− Càng hoàn thiện hơn nữa cơ chế, chính sách, thủ tục đầu tư, tạo ra một môi trường đầu tư ổn định về nhân lực và coi đây là thế mạnh để thu hút đầu tư, đồng thời tạo ra một môi trường sinh hoạt tiện lợi cho người lao động. Chính phủ cũng cần ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp FDI đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu; cơ chế chính sách về xuất khẩu, tài chính và tiền tệ chính sách giãn, giảm thuế, điều hành thuế xuất, nhập khẩu, điều hành chính sách tiền, lãi suất, tỷ giá cần linh hoạt hơn.
− Cải tạo và phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là vấn đề giao thông và điện. Giảm thiểu, tiến tới xoá bỏ tình trạng mất điện như hiện nay, vì sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất-kinh doanh của các doanh nghiệp. Nếu các cơ quan chức năng không cải thiện một số điểm bất lợi thì sẽ không thể đáp ứng được những yêu cầu về sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. Bởi vậy, Chính phủ cần nhanh chóng cải thiện cơ sở hạ tầng, khi khủng hoảng kinh tế qua đi các doanh nghiệp mới có thể bắt nhịp được với thị trường.
− Nâng cao trình độ cũng như chất lượng người lao động, có như vậy mới đẩy mạnh lợi thế cạnh tranh nguồn lao động với các nước. Nguồn nhân lực có tay nghề kỹ thuật cao ở nước ta đang thiếu trầm trọng cũng gây nhiều khó khăn cho nhà đầu tư nước ngoài.
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN
ODA và FDI là hai nguồn lực bên ngoài quý giá đối với các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng. Lý thuyết cũng như thực tiễn chứng minh rằng vốn ODA và FDI sẽ phát huy tối đa sức mạnh nếu như chúng được sử dụng kết hợp và bổ trợ lẫn nhau. Bỡi lẽ, các dự án FDI chỉ có thể được triển khai hiệu qủa trên cơ sở có môi trường cần thiết cho việc tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, như cơ sở pháp lý, mặt bằng sản xuất, mạng lưới giao thông... Bên cạnh đó, các dự án FDI cũng cần phải có những yếu tố làm “đầu vào” và các yếu tố đảm bảo “đầu ra” cho quá tình sản xuất, như năng lượng, nước, dịch vụ về tín dụng, thanh toán... Nhà đầu tư nước ngoài hầu như không tự mang đến hoặc nhập khẩu được mà chủ yếu nhờ vào sự cung ứng của nước nhận vốn. Bài toán đặt ra cho các nước đang phát triển là muốn thu hút được nhiều vón FDI cần phải đáp ứng được những yếu tố tối cần thiết như trên trong khi điều kiện cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật còn yếu kém và nguồn nội lực đầu tư để cải thiện và xây dựng mới rất khan hiếm. Vấn đề chỉ có lời giải khi các quốc gia đang phát triển biết cách khai thác các nguồn lực tài chính bên ngoài, trong đó có vốn ODA. Vốn ODA, với đặc tính là khoản tài trợ có thời gian vay dài, lãi suất thấp hơn nhiều so với vốn vay thương mại, sẽ đáp ứng được một phần nhu cầu vốn để tạo dựng môi trường đầu tư hấp dẫn của các nước đang phát triển. Ngược lại, các dự án FDI hoạt động có hiệu quả, hoạt động xuất khẩu được thúc đẩy, sẽ là nguồn cung ngoại tệ chủ yếu trang trải những khoản ODA đến hạn. Chính vì thế, việc kết hợp sử dụng hai nguồn tài lực này cần thiết được đặt ra, và là yêu cầu đối với các nước đang phát triển.
Cần có chiến lược thu hút và sử dụng ODA và FDI trong từng giai đoạn một cách đồng bộ, hợp lý, gắn chặt với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thời kỳ đó. Các chiến lược phát triển cụ thể là các bước đi cần thiết để đạt được mục tiêu tổng thể mà kế hoạch dài hạn đã vạch ra .
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ODA TẠI VIỆT NAM...2
1.1. GIỚI THIỆU VỀ ODA...2
1.1.1. ODA là gì...2
1.1.2. Đặc điểm của vốn ODA...2
1.2. ODA TẠI VIỆT NAM...3
1.2.1. Giới thiệu...3
1.2.2. Tình hình huy động vốn ODA giai đoạn 1993-2008...3
1.2.3. Tình hình giải ngân vốn ODA...10
1.2.4. Đánh giá lợi ích của vốn ODA đối với Việt Nam...11
1.3. ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA TẠI VIỆT NAM...14
1.3.1. Sử dụng ODA về cơ bản có hiệu quả...14
1.3.2. Hạn chế...15
1.4. NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ...17
1.4.1. Về phía nhà tài trợ:...17
1.4.2. Về mặt chủ quan...17
1.5. KIẾN NGHỊ...19
1.5.1. Định hướng:...19
1.5.2. Giải pháp thu hút vốn ODA...20
1.5.3. Sử dụng...20
1.5.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả trong quan hệ với các nhà tài trợ 22 1.5.5. Chính sách:...22
1.5.6. Đẩy nhanh tốc độ giải phóng mặt bằng...23
1.5.7. Con người...24
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ FDI TẠI VIỆT NAM...25
2.1. Khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài ...25
2.1.1. Khái niệm...25
2.1.2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài...25
2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài...25
2.2. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư...26
2.2.2. Ảnh hưởng tiêu cực:...26
2.3. THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI TẠI VIỆT NAM...27
2.3.1. Khối lượng vốn đầu tư và các dự án được cấp phép qua các năm:...27
2.3.2. Cơ cấu đầu tư theo ngành nghề:...29
2.3.3. Các đối tác đầu tư:...30
2.3.4. Tình hình thu hút vốn FDI ở các địa phương:...32
2.3.5. Nhận xét:...33
2.4. GIẢI PHÁP THU HÚT VÀ SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ NGUỒN VỐN FDI...34
2.4.1. Định hướng...34
2.4.2. Biện pháp đổi mới để thu hút và sử dụng vốn FDI hiệu quả...35
2.5. Kiến nghị...36