7 Đá trường thạch men A loại 2 loại 2
50 50 100 1.629
Từ định mức tiêu hao nguyên nhiên liệu công ty xây dựng hệ số giá thành sản phẩm để tính giá thành như sau:
Biểu 14: hệ số tính giá thành của công ty
STT Sản phẩm Hệ số 1 2 3 4 5 6
Bột cao lanh xương loại 2 Bột cao lanh men 2 (A) Bột cao lanh men 1 (A)
Đá trường thạch (Fenspat) men 1 (A) Đá trường thạch men loại 2
Đá trường thạch xương loại 2
1,0 1,1 1,4 1,2 1,05 0,7
n
7 Đá trường thạch xương loại 3 0,4
Từ bảng hệ số sản phẩm và tính giá thành trên kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ tiến hành tính giá thành sản phẩm trên tổng số sản phẩm tiêu chuẩn đã quy đổi tiêu chuẩn, tính tổng giá thành và giá thành đơn vị.
Ta áp dụng công thức: Tổng sản phẩm
Tiêu chuẩn = Σ SiHi
i=l
Trong đó: Si: số sản phẩm thực tế của loại sản phẩm i Hi: Hệ số quy định cho sản phảm loại i Kế toán tính tổng giá thành bằng các công thức Z = C + Ddk - Dck
Trong đó: Z: Tổng giá thành sản xuất sản phẩm C: Tổng chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ Ddk, Dck: Chi phí sản phẩm đầu kỳ, cuối kỳ + Giá thành sản phẩm tiêu chuẩn
Ztc = Z
Tổng sản phẩm quy đổi Ztc: Giá thành tấn sản phẩm quy đổi
+ Giá thành một sản phẩm i Zi = Ztc x Hi
Từ cách tính trên kế toán tính ra giá thành theo bảng sau: Biểu 15: Bảng tính giá thành sản phẩm tiêu chuẩn
STT Khoản mục chi phí ĐVT Giá trị
12 2 3
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung
Đồng Đồng Đồng 476.396.000 256.940.500 230.160.697
45 5 6 7 8
Chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ Tôngt gái thành sản xuất
Tổng khối lượng sản phẩm quy tiêu chuẩn Giá thành sản phẩm tiêu chuẩn
Đồng Đồng Đồng Tấn đồng/tấn 67.631.160 47.832.096 983.296.261 1.971 498.882
Căn cứ vào giá trị sản phẩm tiêu chuẩn và công thức tính gía thành đơn vị ta sẽ tính được giá thành đơn vị trong tháng, bảng tính giá thành đơn vị nư sau:
Biểu 16: Bảng tính giá thành đơn vị từng loại trong tháng STT Sản phẩm từng loại Giá thành sản phẩm tiêu chuẩn Hệ số quy định Giá thành sản phẩm (Đồng/tấn) 1 2 3 4 5 6 7
Bột cao lanh xương loại 2 Bột cao lanh men loại 1 (A) Bột cao lanh men loại 2
Đá trường thạch cục (Fenspat) men 1(A) Đá trường thạch men A loại 2
Đá trường thạch cục loại 2 Đá trường thạch cục loại 3 498.882 498.882 498.882 498.882 498.882 498.882 498.882 1,0 1,4 1,1 1,2 1,05 0,7 0,4 498.882 698.434 548.770 698.658 523.826 349.217 199.552
3.3. Một số nhận xét về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty cổ phẩn khoáng sản Đông Dương
3.3.1. Về ưu điểm + Ưu điểm chung
Trong nền kinh tế thị trường để tồn tại và phát triển lãnh đạo công ty đã linh hoạt đưa ra nhiều biện pháp kinh tế có hiệu qủ nhằm khắc phục mọi khó khăn và hoà nhập nhịp sống của công ty với nhịp sống của nền sản xuất trường.
Để đạt được những thành tích trên là do công ty đã biết nhanh chóng sắp xếp tổ chức lại bộ máy quản lý gọn nhẹ, lựa chọn đội ngũ cán bộ có tinh thần trách nhiệm và trình độ nghiệp vụ, dám nghĩ dám làm, sắp xếp và tổ chức lại sản xuất cho phù hợp với tình hình mới, tìm biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, trong thành tích chung đó không thể không kể đến sự phấn đấu và cố gắng của công tác
kế toán đặc biệt là công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đóng vai trò rất lớn trong việc mở rộng sản xuất và hiệu quả sản xuất.
+ Cụ thể:
- Hệ thống tài khoản
Chủ yếu công ty mở tài khoản tổng hợp là tài khoản cấp I nên dễ ghi chép thuận lợi, giảm bớt khôi lượng công việc.
Sổ sách là nhật ký chung nên thuận tiện cho việc ghi sổ và theo dõi trên hệ thống kế toán máy.
- Đội ngũ nhân viên kế toán
Có trình độ đại học và tương đương trình độ đại học, đội ngũ kế toán trẻ, có trình độ chuyên môn có năng động làm việc nhiệt huyết, có tinh thần trách nhiệm cao đồng thời hình thức tổ chức bộ máy gọn nhẹ nhưng hiệu quả.
- Phương pháp tính giá thành
Phương pháp đơn giản dễ làm, dễ theo dõi cung cấp thông tin nhanh chóng nhất là phù hợp với quy mô sản xuất của công ty
Bên cạnh những mặt đạt được công ty còn có những hạn chế như sau: 3.3.2 Hạ chế trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành - Hệ thống tài khoản và sổ sách tại công ty
Do công ty chỉ mở tài khoản cấp 1 nên công ty không theo dõi chi phí sản xuất tại các tổ sản xuất, phân xưởng sản xuất, tại các phân xưởng không có kế toán phân xưởng, chính vì vậy không đảm bảo cho quá trình quản lý chặt chẽ trong qúa trình sản xuất, công ty giao khoán sản phẩm tới người lao động, sản phẩm của tổ sản xuất này lại là nguyên liệu cho tổ sản xuất tiếp theo từ khâu đầu đến khâu cuối. Do vậy chỉ tập hợp chi phí mà không theo dõi chi tiết sẽ đánh giá không đúng chi phí sản xuất.
Cũng như hệ thống tài khoản khi hạch toán nguyên vật liệu cũng hỉ hạch toán chung chung trên tài khoản tổng hợp chứ không mở tài khoản chi tiết ở phân xưởng, tổ sản xuất, chi phí nguyên vật liệu lại đóng vai trò chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn, khi tính gía thành kế toán chỉ căn cứ vào định mức nguyên nhiên liệu đã xây dựng từ trước chứ không nắm được chi tiết nguyên vật liệu thực tế phát sinh cho từng sản phẩm, từng tổ sản xuất, phân xưởng sản xuất.
- Hạn chế về hạch toán chi phí nhân công
Kế toán đã không trích trước khoản tiền lương nghỉ phép của công nhân viên, tuy ở công ty có một số công nhân viên ở nhà tập thể cho dù chi phí này ít nhưng kế toán vẫn phải hạch toán để tránh sự chênh lệch giữa các kỳ tính giá thành.
- Khi theo dõi cách hạch toán chi phí sản xuất chung nhiều công cụ dụng cụ lẽ ra phải phân bổ thì lại hạch toán trực tiếp vào giá thành, tuy giá trị của nó nhỏ nhưng lại không sử dụng hết trong tháng được, ví dụ như xẻng, bóng điện… việc hạch toán như vậy có thể dẫn đến hiện tượng tính trùng hoặc gian lận khi hạch toán làm cho giá thành không chính xác.
- Về phương pháp tính giá thành
Với quy mô công ty vừa và nhỏ việc áp dụng phương pháp tính gía thành theo hệ số là phù hợp tuy nhiên việc tính giá thành sản phẩm sẽ chính xác hơn nếu sử dụng một phương pháp tính giá thành phù hợp với quy trình sản xuất theo công nghệ liên tiếp tạo ra sản phẩm cuối cùng, mặt khác phương pháp hệ số chỉ dựa vào định mức nguyên vật liệu tại phòng kỹ thuật, khi thực hiện sản xuất có thể phát sinh cao hay thấp hơn định mức do đó tính gía thành không chính xác, khi không theo dõi được chi phí nguyên vật liệu chi tiết sẽ khó biết mức độ tiêu hao thực tế để tìm hiểu biện pháp giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm.
Qua một thời gian thực tập tại công ty, với trình độ nhận thức còn hạn chế, lại chưa có kinh nghiệm thực tế nhưng tôi cũng mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đề suất nhằm nâng cao công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành được tốt hơn.
3.4 một số ý kiến đề xuất về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
3.4.1 Phương pháp hạch toán chi phí nguyên vật liệu sản xuất trực tiếp
Trước hết công ty cần theo dõi chặt chẽ tỷ mỉ chi phí này theo từng sản phẩm vì đây là nguyên vật liệu chính tạo nên sản phẩm, vừa theo dõi được chi phí nguyên vật liệu vừa chống lãng phí…tại các tổ sản xuất việc ghi các bảng chi tiết này đơn giản và ghi hàng ngày được, sau đó quản đốc phân xưởng lại tổng hợp chi phí theo các tổ sản xuất trong bảng tổng hợp có kèm các chi tiết của các tổ hàng tháng nộp lên phòng kế toán một bảng và giữ một bảng để theo dõi tại phân xưởng.
Biểu 17: Bảng theo dõi nguyên vật liệu trực tiếp
Ngày Loại sản phẩm Số lượng sản phẩm sản xuất Định mức tiêu hao NVL Số lượng thực tế NVL phát sinh Đơn giá nguyên vật liệu Thành tiền ... ... ... ... ... ... ...
Khi kế toán phân xưởng tập hợp những bản theo dõi này sẽ có sự so sánh giữa các tổ sản xuất giữa các phân xưởng sản xuất khác nhau từ đó có sự thi đua trong sản xuất, phong trào tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu….
3.4.2. Về phương pháp hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Đối với khách hàng là một trong những ưu thế của nhà sản xuất đó là giá cả phải ổn định không có sự chênh lệch giữa các tháng, là một bộ phận cấu thành trong tổng chi phí sản xuất do vậy việc tăng hay giảm chi phí nhân công cũng ảnh hưởng đến giá thành, nếu công ty không tiến hành trích trước tiền lương sẽ dẫn đến chi phí sản xuất tăng đột ngột giữa các tháng nhất là tháng có nhiều ngày lễ tết việc trích trước tiền lương cho công nhân viên tính theo công thức sau:
Tỷ lệ trích trước tiền lương nghỉ phép của =
Tổng tiền lương nghỉ phép của công nhân viên sản xuát theo kế hoạch và dự tính Tổng tiền lương theo kế hoạch của công
Việc trích trứơc tiền lương này giữ cho giá thành ổn định và chính xác. Trình tự hạch toán như sau.
Hàng tháng tiến hành việc trích trước tiền lương nghỉ phép được định khoản. Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK: 331: chi phí phải trả
Khi thực tế nghiệp vụ phát sinh kế toán tiến hành định khoản Nợ TK 331: Chi phí phải trả
Có TK 334: Chi phí phải trả công nhân viên
3.4.3. Về phương pháp hạch toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những chi phí dùng chung cho nhiều sản phẩm được cấu thành từ nhiều chi phí khác nhau, do đó cần theo dõi chặt chẽ những chi phí này tránh lãng phí.
Khi tập hợp chi phí công cụ dụng cụ xác định giá trị thực tế của nó, xác định giá trị sử dụng và thời gian sử dụng của nó để xác định việc phân bổ vào chi phí sản xuất là một hay nhiều lần.
Số phân bổ cho từng kỳ hạch toán tính theo công thức. Giá trị CC,DC xuất dùng =
Phân bổ cho từng kỳ
Giá trị thực tế CC,DC xuất dùng
Số kỳ sử dụng
Theo công thức này ta sẽ xác định được giá trị công cụ, dụng cụ xuất dùng trong tháng. Đối với công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ thời gian sử dụng ngắn, sử dụng một lần khi xuất dùng thì kế toán hạch toán bình thường sau khi căn cứ vào phiếu xuất kho cũng như thực tế công việc.
Đối với những công cụ dụng cụ đai: dây cu loa, xe đẩy hàng, xẻng…. Công cụ nào cần phân bổ nhiều lầm thì phải căn cứ vào giá trị phân bổ cho từng tháng hạch toán mà tiến hành định khoản:
Có TK 153: công cụ dụng cụ xuất dùng Khi xuất dùng kế toán hạch toán như sau:
1.b Nợ TK 627 (6273): chi phí công cụ dùng cho sản xuất chung Có TK 142: chi phí trả trước
Khi đã tiến hành hạch toán các chi phí một cách tỷ mỷ và chặt chẽ như vậy sẽ dẫn đến việc hạch toán chi phí sản xuất của kỳ đó, tháng đó, hay các tháng có liên quan được chính xác làm cho giá thành ổn định.
3.4.4. Về phương pháp tính giá thành
Đối với người làm công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thì việc lựa chọn phương pháp tính giá thành là rất quan trọng bởi vì phương pháp tính giá thành sẽ ảnh hưỏng trực tiếp đến kết quả tính giá thành và mỗi một phương pháp tính giá thành khác nhau lại cho một kết quả khác nhau, do vậy áp dụng một phương pháp tính giá thành giản đơn hiệu quả chính xác cao và phù hợp với quy trình công nghệ sản xuất của mình là điều không đơn giản. Qua thời gian thực tế tại công ty căn cứ vào quy trình khoản sản phẩm đến từng người lao động, từng tổ, từng phân xưởng sản xuất sản phẩm của tổ sản xuất này là là nguyên liệu của tổ sản xuất khác. Phương pháp tính giá thành thưo phương pháp hệ số tuy có nhiều ưu điểm nhưng lại chưa phản ánh được chi tiết chi phí ở từng giai đoạn sản xuất nên việc quản lý và tiết kiệm chi phí còn hạn chế. Từ thực tế trên tôi mạnh dạn đề xuất công ty nên tính giá thành sản phẩm theo phương pháp phan bước không tính đến giá thành nửa thành phẩm, bởi vì phương pháp này khắc phục được hạn chế của phương pháp hệ số. Tôi ví dụ chia cách tính giá thành của hai phân xưởng sản xuất cao lanh ở công ty thành hai giai đoạn như sau:
Giai đoạn I Phân xưởng I
Chi phí sản xuất của giai đoạn II trong sản phẩm Chi phí sản xuất của giai
đoạn I trong sản phẩm
Chi phí sản xuất phát sinh ở giai đoạn I Chi phí sản xuất phát sinh ở giai đoạn II Giai đoạn II
phân xưởng II
Tài khoản cần được ở để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm như sau:
TK 621: ( chi phí nguyên vật liệu trực tiếp)
TK 6211: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở phân xưởng I
TK 62111: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho cao lanh men A loại 1 TK 62112: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho cao lanh men A loại 2 TK 62113: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho cao lanh xương loại 2 Tương tự tài khoản 6212: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở phân xưởng II TK 62121: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho cao lanh men A loại 1 ....
- TK 622: chi phí nhân công trực tiếp
TK 6221: chi phí nhân công trực tiếp cho phân xưởng I ...
- TK 627: ( chi phí sản xuất chung)
TK 6271: Chi phí sản xuất chung cho phân xưởng I - TK 154: ( chi phí sản xuất kinh doanh dở dang)
TK 1541: chi phí sản xuất kinh doanh dở dang phân xưởng I ...
n i=l
Tính giá thành sản phẩm sẽ được mở theo tài khoản cấp III theo cách tương tự trên chi phí sản xuất từng giai đoạn trong thành phẩn tính toán được theo công thức sau:
Czi = Dđki + Ci x Stp
Stp + Sdi
Trong đó:
Czi : chi phí sản xuất của giai đoạn i trong thành phẩm Dđki : chi phí sản xuất dở dang giai đoạn i đầu kỳ Ci :chi phí sản xuất phát sinh ở giai đoạn i Sdi : số lượng sản phẩm dở dang ở giai đoạn i Stp : sản lượng thành phẩm ở giai đoạn cuối
Chi phí sản xuất từng giai đoạn trong thành phẩm phải kết chuyển song song từng khoản mục để tính giá thành của thành phẩm theo công thức
Ztp = Σ Czi
Toàn bộ cách hạch toán trên được hạch toán theo sơ đồ sau: Sơ đồ 13: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Theo phương pháp phân bước không tính giá thành bán sản phẩm TK 6211 TK 1541 TK154
Tk 6221
Tk 6271 TK155
TK 6222 TK 152,138
TK 6272
TK 6213 TK 1543
TK 6223
TK 6273
(1)(2) (3) : Kết chuyển chi phí sản xuất trong thành phẩm phân xưởng I