TRIỂN KINH TẾ CỦA NƯỚC TIẾP NHẬN ĐẦU TƯ.
2.2.1.Ảnh hưởng tích cực:
− Về mặt kinh tế:
Là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư, đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế;
Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp;
Thúc đẩy chuyển giao công nghệ;
Tác động lan tỏa của đầu tư nước ngoài đến các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế;
Đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước và các cân đối vĩ mô;
Góp phần giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế quốc tế. − Về mặt xã hội:
Đầu tư nước ngoài góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm, tăng năng suất lao động, cải thiện nguồn nhân lực;
Góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới.
2.2.2.Ảnh hưởng tiêu cực:
− Sự mất cân đối về ngành nghề, vùng lãnh thổ; − Sự yếu kém trong chuyển giao công nghệ; − Gây tổn hại đến môi trường sinh thái;
− Tranh chấp lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chưa được giải quyết kịp thời;
Tuy vốn FDI còn có những mặt trái nhưng không có nghĩa là chúng ta phủ nhận những lợi thế cơ bản của nó, trái lại với sự nhận thức đúng đắn mặt lợi – hại, chúng ta cần có những chính sách và biện pháp kiểm soát hữu hiệu để phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của dòng vốn này. Điều đó tùy thuộc rất lớn vào năng lực, trình độ quản lý, trình độ chuyên môn... của nước tiếp nhận đầu tư.
2.3.THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI TẠI VIỆT NAM
Ngày nay, việc thu hút vốn FDI cho phát triển kinh tế đã trở thành xu thế diễn ra trên khắp thế giới và chúng ta cũng không nằm ngoài quỹ đạo phát triển chung đó. Ngày càng nhiều các tập đoàn đa quốc gia, các tổ chức quốc tế đầu tư vào Việt Nam và nguồn vốn này trở thành một bộ phận không thể thiếu trong nền kinh tế Việt Nam.
2.3.1.Khối lượng vốn đầu tư và các dự án được cấp phép qua các năm:
Hình 2.1: Vốn FDI đăng ký qua các năm (tỷ USD)
Giai đoạn 1988-1990: Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài mới đi vào thực
tiễn nên kết quả thu hút vốn FDI còn thấp (214 dự án với tổng vốn đăng ký cấp mới 1,6 tỷ USD), chủ yếu là các dự án quy mô nhỏ, đạt 7,5 triệu USD/dự án/năm. Nhìn chung FDI chưa tác động đến tình hình kinh tế-xã hội đất nước.
Giai đoạn 1991-1996: Được xem là thời kỳ “bùng nổ” FDI tại Việt Nam với
1.781 dự án được cấp phép có tổng vốn đăng ký (gồm vốn cấp mới và tăng vốn) 28,3 tỷ USD. Riêng năm 1995 thu hút 6,6 tỷ USD vốn đăng ký, tăng gấp 5,5 lần năm 1991 (1,2 tỷ USD). Quy mô dự án gia tăng đáng kể, đạt 11,6 triệu USD/dự án/năm. Giai đoạn này môi trường đầu tư-kinh doanh tại Việt Nam đã bắt đầu hấp dẫn nhà đầu tư do chi phí đầu tư-kinh doanh thấp so với một số nước trong khu
1 9 8 8 -1 9 0 0 1 9 9 1 -1 9 9 6 1 9 9 7 -1 9 9 9 2 0 0 0 -2 0 0 3 2 0 0 4 -2 0 0 7 2 0 0 8 T 1 0 /2 0 0 9 0 10 20 30 40 50 60 70 1.6 28.3 13 11.91 43.5 64.1 18.93
vực; lao động dồi dào với giá nhân công rẻ, thị trường mới, vì vậy đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh chóng, có tác động lan tỏa tới các thành phần kinh tế khác, đóng góp tích cực vào thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội của đất nước.
Giai đoạn 1997-1999: Vốn FDI vào Việt Nam có sự chậm lại, vốn đăng ký
năm sau thấp hơn năm trước (có 961 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký hơn 13 tỷ USD), chủ yếu là các dự án có quy mô vốn vừa và nhỏ. Nhiều dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép trong những năm trước đã phải tạm dừng triển khai hoạt động do nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính (chủ yếu từ Hàn Quốc, Hồng Kông).
Giai đoạn 2000-2003: dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam bắt đầu
có dấu hiệu phục hồi chậm, quy mô dự án giảm đáng kể, bình quân đạt 3,4 triệu USD/dự án/năm.
Giai đoạn 2004-2007: có xu hướng tăng mạnh, bình quân trên 35%/năm.
Năm 2007, FDI đạt mức kỷ lục 20,3 tỷ USD, tăng gấp đôi so với năm 1996 (năm cao nhất trước khủng hoảng). Quy mô dự án đạt 14,4 triệu USD/dự án/năm, cho thấy một số dự án quy mô lớn đã tăng lên so với trước, chủ yếu là các dự án lớn của Intel, Panasonic, Compal, Piaggio...
Trong năm 2008: vốn đăng ký mới đạt cao kỷ lục, đạt 64,1 tỷ USD gấp 3
lần năm 2007, tập trung chủ yếu vào công nghiệp, xây dựng, bất động sản với nhiều dự án lớn đổ vào trực tiếp hoặc gián tiếp việc khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Năm 2009: Vốn FDI tăng chậm hơn nhưng con số vẫn rất ấn tượng với 837 dự án, vốn đăng ký đạt 18,93 tỷ USD tính đến tháng 10/09. Mặc dù khủng hoảng tài chính toàn cầu lan rộng nhưng nhìn vào lượng vốn FDI cho thấy các tập đoàn đa quốc gia vẫn chọn Việt Nam là điểm đến an toàn trong đầu tư.
Hình 2.2: Vốn FDI thực hiện qua các năm (tỷ USD)
1 9 9 1 -1 9 9 5 1 9 9 6 -2 0 0 0 2 0 0 1 -2 0 0 5 2 0 0 6 2 0 0 7 2 0 0 8 T 1 0 /2 0 0 9 0 2 4 6 8 10 12 14 6.62 12.95 12.85 3.96 6.4 11.5 8
Mặc dù FDI đăng ký có xu hướng tăng qua các năm nhưng vốn FDI thực hiện mới có ý nghĩa quan trọng lại có tốc độ tăng rất chậm và khoảng cách giữa con số đăng ký và con số thực hiện ngày càng giãn xa. Năm 2008 vốn đăng ký lũy kế đạt 143,32 tỷ USD nhưng giải ngân chỉ khoảng 11,5 tỷ USD. Tương tự tính đến tháng 10/2009, con số này là 174,72 tỷ USD và 8 tỷ USD. Tuy nhiên trong điều kiện khủng hoảng như hiện nay, việc nhà đầu tư bỏ vốn để thực hiện đầu tư ra nước ngoài là vấn đề không mấy đơn giản.
2.3.2.Cơ cấu đầu tư theo ngành nghề:
Ngành Số DA Vốn đăng ký (USD, %) Vốn điều lệ (USD, %) Công nghiệp và XD 7,305 102,812,320,341 58.84% 35,738,075,717 63.22%
Khai khoáng 64 3,078,076,547 1.76% 2,384,555,156 4.22% CN chế biến, chế tạo 6,757 90,593,612,646 51.85% 30,096,094,538 53.24%
Xây dựng 484 9,140,631,330 5.23% 3,257,426,023 5.76%
Nông-Lâm-Ngư nghiệp 479 3,000,667,405 1.73% 1,466,414,502 2.59% Dịch vụ 3,021 68,902,350,971 39.43% 19,322,340,996 34.18%
Dịch vụ lưu trú&ăn uống 253 14,907,111,189 8.53% 2,410,538,420 4.26% GTVT-Thông tin T/Thông 823 6,895,001,021 3.95% 3,742,969,027 6.62% Tài chính-Ngân hàng 72 1,181,695,080 0.68% 1,084,363,000 1.92% Văn hóa-Y tế-Giáo dục 1,095 5,493,318,599 3.14% 1,655,356,147 2.93% Kinh doanh BĐS 312 38,391,431,638 21.97% 9,644,479,889 17.06% Dịch vụ khác 466 2,033,793,262 1.16% 267,732,193 0.47%
Tổng cộng 10,805 174,715,338,717 100% 56.526.831.215 100%
Ghi chú: Số liệu tính đến tháng 10/2009
Bảng 2.1: Cơ cấu FDI theo ngành nghề.
Ngành công nghiệp và xây dựng: Kể từ khi ban hành Luật Đầu tư nước
ngoài, chúng ta đã chú trọng thu hút vốn FDI vào lĩnh vực công nghiệp-xây dựng theo hướng : (1) sản xuất sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu, (2) sản xuất hàng xuất khẩu (có tỷ lệ xuất khẩu 50% hoặc 80% trở lên), (3) sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước và có tỷ lệ nội địa hoá cao.
Sau khi hội nhập quốc tế, chúng ta buộc phải bãi bỏ các ưu đãi đối với một số ngành nghề nhưng cơ bản vẫn theo định hướng khuyến khích vào các dự án tạo ra giá trị gia tăng cao, đồng thời tăng tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, lọc dầu và công nghệ thông tin (IT) với sự có mặt của các tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng thế giới: Intel, Panasonic, Canon, Robotech...
Đến nay, ngành công nghiệp-xây dựng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất với 7305 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký trên 102 tỷ USD, chiếm 58,84% tổng vốn đăng ký.
Trong lĩnh vực dịch vụ: Song song với việc khuyến khích đầu tư vào công
vụ phát triển, tập trung vào các ngành dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất và xuất khẩu, chủ yếu là dịch vụ lưu trú và ăn uống (8,53%), giao thông vận tải-thông tin truyền thông (3,95%), kinh doanh bất động sản (xây dựng khu đô thị, khu vui chơi giải trí…).
Lĩnh vực Nông-Lâm-Ngư nghiệp: Mặc dù được dành nhiều ưu đãi và
khuyến khích đầu tư nhưng vốn FDI vào lĩnh vực này vẫn chưa được như mong muốn. Nguyên nhân là do rủi ro cao, chu kỳ dự án kéo dài, suất sinh lợi thấp. Tính đến hết tháng 10/2009, có 479 dự án với tổng vốn đăng ký đạt trên 3 tỷ USD chỉ chiếm 1,73% trong tổng vốn đăng ký. Các dự án về chế biến nông sản, thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 53,71% tổng vốn đăng ký của ngành, trong đó, các dự án hoạt động có hiệu quả bao gồm chế biến mía đường, gạo, xay xát bột mì, sắn, rau. Tiếp theo là các dự án trồng rừng và chế biến lâm sản, chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc chiếm. Lĩnh vực trồng trọt, chỉ chiếm gần 9% tổng số dự án.
Các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư mạnh trong lĩnh vực này là các nước châu Á ( Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông,..) chiếm 60% tổng vốn đăng ký. Các nước thuộc EU đầu tư vào Việt Nam đáng kể nhất gồm có Pháp (8%), quần đảo British Virgin Islands (11%). Một số nước có ngành nông nghiệp phát triển mạnh (Hoa Kỳ, Canada, Australi)a vẫn chưa thực sự đầu tư vào ngành nông nghiệp nước ta.
Các dự án đầu tư nước ngoài trong ngành nông-lâm-ngư nghiệp tập trung chủ yếu ở phía Nam, dẫn đầu là vùng Đông Nam Bộ chiếm 54% tổng vốn đăng ký của ngành, kế tiếp là đồng bằng sông Cửu Long, duyên hải Nam Trung Bộ. Miền Bắc và khu vực miền Trung, lượng vốn đầu tư còn rất thấp.
2.3.3.Các đối tác đầu tư:
Với chủ trương “đa phương hóa, đa dạng hóa hợp tác quốc tế, tính đến tháng 10/2009 đã có 89 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký trên 174 tỷ USD. Trong đó, các nước Châu Á chiếm 66%, trong đó khối ASEAN chiếm 26% tổng vốn đăng ký. Các nước châu Âu chiếm 21%. Các nước Châu Mỹ chiếm 12%, riêng Hoa Kỳ chiếm 8,8% và có xu hướng tăng, con số này năm 2007 lần lượt là 5% và 3,6%. Tuy nhiên, nếu tính cả số vốn đầu tư từ các chi nhánh tại nước thứ 3 của các nhà đầu tư Hoa Kỳ thì vốn đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam sẽ còn cao hơn nữa, ví dụ Tập đoàn Intel không đầu tư thẳng từ Mỹ vào Việt Nam mà thông qua chi nhánh tại Hồng Kông. Các nước châu Phi và châu Úc (New Zealand và Australia) đầu tư và Việt Nam còn khiêm tốn, chỉ chiếm 1% tổng vốn đăng ký.
Hình 2.3: Cơ cấu FDI theo các đối tác đầu tư
Tính đến nay, có 20 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đăng ký trên 1 tỷ USD, đứng đầu là Đài Loan với trên 21 tỷ USD, tiếp theo là Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản. Kể từ khi cải cách mở cửa, vốn FDI vào Việt Nam chủ yếu là dự án quy mô nhỏ và từ các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc châu Á, như Hồng Kông, Hàn Quốc và Đài Loan. Cho đến nay, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn từ các nước châu Á mặc dù chúng ta đã có những chính sách khuyến khích đầu tư từ các nước có trình độ công nghệ cao như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản.
STT Nước, vùng, lãnh thổ Số dự án Vốn đăng ký (USD) Vốn điều lệ (USD)
1 Đài Loan 2,010 21,288,525,858 8,584,570,478
2 Hàn Quốc 2,283 20,464,645,116 6,878,793,377
3 Malaysia 337 18,061,807,601 3,869,706,032
4 Nhật Bản 1,154 17,687,549,013 5,129,090,754
5 Singapore 758 16,921,706,757 5,409,843,494
6 British Virgin Island 452 13,201,350,649 4,348,857,576
7 Hoa Kỳ 479 12,804,088,401 2,254,131,798 8 Hong Kong 564 7,770,386,135 2,662,436,991 9 Cayman Island 44 6,630,072,851 1,226,052,618 10 Thái Lan 215 5,744,215,708 2,447,270,622 …… ……. ……. ……. Tổng cộng 10,805 174,715,338,717 56,526,831,215
Bảng 2.2: Các đối tác đầu tư FDI tính đến tháng 10/2009.
66.0% 21.0% 12.0% 1.0% Châu Á Châu Âu Châu Mỹ Khác
2.3.4.Tình hình thu hút vốn FDI ở các địa phương:
Đến nay, vốn FDI đã trải rộng khắp cả nước, không còn địa phương “trắng” đầu tư nước ngoài nhưng tập trung chủ yếu tại các địa bàn trọng điểm, có lợi thế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, làm cho các vùng này thực sự là vùng kinh tế động lực, lôi kéo phát triển kinh tế-xã hội chung và các vùng phụ cận.
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu vốn FDI theo địa phương
Chiếm tỉ trọng thu hút FDI nhiều nhất là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với ưu thế vượt trội về cơ sở hạ tầng, thuận lợi trong giao thông đường thủy, bộ, hàng không, năng động trong tư duy kinh doanh đã thu hút 6602 dự án với tổng vốn đầu tư đạt 92,15 tỷ USD, chiếm 61,35% tổng vốn đăng ký. Tp.Hồ Chí Minh với định hướng hình thành trung tâm dịch vụ cấp cao theo hướng tập trung vào Tài chính-Ngân hàng và các ngành công nghệ cao (như công viên phần mềm Quang Trung) dẫn đầu cả nước với vốn đăng ký 27,14 tỷ USD chiếm 29,5% tổng vốn đăng ký của Vùng. Tiếp theo thứ tự là Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương…
Vùng trọng điểm miền Trung: Cơ sở hạ tầng, giao thông từng bước được cải thiện cộng với nhiều chính sách ưu đãi đã đưa vùng này trở thành điểm sáng về thu thu hút đầu tư với những dự án lọc hóa dầu, các khu du lịch, trung tâm nghỉ dưỡng đạt chuẩn quốc tế… có quy mô lớn, thu hút được 522 dự án với tổng vốn đăng ký 36,67 tỷ USD chiếm 21,3% tổng vốn đăng ký của cả nước. Dẫn đầu khu vực này là Hà Tĩnh thu hút 10 dự án lớn với vốn đăng ký khoảng 8 tỷ USD, tiếp theo là Thanh Hóa, Phú Yên, Quảng Nam…
Vùng trọng điểm phía Bắc: thu hút 3017 dự án với vốn đầu tư trên 34,7 tỷ USD, chiếm 20,14% về tổng vốn đăng ký cả nước; trong đó Hà Nội đứng đầu với 1600 dự án, vốn đăng ký đạt 19,41 tỷ USD. Tiếp theo thứ tự là Hải Phòng, Hải Dương, Vĩnh Phúc…
52.79%
5.77%
20.14% 21.30%
Trọng điểm phía Nam Vùng khác
Trọng điểm phía Bắc Trọng điểm miền Trung
Vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và ĐBSCL: mặc dù Nhà nước đã có những ưu đãi đặc biệt cho những vùng có điều kiện địa lý khó khăn nhưng mức đầu tư vào các khu vực này còn rất thấp.
Vốn FDI có xu hướng ngày càng dịch chuyển vào các vùng trọng điểm phía Nam và miền Trung, giảm dần ở các vùng miền Bắc. Cơ cấu FDI theo vùng miền chưa thực hiện được mục tiêu là rút ngắn khoảng cách về trình độ cũng như tốc độ phát triển giữa các vùng mà trái lại còn làm giãn xa hơn. Do đó, trong những năm tới, Nhà nước cần phải điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo vùng lãnh thổ, từng bước phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế.
2.3.5.Nhận xét:
Không thể phủ nhận những thành quả to lớn mà FDI mang lại cho sự phát triển kinh tế đất nước, nâng cao mức sống cho người dân, góp phần đưa nước ta hội nhập sâu rộng hơn vào nền sản xuất toàn cầu…, song bên cạnh đó, trong những năm gần đây việc sử dụng vốn FDI đã bộc lộ nhiều hạn chế:
− Trong 60,3 tỷ USD vốn đăng ký cấp mới 2008, số vốn điều lệ chỉ có 15,429 tỷ USD, bằng khoảng 25,6%, đến tháng 10/09 tỉ lệ này khoảng 32%. Phần vốn phải đi vay chắc hẳn là rất lớn dẫn đến rủi ro tiềm ẩn cho các Ngân hàng.
− Tỷ lệ giải ngân thấp dần trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2008, chỉ