Một số giải pháp

Một phần của tài liệu xây dựng đời sống văn hóa ở huyện gio linh, tỉnh quảng trị - thực trạng và giải pháp (Trang 28)

B. NỘI DUNG

3.2. Một số giải pháp

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tham gia tích cực vào phong trào thi đua yêu nước và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”. Tổ chức thực hiện tốt các phong trào xây dựng gia đình văn hoá, cơ quan công sở văn hoá, doanh nghiệp làng bản, khu phố, đơn vị văn hoá… Tạo nên sự phát triển cả về bề rộng và chiều sâu của phong trào này ở cơ sở.

- Các cấp ủy Đảng, mỗi cán bộ Đảng viên phải tăng cường học tập, thể hiện một xã hội học tập, để tiếp thu nền khoa học hiện đại: phải được thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, giữ vững bản chất đạo

luôn được bảo vệ và giữ gìn theo đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII) mỗi cán bộ Đảng viên quan tâm đi đầu nêu gương là vai trò hạt nhân trong đời sống văn hóa ở các ngành, cấp và khu dân cư sẽ là nhân tố quan trọng thúc đẩy trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa đổi mới, “Đổi mới nhưng không đổi màu”, “Hòa nhập nhưng không hòa tan”.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ hoạt động văn hoá ở cơ sở, kể cả cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ, có chính sách đãi ngộ thoả đáng để họ yên tâm phục vụ cộng đồng.

- Tăng cường vai trò tự quản của cộng đồng dân cư, khuyến khích các tổ chức xã hội tham gia vào xây dựng và phát triển văn hoá ở cơ sở.

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc xây dựng gia đình văn hoá. Cũng như mối quan hệ gắn bó thường xuyên giữa gia đình, nhà trường và xã hội.

- Tăng cường hoạt động của các tổ chức văn hoá, nghệ thuật chuyên nghiệp hướng về cơ sở, nâng cao chất lượng phong trào quần chúng hoạt động văn hoá, nghệ thuật.

- Thường xuyên tổng kết thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm, phổ biến những tấm gương của cá nhân và đơn vị điển hình tiên tiến, khắc phục những mặt yếu kém trong các hoạt động và các phong trào liên quan đến công tác xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở.

- Kiên quyết đấu tranh và bài trừ những tệ nạn và tiêu cực trong đời sống xã hội.

- Nâng cao vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ đảng và chính quyền, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc ở các cấp trong việc phối hợp lãnh đạo, tổ chức, vận động quần chúng nhân dân tham gia xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở.

- Phát huy tính đoàn kết nội bộ với nhân dân, cán bộ, đảng viên gương mẫu chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước để nhân dân noi theo.

- Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” từ đó dân tin vào Đảng và chính quyền nên phong trào có liên quan đến sự đóng góp của nhân dân đều được dân ủng hộ, đồng tình cao.

- Giữ vững nếp sống, tập tục văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam đã ăn sâu vào tiềm thức cộng đồng dân tộc để phát triển thêm nhiều nhân tố mới như: trong sinh hoạt ở các nhà thờ, chùa mang tính giáo dục tốt đẹp, đóng góp vào xây dựng cho quên hương đất nước, các hộ gương sáng trong học tập, xây dựng cho quê hương, đất nước giàu mạnh.

- Đầu tư xây dựng thiết chế năng lực văn hóa phù hợp với điều kiện, tiềm năng nhu cầu hoạt động và giá trị tinh thần truyền thống của địa phương là: Phát huy hiệu quả cao nhất trong cộng đồng để phục vụ đáp ứng cho sự phát triển phong trào xây dựng phát triển văn hóa.

- Phát huy phong trào xây dựng văn hóa phải đi đôi với phát triển kinh tế xã hội, trên cơ sở dựa vào các điểm chùa, hỗ trợ cùng địa phương tác động lẫn nhau làm cho dân thấy, dân tin nền văn hóa mới là động lực thúc đẩy văn hóa tiếp tục phát triển bền vững, lành mạnh nhằm mục đích nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, đi đôi với việc giáo dục tuyên truyền tư tưởng đạo đức, lối sống, tạo nhận thức sâu sắc và sự ủng hộ mạnh mẽ hơn trong nhân dân về xây dựng và phát triển nền văn hóa mới.

Một phần của tài liệu xây dựng đời sống văn hóa ở huyện gio linh, tỉnh quảng trị - thực trạng và giải pháp (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w