Dòng sông An Cựu ở Thành phố Huế

Một phần của tài liệu đề tài POLLUTION WATER (Trang 46)

Trong thời gian gần đây, mỗi khi đi dọc hai bờ sông An Cựu, thành phố Huế, dễ dàng nhận ra một điều: dòng sông “nắng đục mưa trong” của xứ Huế nay đã và đang bị ô

nhiễm nặng nề. Nước sông đen đặc, bốc mùi hôi thối, rác nổi lềnh bềnh cả một đoạn dài. Dòng sông đã mặc nhiên trở

thành “cái túi” đựng nước thải và rác của rất nhiều hộ dân sinh sống tại đây. Người ta vô tư vứt rác xuống sông. Theo quan sát, tại đường Đặng Văn Ngữ, phường Vạn An, thành phố Huế, rất nhiều hộ dân có nhà làm sát mép sông hầu như không có hố xí tự hoại và coi con sông như một nhà vệ sinh chung.

Nếu đi một vòng các dòng sông ở Huế, điều dễ dàng nhận thấy là tình trạng ô nhiễm của các dòng sông nhiều nơi đã đến mức báo động. Sông Hương nhìn trong xanh là thế nhưng càng vào gần bờ, càng thấy nhiều rác và bao nilon nổi lềnh bềnh. Tại đoạn sông Hương gần bờ phía chợ Đông Ba, nước trở nên đen ngòm như nước cống và đầy rác rưởi. Tuy vậy, so với các con sông khác trong thành phố thì sông Hương vẫn còn vào hạng khá bởi vì lượng rác và độ bẩn của nước ở các sông Bạch Yến, sông Đông Ba, sông An Cựu... còn khủng khiếp hơn nhiều. Đoạn sông An Cựu phía chân cầu An Cựu đã ở mức độ ô nhiễm "báo động đỏ" vì nơi đây đã trở thành chỗ đổ rác lý tưởng của khu chợ và các hộ dân sống bên bờ.

Qua khảo sát của các cơ quan chức năng, tổng thông số coliform, chỉ về mật độ vi khuẩn gây bệnh trong nước tại các điểm khảo sát trên sông Hương và các sông khác đều vượt quá giới hạn cho phép từ 5 đến gần 30 lần. Nguyên nhân của tình trạng này là vì các chất thải dơ bẩn như phân người và phân súc vật cùng nhiều chất thải khác đổ vào nguồn nước đã tới mức độ ghê gớm.

Bên cạnh ô nhiễm về chất lượng nước, cũng đã bắt đầu xuất hiện sự ô nhiễm về cảnh quan trên nhiều dòng sông ở Huế. Đó là những bờ kè chống xói lở thỉnh thoảng lại xuất hiện từng đoạn trên các dòng sông trông như những "mảng cơm cháy". Nhiều nhà cửa ngang nhiên xây lấn ra sông...

Tình trạng trên cũng diễn ra tương tự tại chợ An Cựu. Là một trong những chợ đầu mối của thành phố nhưng ý thức bảo vệ môi trường của các tiểu thương rất kém. Nước thải từ những hàng thực phẩm cộng với một lượng lớn rác không tiêu hủy được như chai nhựa, nilon... tất cả đều theo một cống thoát nước đổ ra sông. Không chỉ có rác và nước thải, một lượng lớn cỏ dại và bèo cũng đang phát triển mạnh dọc các bờ kè. Do nước xuống thấp, dòng chảy bị thu hẹp, ở một số nơi, lòng sông bị lộ thiên tạo điều kiện cho cỏ dại phát triển.

Ngoài ra, một số người dân còn tận dụng mặt đất trên sông để trồng rau. Tình trạng này cũng đã “góp phần” làm cho sông An Cựu thêm phần ô nhiễm vì dòng chảy bị hạn chế, khả năng tự làm sạch cũng mất đi.Tình trạng người dân đổ rác bên vệ đường, tràn ngập cả xuống dòng sông đã làm cho dòng nước trở nên đen ngòm, bốc mùi hôi thối, rác rưởi lềnh bềnh cả đoạn sông dài.Hàng ngày, thuyền vớt rác của Công ty môi trường đô thị Huế vẫn cần mẫn làm việc. Nhưng, những cố gắng đó chẳng khác gì “bắt cóc bỏ đĩa” khi ý thức bảo vệ môi trường của người dân không thay đổi. Ngoài ra nước sông còn có màu đen và mùi hôi, nhất là chung quanh khu vực chợ Bến Ngự, An Cựu và một đám bèo hoa dâu đang phát triển rất nhanh trước mặt cung An Định, mặt sông dày đặc rác và các chất thải thậm chí cả xác súc vật chết.

Nước thải của những hộ dân sống quanh bờ sông và từ chợ Bến Ngự, An Cựu… đều được đổ xuống dòng sông này mà không qua xử lý.

Dòng chảy đang bị thu hẹp dần, do mực nuớc xuống thấp nên đất ở lòng sông trồi lên rải rác từ cầu Nam Giao xuống cung An Định, trên các bãi bồi này cỏ dại mọc rất nhanh.

Bèo hoa dâu bám vào làm cản trở dòng chảy khiến cho việc lưu thông giảm đi rất nhiều hậu quả làm khả năng tự làm sạch cũng bị mất đi.

Cách đây 10 năm, An Cựu là một trong những con sông đẹp của thành phố Huế nhờ làn nước trong xanh. Nhưng từ khi thượng nguồn con sông này bị ngăn lại để chống nhiễm nước mặn, màu nước sông trở nên đen ngòm, mùi hôi, đầy rác rưởi.Các sông Đông Ba, Ngự Hà cũng chung số phận. Vì bị rác ngăn cản dòng chảy nên lòng sông không những không được lưu thông, mà ngày càng hẹp lại, cạn dần. Nước sông Đông Ba đen ngòm như vậy nhưng là nguồn nước sinh hoạt chính của người dân vạn đò. Sông Ngự Hà nay chứa đầy bèo Nhật Bản, không còn là hệ thống thoát nước lý tưởng của thành phố Huế nữa.

Một phần của tài liệu đề tài POLLUTION WATER (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)