Chuẩn hoá cơ sở dữ liệu bản đồ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng Viễn thám (RS) và Hệ thống thông tin địa lý (GIS) để đánh giá xói mòn đất huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ (Trang 82)

II. GTSX theo giá

3.2.1 Chuẩn hoá cơ sở dữ liệu bản đồ

Cơ sở dữ liệu bản đồ huyện Tam Nông được xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu: Dữ liệu phải được chuẩn hóa về mặt hình học (hệ tọa độ), dữ liệu có tính chuẩn về mô hình (vector, raster), dữ liệu có tính chuẩn về không gian, dữ liệu chuẩn về khuôn dạng dữ liệu.

Dựa vào các tiêu chuẩn trên, cơ sở dữ liệu GIS cho tính toán xói mòn đất huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ được xây dựng bao gồm các loại dữ liệu sau:

- Bản đồ địa hình: Bản đồ địa hình được số hóa từ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000, gồm các lớp dữ liệu địa hình chính là đường đồng mức, hệ thống giao thông, mạng lưới thủy văn. Dữ liệu được tổ chức thành các file dữ liệu dạng vector có gán giá trị thuộc tính.

- Ảnh vệ tinh: Ảnh vệ tinh Spot 5 đã được nắn chỉnh hình học độ phân giải ảnh là 10 m.

- Bản đồ chuyên đề: Gồm các bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ hiện trạng sử dụng đất có gán giá trị thuộc tính.

Cơ sở dữ liệu có các đặc tính sau:

Chuẩn hình học: Tất cả các bản đồ đều được số hóa và lưu trữ ở hệ tọa độ Vn2000.

Chuẩn mô hình: Ngoại trừ ảnh vệ tinh được lưu trữ ở dạng raster, tất cả các bản đồ còn lại đều được lưu trữ dưới dạng vector.

Chuẩn về không gian: Tất cả các bản đồ đều được thu thập và số hóa ở tỷ lệ gốc là 1/25.000 theo đúng quy phạm lập bản đồ của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Chuẩn khuôn dạng: Để có thể sử dụng dữ liệu trong tính toán xói mòn đất, trình bày, in ấn bản đồ cũng như có thể trao đổi dữ liệu giữa các phần mềm và giữa các hệ thống với nhau, dữ liệu được lưu trữ ở 2 khuôn dạng Intergraph (khuôn dạng chuẩn của Bộ Tài nguyên và Môi trường) và khuôn dạng của phần mềm ArcGIS 9.3.

Để có thể tính toán được bản đồ xói mòn, các dữ liệu trong cơ sở dữ liệu được tính toán để tạo nên các bản đồ hệ số xói mòn. Vì sử dụng cơ sở dữ liệu chuẩn để tính toán, nên cơ sở dữ liệu mới cũng đảm bảo các chuẩn tương ứng. Cơ sở dữ liệu dùng để tính toán xói mòn bao gồm các bản đồ: bản đồ hệ số R, bản đồ hệ số K, bản đồ hệ số LS, bản đồ hệ số C và bản đồ hệ số P.

Bản đồ xói mòn huyện Tam Nông được thành lập dựa trên mô hình RUSLE. Mô hình này có khả năng áp dụng rộng rãi nhưng lại đòi hỏi các điều kiện chặt chẽ về tính địa phương với từng hệ số cụ thể. Vì vậy, với mỗi vùng, các tính toán hệ số có thể áp dụng các phương trình khác nhau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng Viễn thám (RS) và Hệ thống thông tin địa lý (GIS) để đánh giá xói mòn đất huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)