Một số giải pháp khác:

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh sản xuất thương mại thanh long (Trang 69)

4. Kết quả thực tập theo đề tà

3.2.5.Một số giải pháp khác:

Nâng cao hiệu qủa sử dụng tài sản ngắn hạn và tăng cường công tác quản lý tài sản ngắn hạn thì cần phải có 2 yếu tố sau: thoả mãn cho quá trình sản xuất kinh doanh và tiếp kiệm được chi phí ở mức tối đa. Việc quản lý tài sản ở đây thực chất là quản lý sản xuất, quản lý tiền mặt, quản lý nguyên vật liệu và hàng tồn kho để làm tốt công tác này cần thực hiện:

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Ngọc Cương

SVTH: Lê Thị Thương - 47 - Lớp : 09 HQT2

- Thông qua tìm hiểu thị trường để dự báo nhu cầu thị trường, từ đó đưa ra kế hoạch sản xuất phù hợp. Nếu tổ chức tốt quá trình sản xuất thì cần được coi là một giải pháp nhằm cho quá trình hoạt động thông suốt, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận hạn chế tối đa tình trạng ngừng việc của máy móc thiết bị và ứ đọng vật tư.

- Quản lý chặt chẽ việc sử dụng vật tư theo định mức nhằm giảm thiểu chi phí trong giá thành sản xuất sản phẩm

- Tổ chức tốt quá trình lao động tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân thực hiện trôi chảy.

Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định: trong quá trình sản xuất và kinh doanh TSCĐ là loại công cụ không thể thiếu, vai trò của nó đối với sản xuất sản phẩm nhất là chất lượng sản phẩm yếu tố hàng đầu của sản xuất. TSCĐ được thể hiện ở máy móc thiết bị, nhà xưởng, đất đai..Chính vì vậy mà hiệu quả của TSCĐ rất quan trọng đối với mỗi Công ty cũng như hiệu quả của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh. Trong thời gian tới Công ty cần nâng hiệu quả sử dụng TSCĐ hơn nữa, cụ thể như sau:

- Trước tiên phải sắp xếp dây chuyền sản xuất sao cho hợp lý sao cho hợp lý khai thác hết công suất thiết kế, nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị, sử dụng triệt để diện tích sản xuất nhằm giảm chi phí khấu hao cho TSCĐ.

- Phân cấp quản lý TSCĐ cho phân xưởng, bộ phận trong công ty nhằm nâng cao trách nhiệm trong công tác quản lý. Chấp hành theo quy trình bảo dưỡng, sữa chữa.

Tăng cường huy động nguồn vốn kinh doanh: tăng cường nguồn vốn kinh doanh thể hiện tìm lực của Công ty. Tuy nhiên, nếu nhiều về số lượng mà làm mất đi tính hiệu sử dụng vốn thì tình hình tài chính của Công ty chưa tốt. Do đó, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và bảo tồn vốn là mục tiêu quan trọng đặt ra cho Công ty. Vậy, để năng cao hiệu quả sử dụng vốn thì cần phải:

- Nâng cao tổng doanh thu thuần, đây là mục tiêu hàng đầu của Ban giám đốc và toàn bộ cán bộ công nhân viên. Trong thực tế công ty còn non trẻ, nhưng những năm qua doanh thu tăng lên một cách rõ rệt. Tuy nhiên tăng doanh thu thì phải mở rộng sản xuất kinh doanh, có hệ thống bán hàng chuyên nghiệp thu hút khách hàng tiềm năng.. Bên cạnh đó, phải có biện pháp nâng cao khả năng huy động vốn. Việc

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Ngọc Cương

SVTH: Lê Thị Thương - 48 - Lớp : 09 HQT2

huy động vốn tuỳ theo điền kiện cụ thể mà huy động phù hợp có thể huy động từ cán bộ công nhân viên và trả lãi hàng năm tạo điều kiện tăng thu nhập cho họ hoặc khuyến khích các đói tác bỏ thêm vốn đầu tư. Đây là biểu hiện tốt nếu Công ty áp dụng chính sách tín dụng hợp lý.

3.2.6. Một số kiến nghị đối với Nhà Nước:

Qua nghiên cứu phân tích tài chính, chúng ta đã thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của nó đối với Công ty. Trong bối cảnh nền kinh tế hiện đại, mức độ cạnh tranh giữa các công ty ngày càng khốc liệt, các Công ty không ngừng tìm kiếm các biện pháp hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính. Và các giải pháp đưa ra ở trên là thiết thực đối với Công ty. Tuy nhiên, để các giải pháp được thực hiện tốt, có động lực thúc đẩy đối với Công ty thì từ phía Nhà nước cần có sự hỗ trợ tích cực thông qua việc ban hành các quy định, các chính sách cụ thể về phân tích tài chính, quản lý tài chính, môi trường kinh doanh thuận lợi... cho các Công ty. Xuất phát từ suy nghĩ đó em xin đề xuất một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước:

- Hiện nay các Công ty nhập khẩu đang phải đối mặt với cuộc cạnh tranh không cân sức giữa hàng nhập khẩu và hàng nhập lậu, đó là sự chênh lệch khá lớn về giá cả. Sở dĩ có điều này là do sự buôn lậu hiện vẫn hoành hành trên phạm vi khó có thể kiểm soát. Việc tràn lan hàng nhập lậu ở tất cả các chủng loại đã gây ra không ít khó khăn cho Công ty trong việc tiêu thụ hàng hoá trên thị trường nội địa và đó có thể là nguyên nhân trực tiếp làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty. Để giúp Công ty thoát khỏi tình trạng này Nhà nước cần tăng cường phối hợp với ban ngành có liên quan để ngăn chặn tình trạng nhập lậu một cách triệt để càng sớm càng tốt.

- Để có chuẩn mực, thước đo đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, Nhà nước phải quy định về việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu ngành. Bởi lẽ chỉ tiêu ngành sẽ cung cấp thông tin quan trọng cho các công ty, nó là cơ sở tham chiếu để các nhà phân tích có thể đưa ra các nhận xét, đánh giá, kết luận về hoạt động tài chính của công ty mình một cách chính xác. Tuy nhiên, hiện nay, chúng ta đã có chỉ tiêu trung bình ngành nhưng chưa đầy đủ và không kịp thời, chưa thể hiện được vai trò tham chiếu nên gây ra cho công ty nhiều khó khăn, lúng túng khi đối chiếu đánh giá hoạt động của Công ty mình. Do đó, Chính phủ cần sớm có những văn bản hướng dẫn việc xây dựng và cung cấp hệ thống chỉ tiêu trung bình các ngành.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Ngọc Cương

SVTH: Lê Thị Thương - 49 - Lớp : 09 HQT2

Các cơ quan có trách nhiệm cần phối hợp xây dựng để có sự thống nhất trong toàn nền kinh tế, bảo đảm tính chuẩn mực, khách quan cho những chỉ tiêu này.

- Mặt khác để nâng cao hoạt động tài chính của Công ty, Nhà nước cần tiếp tục

hoàn thiện hệ thống cơ chế quản lý tài chính đối với Công ty. Hệ thống cơ chế quản

lý tài chính đóng vai trò quan trọng trong quản trị tài chính Công ty. Đây là cơ sở pháp lý thống nhất để các đơn vị tiến hành hạch toán kinh doanh, lập các báo cáo tài chính phục vụ cho công tác phân tích tài chính và quản trị tài chính đơn vị mình.

- Ngoài ra, để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Công ty Nhà nước cần xây dựng thị trường tài chính, thị trường vốn ổn định, phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam để mở rộng kênh dẫn vốn thông qua hệ thống ngân hàng thương mại, các quỹ, các công ty tài chính trên thị trường để các công ty có thể huy động vốn dễ dàng hơn, có thêm điều kiện để mở rộng sản xuất kinh doanh.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Ngọc Cương

SVTH: Lê Thị Thương - 50 - Lớp : 09 HQT2

KẾT LUẬN

Cũng như bất kỳ một công ty nào tình hình tài chính của Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Thanh Long là vấn đề đáng quan tâm của hoạt động quản trị, Ban lãnh đạo Công ty cũng như các đối tượng khác có liên quan. Tình hình tài chính, quy mô tài sản nguồn vốn, hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh và khả năng sinh lời cũng như tình hình công nợ và khả năng thanh toán của Công ty có sự tăng trưởng vượt bậc song bên cạnh đó cũng còn có vấn đề tồn đọng cần khắc phục để từng bước đứng vững trên thương trường.

Tuy nhiên, với khả năng nhận thức và tìm hiểu thực tế còn nhiều hạn chế, cùng với thời gian nguyên cứu có hạn, mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng để tìm hiểu và vận dụng những kiến thức đã được trang bị ở nhà trường vào việc nguyên cứu khóa luận thực tập này, nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ phía các thầy (cô) và các anh (chị) phòng kế toán Công ty để khóa luận này được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng Tôi xin chân thành cảm ơn cô Ngô Ngọc Cương cùng các anh chị phòng kế toán Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Thanh Long đã tận tình giúp đỡ Tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Ngọc Cương

SVTH: Lê Thị Thương - 51 - Lớp : 09 HQT2

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Minh Kiều(2007), Tài chính doanh nghiệp, NXB Thống Kế

2. GVC. Nguyễn Thị Mỵ, TS. Phan Đức Dũng, Phân tích hoạt động kinh

doanh, 2008, NXB Thống Kê, tại Công ty XNK Nghành In TP.HCM.

3. PGS.TS. Lưu Thị Hương, Giáo trình tài chính doanh nghiệp, 2005, NXB

Thống kê, tại Công ty in &Văn hoá phẩm..

4. GSTS .Võ Thanh Thu, Th.s. Ngô Thị Hải Xuân, Kinh tế và phân tích hoạt

động kinh doanh thương mại, 2006, NXB Lao Động –Xã hội, tại Xưởng in - Công

ty Phát triển công nghệ và truyền hình Tại TP.HCM. 5. www.kienthuctaichinh.com

6. www.taileu.vn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh sản xuất thương mại thanh long (Trang 69)