để có thể nhận thức những trở ngại đối với cổ phiếu hay sự bắt đầu suy giảm lòng tin của các nhà đầu tư khác đối với công ty hay ngành. Dĩ nhiên thời gian quan trọng nhất để nghiên cứu kỹ lưỡng cổ phiếu là mùa doanh thu bởi vì doanh thu theo quý là phong vũ biểu cho thấy sự tăng trưởng còn hay mất và tại mức giả định, khi nào bạn nên bắt đầu mua cổ phiếu. Nhà đầu tư tăng trưởng điển hình có thể thực hiện tốt những kỹ năng số học bình thường và những kỹ năng kỹ thuật tối thiểu nhất. Yêu cầu về tính kỷ luật cũng ở mức độ vừa phải do bản chất mua và nắm giữ của các nhà đầu tư tăng trưởng. Yêu cầu cấp thiết nhất về tính kỷ luật là không bán ra cổ phiếu khi cổ phiếu trải qua những đợt biến động nhẹ.
MỔ XẺ CHỨNG KHOÁN TĂNG TRƯỞNG
Người ta có thể tìm thấy cổ phiếu tăng trưởng ở gần như tất cả các lĩnh vực hay nhóm ngành. Chúng có thể là những công ty nhỏ nhưng lại có khả năng tăng trưởng cực nhanh, những công ty vừa đang dần thống trị trong những ngành lâu đời hay ngành mới, hay trở thành những công ty lớn hàng đầu trong ngành, có thể duy trì tỷ lệ tăng doanh thu trong một khoảng thời gian dài trong tương lai. Ngoài ra, những công ty tăng trưởng đang nổi lên với những công nghệ mới, tuy chưa đạt được mức tăng trưởng doanh thu rất lớn, nhưng cũng đang sẵn sàng cất cánh. Tuy nhiên, những cổ phiếu tăng trưởng điển hình luôn nằm trong những ngành tăng trưởng, những ngành kinh tế có tổng doanh thu đang tăng nhanh chóng.
Cuối năm 2000, hai trong số những ngành tăng trưởng mạnh nhất là viễn thông và kỹ thuật gien. Cả hai ngành công nghệ cao này đều tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với các ngành kinh tế còn lại. Nhưng chúng ta không nên bỏ qua các ngành kinh tế mang tính truyền thống hơn chỉ bởi vì chúng đã tồn tại lâu đời. Một số ngành công nghiệp nào đó có vẻ như luôn tạo ra các cổ phiếu tăng trưởng đặc biệt, chẳng hạn như ngành dược phẩm có thể đã trải qua một giai đoạn tăng trưởng mạnh, nhưng sau đó lại có vẻ như tiếp tục tăng trưởng trở lại khi sự bùng nổ dân số già bắt đầu dẫn đến việc tiêu thụ thuốc mạnh. Ngành công nghiệp giải trí, đặc biệt là nhóm ngành trò chơi, hiện đang phát triển nhanh chóng nhờ sự sinh sôi nảy nở của các sòng bạc và sự thay đổi thái độ của công chúng đối với những trò cờ bạc ăn tiền. Ngành công nghiệp khách sạn cũng đang tiếp tục cung cấp thêm một số cổ phiếu tăng trưởng cao. Trên thực tế, bạn luôn có thể tìm ra một công ty tăng trưởng trong một ngành không tăng trưởng nếu công ty
đó có những tiến bộ kỹ thuật, phong cách quản lý hiệu quả, hay một thương hiệu mạnh. Đây là những yếu tố tạo nên một công ty tăng trưởng cao, dù cho công ty đó thuộc nhóm ngành nào.
Công nghệ, quản lý, và thương hiệu: Những động lực tạo nên cổ phiếu tăng trưởng Một công nghệ mới hay mang tính siêu việt luôn là nền tảng của những cổ phiếu tăng trưởng. Đó là lý do tại sao các nhà đầu tư tăng trưởng có thể tìm kiếm cổ phiếu tăng trưởng trong những lĩnh vực công nghệ cao, có sức hấp dẫn. Trong một ngành công nghệ cao như viễn thông hay kinh doanh mạng, những cổ phiếu tăng trưởng hàng đầu dễ dàng được nhận biết thông qua các nhãn hiệu nổi tiếng của công ty (chẳng hạn như AOL và Yahoo), qua các phong cách quản lý hiệu quả (chẳng hạn như Intel hay Microsoft). Nhưng có một nhược điểm của việc tập trung vào các cổ phiếu tăng trưởng của các ngành công nghệ cao. Trong hầu hết các trường hợp, doanh thu tăng nhanh hơn lợi nhuận, điều này dẫn tới giá trị hệ số giá lợi tức P/E tăng lên và tỷ số P/E tăng tạo ra rủi ro cao hơn mức thông thường. Nếu sự tin tưởng của các nhà đầu tư giảm sút hay doanh thu được điều chỉnh giảm, thì tỷ số P/E phải điều chỉnh theo. Bạn đã thấy chuyện gì từng xảy ra với Cisco và hàng trăm cổ phiếu của các công ty mạng khác trong năm 2001.
Những ai tin rằng công ty tăng trưởng phải dựa trên nền tảng kỹ thuật có lẽ sẽ bị “mắc bẫy” mua những cổ phiếu tăng trưởng cao, rủi ro cao. Nhưng những cổ phiếu tăng trưởng cao có bao giờ tồn tại trong những ngành kinh tế đã lỗi thời? Có danh mục đầu tư nào có thể kém hấp dẫn hơn một nhà tang lễ? Chúng ta hãy xem xét ví dụ dưới đây về Service Corp. International (SRV), một công ty sở hữu hơn 4000 nhà tang lễ. SRV thành lập từ năm 1974 và là công ty cung cấp dịch vụ tang lễ lớn nhất thế giới. Như bạn có thể thấy trong Biểu đồ 4-3, công ty này đã phải đối mặt với một đợt sụt giảm nghiêm trọng vào năm 1999-2000. Nhưng trong giai đoạn hơn mười năm kể từ năm 1988 đến năm 1998, tỷ lệ tăng doanh thu trung bình của SRV là 15% một năm. Điều này đã nâng SRV lên vị trí cao hơn những cổ phiếu tăng trưởng khác trong suốt giai đoạn này. Và điều đáng chú ý ở đây là họ không hề có công nghệ siêu việt nào mà chỉ dựa trên sự quản lý hiệu quả vượt trội.
Trình độ quản lý vượt trội có thể biến một công ty bình thường thành một công ty tăng trưởng. SRV là một minh chứng. Nó cũng có thể đưa một công ty không tiếng tăm trở thành một thương hiệu rất được ưa chuộng như trường hợp của hãng bán lẻ Wal-Mart. Sam Walton bắt đầu từ việc xây dựng một chuỗi cửa hàng hạ giá ở những thành phố nhỏ hơn. Nhóm quản lý năng nổ của ông đã biến Wal-Mart (WMT) thành
một cổ phiếu tăng trưởng vĩnh viễn và trở thành một trong những nhãn hiệu vững bền tại Mỹ. Sau gần 30 năm, có thể bạn sẽ nghĩ rằng Wal-Mart đã đạt tới đỉnh cao của một cổ phiếu tăng trưởng, nhưng hãy xem biểu đồ 4-4. Trong suốt những năm 1990, doanh thu của hãng tăng lên gần 25% một năm, giá cổ phiếu tăng hơn 1000%, và hiện Wal- Mart vẫn là một trong những hãng bán lẻ số một của Mỹ.
Việc quản lý hiệu quả và những công nghệ siêu việt (hay cả hai) là những yếu tố tạo nên thương hiệu mạnh. Trong một ngành mới như kinh doanh mạng, một nhãn hiệu vượt trội đôi khi chỉ là vì họ là những người đầu tiên gia nhập ngành. Bằng chứng là những công ty đang thống trị mạng lưới từ buổi đầu như Yahoo! (YAHOO) và Amazon.com (AMZN). Nhưng việc dẫn đầu ngành và tiếp tục duy trì địa vị thống trị trong tương lai lại đòi hỏi phải quản lý hiệu quả.
Coca-Cola (KO) là một trong những công ty đi tiên phong trong ngành công nghiệp nước giải khát, và công ty đã có trình độ quản lý hiệu quả để đưa Coke trở thành một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất trên thế giới và tiếp tục tăng trưởng vững chắc trong nhiều thập kỷ. Từ năm 1990 đến năm 1998, Coke đã có một bước nhảy vọt với tỷ lệ tăng trưởng bình quân 30% một năm (Biểu đồ 4-5). Sự tăng trưởng vượt bậc gần đây nhất một phần là do việc thâm nhập mạnh mẽ vào thị trường nước ngoài.
Procter & Gamble (PG) là một nhãn hiệu lớn cũng đã trở thành cổ phiếu tăng trưởng trong một thời gian dài (Biểu đồ 4-6). Đầu những năm 90, Procter & Gamble đang tăng trưởng với tỷ số P/E trung bình khoảng 17, nhưng việc định giá cổ phiếu này trên thị trường đầu cơ giá lên cuối những năm 1990 đã vượt giá trị của chính nó. Đến mùa xuân năm 2000, tăng trưởng doanh thu của PG giảm xuống còn gần 10% trong khi tỷ số P/E tăng mạnh lên hơn 30.
Biểu đồ 4-6
(Procter & Gamble (PG) có xu hướng tăng vững chắc trong suốt nửa cuối thập kỷ 1990).
Như bạn có thể thấy, những cổ phiếu tăng trưởng cao có thể xuất hiện trong gần như tất cả các lĩnh vực thị trường. Không phải tất cả các công ty này đều có kỹ thuật siêu việt, thương hiệu mạnh vượt trội, và trình độ quản lý cao, nhưng một công ty đạt được bất kỳ một yếu tố nào hay một sự kết hợp các yếu tố trong ba yếu tố này đều đáng
được xem xét kỹ lưỡng. Cuối cùng, điều bạn cần làm là xác định những tỷ số P/E cực cao.
Khi nào một cổ phiếu không còn là cổ phiếu tăng trưởng?
Một cổ phiếu không còn là cổ phiếu tăng trưởng khi nó ngừng tăng trưởng. Điều đó hoàn toàn đúng. Nhưng mọi chuyện lại không đơn giản như thế.
Doanh thu là phong vũ biểu của quá trình tăng trưởng, và mức tăng trưởng doanh thu giảm cho thấy một điều hiển nhiên là cổ phiếu không thể tăng trưởng mãi. Chúng tôi chỉ nói về doanh thu đang giảm sút khiến Procter & Gamble phải dừng lại giữa
đường. Giống như nhiều cổ phiếu khác trong nền kinh tế bùng nổ cuối thập niên 1990, giá cổ phiếu của PG đã tăng vượt quá xa sự tăng trưởng của công ty và doanh thu của nó. Như bạn có thể thấy trong biểu đồ trước đó (Biểu đồ 4-3 và 4-4), điều này cũng xảy ra với Wal-Mart và Service Corp. International. Wal-Mart khởi đầu thập kỷ đó với tỷ lệ tăng trưởng doanh thu thấp hơn 20% và tỷ số P/E trung bình khoảng 30. Nhưng cho đến mùa xuân năm 2000, tỷ lệ tăng trưởng của công ty giảm xuống còn 15% trong khi tỷ số P/E tăng lên 35. Giống như những cổ phiếu tăng trưởng khác, giá cổ phiếu của Wal-Mart giảm xuống trong khi tỷ số P/E lại được cải thiện. Nhưng giá cổ phiếu của Wal-Mart giảm không nghiêm trọng như giá cổ phiếu của Service Corp. International. Đầu những năm 1990, SRV tăng trưởng hơn 15% một năm với tỷ số P/E trung bình khoảng 17, nhưng sau đó giảm xuống ít hơn 15% trong khi tỷ số P/E tăng lên 25. Những khó khăn nghiêm trọng về doanh thu diễn ra trong suốt năm 1999 và 2000 khiến cổ phiếu của SVR tụt xuống đáy biểu đồ (Biểu đồ 4-3).
Cuối những năm 1990, việc tỷ số P/E tăng và doanh thu giảm diễn ra phổ biến, thậm chí với cả những ông ty lớn và lâu đời. Đó chính là lý do tại sao những cổ phiếu đó giảm nghiêm trọng trong năm 2000 và 2001. Nếu bạn xem lại ví dụ có tính giả thuyết trong Chương 1, chúng tôi đã cho thấy làm thế nào tỷ lệ tăng trưởng doanh thu cơ bản có thể giảm từ 20% xuống 10%, giảm giá cổ phiếu xuống đâu đó giữa 50 và 70% với