c. Nông dược (Pesticides)
III.3 TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM Ở NƯỚC TA
1. Thực trạng chung:
Môi trường nước, biển của Việt Nam là một trong những đối tượng chịu tác động và đe dọa nghiêm trọng khi ngày càng nhiều các khu công nghiệp, khu đô thị và du lịch được xây dựng dọc các con sông và ven biển, khiến lượng chất thải gia tăng nhanh chóng.
Trong khi đó, trước lợi nhuận và áp lực cạnh tranh của thị trường, các doanh nghiệp lại chỉ chú tâm vào đẩy mạnh phát triển kinh tế, mà xem nhẹ yếu tố môi trường. Nhiều doanh nghiệp sử dụng các quy trình công nghệ thiếu thân thiện với môi trường nhằm giảm đến mức tối đa chi phí cho sản xuất. Theo thống kê, đến tháng
6/2006, Việt Nam có 47% dự án FDI thì chỉ có 20% dự án sử dụng công nghệ cao. Vì vậy mà mỗi năm, các con sông và biển của Việt Nam vẫn liên tục tiếp nhận hàng triệu m3
nước thải không qua xử lý.
Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện
chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng ô nhiễm nước là vấn đề rất đáng lo ngại.
Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề dối với tài nguyên
nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết bị
xử lý chất thải. Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng. Ví dụ: ở ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải
thường có độ pH trung bình từ 9-11; chỉ số nhu cầu oxy sinh hoá (BOD), nhu cầu oxy hoá học (COD) có thể lên đến 700mg/1 và 2.500mg/1; hàm lượng chất rắn lơ lửng... cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép.
Hàm lượng nước thải của các ngành này có chứa xyanua (CN-) vượt đến 84 lần, H2S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH3 vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô nhiễm nặng nề các nguồn nước mặt trong vùng dân cư.
Mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp tập trung là rất lớn.
2. Tình trạng ô nhiễm của các con sông ở nước ta lên mức báo động
a.Sông Tô Lịch ở Hà Nội
Sông Tô Lịch chảy trong địa phận Hà Nội. Dòng chính sông Tô Lịch chảy qua các quận, huyện: Thanh Xuân, Hoàng Mai, Thanh Trì. Sông Tô Lịch là một trong những con sông lớn ở Hà Nội nhưng hiện nay đã trở thành nơi thoát nước thải của thành phố. Do tốc độ đô thị hoá, quy hoạch xây dựng thiếu đồng bộ, sự thiếu ý
thức của những người dân sống ở ven sông Tô Lịch đã làm cho con sông trở nên ô nhiễm nặng nề.
Theo bộ Tài nguyên - Môi trường, hầu hết các con sông thuộc nội thành Hà Nội
đều nhiễm khuẩn hữu cơ vượt gấp từ 3 tới 5 lần mức cho phép; đối với nước thải sinh hoạt thì mức độ vượt tiêu chuẩn vượt tới hàng chục lần, thậm chí hàng trăm lần. Sông Tô Lịch đã có dấu hiệu ô nhiễm kim loại nặng, vào mùa khô mức độ ô nhiễm càng trở nên trầm trọng. Kết quả kiểm tra gần đây cho thấy lượng ôxy hòa tan (DO) đạt rất thấp. Lượng ôxy hóa học trong nước vượt từ 7 tới 8 lần; ôxy sinh học vượt 7 lần. Lượng khuẩn coliform trong nước cũng cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Nước ở sông Tô Lịch có màu đen, có váng, cặn lắng và có mùi tanh. Nguyên nhân gây ô nhiễm ở sông Tô Lịch chính là tốc độ tăng dân cư quá nhanh, nhiều nhà máy, xí nghiệp đã xả nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp xuống sông. Chỉ với một đoạn ngắn từ đường Bưởi tới Cầu Giấy có hơn trăm cống xả lớn, nhỏ đổ xuống con sông Tô Lịch. Cụ Nguyễn Thị Nhàng, 73 tuổi sống ở Nguyễn Khang, Cầu Giấy gần con sông Tô Lịch nói: "Tôi sinh ra và lớn lên ở thành phố này, đã thấy Sông Tô Lịch ngày xưa “ nước sông Tô vừa trong vừa
mát”, dùng cho sinh hoạt hàng ngày của người dân Hà Nội. Nó cũng là nơi trai gái hẹn hò trao duyên và là nơi buôn bán tấp nập ở Hà Nội. Sông Tô lịch giờ trở thành một nơi thoát nước thải sinh hoạt, nước thải của thành phố, lúc nào cũng hôi thối và đục ngàu”.