0
Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Một số quan điểm về xây dựng đời sống văn hóa

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở HUYỆN GIO LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 27 -27 )

B. NỘI DUNG

3.1. Một số quan điểm về xây dựng đời sống văn hóa

Quan niệm về xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở xác định phải chú trọng cả 3 lĩnh vực là xây dựng phong trào, xây dựng bộ máy và xây dựng thiết chế văn hoá.

Càng về sau khi cơ chế quản lý theo lối hành chính, bao cấp cũ dần bị phá vỡ, từ thực tiễn nảy sinh vấn đề tự chủ về kinh tế, đặc biệt là ở nông thôn, vấn đề xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở cũng như hoạt động văn hoá nói chung cần phải thực hiện theo hướng xã hội hoá mà ban đầu ở nhiều địa phương, đã thực hiện với cách gọi là nhà nước và nhân dân cùng làm

Xác định là công tác rất quan trọng nên ngay từ đầu Bộ Văn hoá Thông tin (nay là Bộ Văn hoá - thể thao - du lịch) đã thành lâp một bộ phận thường trực (kiêm nhiệm) giúp việc cho lãnh đạo Bộ công tác xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở và do đích thân Bộ Trưởng chỉ đạo. Khi công tác đã tương đối đi vào nền nếp và ngày càng thấy đây là công tác lâu dài nên cơ quan thường trực này được giao hẳn về Cục Văn hoá quần chúng (chuyên trách) theo dõi tổng hợp, là đầu mối phối hợp với các cơ quan liên quan trong và ngoài ngành, sau này là Cục Văn hoá thông tin cơ sở, rồi kiêm nhiệm cả trách nhiệm Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Trung ương phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, và hiện nay là Cục Văn hoá cơ sở.

Các hoạt động bề nổi như liên hoan thông tin lưu động, hội diễn văn nghệ quần chúng, lễ hội hoặc tổ chức các hoạt động văn hoá - nghệ thuật ở địa phương hay vùng miền nở rộ, ngày càng sâu đậm bản sắc dân tộc với những khai thác, chọn lọc sáng tạo, đáp ứng nhu cầu giao lưu, hội nhập của thời kỳ đổi mới của đất nước và phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Công tác xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở đến nay đã trải qua gần 30 năm (tính từ năm 1981), như thế là đã vắt qua hai thế kỷ, từ những thập niên cuối của thế kỷ 20 thập niên đầu của thế kỷ này. Đó là một hành trình phấn đấu bền bỉ, liên tục với bao thăng trầm, biến đổi nhưng rất phấn khởi, tự hào với nhiều thành tựu (như một số đã kể ở trên) cùng những ưu điểm và nhược điểm tồn tại khó tránh khỏi như các hoạt động khác. Một trong những cái được nhất cái đáng kể nhất, cũng là tâm đắc nhất của những người làm công tác văn hoá cơ sở là xây dựng Làng văn hoá.

Xây dựng làng văn hoá có tác dụng quy tụ các hoạt động khác, các phong trào khác ở công đồng có tính chất hạt nhân này, đáp ứng tinh thần văn hoá vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế xã hội như kết luận của hội nghị Ban Chấp hành Trung ương đảng lần thứ 10 khoá IX về tiếp tục xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Còn rất nhiều vấn đề xung quanh chủ đề Làng văn hoá, từ kết quả cũng như kinh nghiệm, tác động của phong trào và những nội dung cần phấn đấu để thực hiện nghị quyết lần thứ 7 của Ban Chấp hành TW Đảng khoá X số 26/NQTW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Nghị quyết chính phủ số 24/2008 NQ – CP trong đó có Đề án xây dựng đời sống văn hoá nông thôn.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở HUYỆN GIO LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 27 -27 )

×