2011 – 2012 và 3 tháng đầu năm 2013
4.1.2 Diện tích, dân số, giao thông
Toàn huyện có diện tích là 644km2 và dân số là 72.453 người ( năm 2010), Cao Lộc có 2 thị trấn là Đồng Đăng và Cao Lộc, huyện Lỵ là thị trấn Cao Lộc cách thành phố Lạng Sơn 3km về hướng đông bắc và cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam – Trung Quốc) nằm ở phía bắc cách thị trấn Cao Lộc khoảng 15km. Huyện cũng nơi có quốc lộ 4B đi qua theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.
4.1.3 Tình hình kinh tế – xã hội
Huyện có 5 dân tộc Tày, Nùng, Kinh, Dao, Hoa sinh sống. Người dân ở đây chủ yếu vẫn làm nghề nông nên thu nhập không cao. Huyện cũng phát triển một số ngành nghề thủ công song quy mô còn nhỏ nên chưa được nhiều người dân tham gia.
Sản lượng lương thực, thực phẩm đạt 2.652,1 tấn/ năm bình quân lương thực đầu người đạt 424kg/người/năm.
Thu nhập bình quân đầu người đạt: 750.000đ/người/tháng. Trình độ dân trí nói chung:
Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước huyện Cao Lộc đã phổ cập giáo dục đến 23 xã, thị trấn từ mầm non đến trung
học cơ sở. Đa số người dân đã nắm bắt được các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, thi đua xây dựng nông thôn mới.
Ở trung tâm các xã, thị trấn đều có sân vận động là nơi thường tổ chức các hoạt động phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao.
Các thôn bản cũng đều có nhà văn hóa cho từng thôn.
Tình hình chính trị ổn định, người dân luôn tự giác chấp hành ngiêm chỉnh mọi chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên bên cạnh đó tình hình an ninh trật vẫn còn có điều đáng lưu tâm như: Cờ bạc, trộm cắp, tệ nạn ma túy cũng vẫn còn.
Hiện nay với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về chuyển đổi cơ cấu kinh tế, việc thâm canh cây trồng và phát triển vật nuôi đang được thực hiện giúp bà con nông dân xác định được hướng đi đúng, điều đó đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của người dân trong huyện.
4.1.4 Công tác thú y
Hệ thống tổ chức ngành thú y ở huyện Cao Lộc là một đơn vị chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chi cục thú y tỉnh Lạng Sơn và được sự quan tâm giúp đỡ của phòng nông nghiệp và UBND huyện Cao Lộc. Trạm thú y tham mưu cho huyện và lên kế hoạch cụ thể về công tác tiêm phòng định kỳ 2 đợt/năm cho gia súc, gia cầm của toàn huyện.
Trạm thú y huyện có 8 cán bộ thú y, trong đó có 6 cán bộ có trình độ đại học, 2 cán bộ trình độ trung cấp. Thú y viên của các xã, thị trấn hàng năm được tham gia tập huấn về chuyên ngành và thường xuyên phối kết hợp với cán bộ nông lâm của xã, thị trấn để làm tốt công tác tuyên truyền vận động bà con chăn nuôi chủ động tiêm phòng cho vật nuôi và chăn nuôi theo an tòa sinh học để nâng cao năng xuất.
4.1.5 Những thuận lợi, khó khăn
Thông qua nắm bắt tình hình chung của huyện Cao Lộc, đặc biệt là thị trấn Đồng Đăng, xã Phú Xá và xã Hồng Phong chúng tôi thấy những thuận lợi,
khó khăn như sau:
8 Thuận lợi:
- Có sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp, các ngành chuyên môn
- Nhân dân cần cù sáng tạo, tiếp thu nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật và sản xuất nông ngiệp.
8 Khó khăn
- Nông ngiệp là thế mạnh của huyện Cao Lộc nhưng chưa được đầu tư đúng mức, chưa theo hướng chuyên canh, số trang trại, gia trại còn rất ít.
- Cán bộ kỹ thuật chuyên môn còn ít
- Trang thiết bị phục vụ cho công tác thú y chưa được quan tâm thỏa đáng - Các xã, thị trấn chưa được cung cấp đầy đủ tủ thuốc thú y
- Nông dân còn thiếu vốn mở rộng chăn nuôi với quy mô lớn.
4.2 Tình hình chăn nuôi lợn của huyện Cao Lộc trong giai đoạn từ đầu năm 2011 đến tháng 3 năm 2013.
Bảng 4.1. Kết quả điều tra tình hình chăn nuôi lợn giai đoạn 2011 – tháng 3/2013 trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.
Xã\ Năm 2011 2012 Tháng 1 – 3/2013
TT Đồng Đăng 1150 1256 1096 Phú Xá 2050 1980 1898 Hồng Phong 1245 1342 1223 TT Cao Lộc 890 906 834 Hợp Thành 2546 2389 2023 Hòa Cư 3421 3245 3112 Hải Yến 2675 2890 2765 Cao Lâu 2021 2314 2000 Xuất Lễ 1908 1988 1876 Công Sơn 1088 1367 1023 Tân Liên 2765 2986 2245 Gia Cát 1564 1876 1278 Hợp Thành 2034 2137 1967 Song Giáp 1986 2036 1908 Bình Trung 1877 1965 1547 Bảo Lâm 2078 2321 1790 Yên Trạch 2098 2341 1986 Xuân Long 2134 2045 1980 Mẫu Sơn 2561 2547 2012 Thụy Hùng 1879 1980 1897 Lộc Yên 2156 2314 1990 Thạch Đạn 2198 2245 1879 Thanh Lòa. 1987 1786 1564 Tổng 46311 48256 41893
Qua bảng 4.1 chúng tôi thấy:
Tình hình chăn nuôi lợn không có sự gia tăng đột biến về số đầu lợn, tuy nhiên xét toàn diện thì chăn nuôi lợn ở huyện đag có những thay đổi đáng kể về quy mô chăn nuôi cũng như hình thức chăn nuôi. Thay vì chăn nuôi nhỏ lẻ phân tán các hộ gia đình chăn nuôi lợn trong huyện đã dần nhận thức được lợi nhuận từ chăn nuôi có khoa học, chính vì vậy mà chăn nuôi lợn đang tăng dần lên. Mặc dầu số đầu lợn tăng không đáng kể nhưng xu hướng chăn nuôi nhỏ lẻ theo phương thức tự nhiên đang giảm đi, các hộ đã biết đầu tư vốn, công sức, mạnh
dạn hơn trong việc mở rộng quy mô và coi chăn nuôi lợn là nghề làm giàu cho gia đình và xã hội.
4.2.2 Tình hình hộ chăn nuôi lợn tại thị trấn Đồng Đăng xã Phú Xá và xã Hồng Phong trong 2 năm 2011 – 2012 (bảng 4.2)
Bảng 4.2. Tình hình hộ chăn nuôi lợn tại thị trấn Đồng Đăng, xã Phú Xá và xã Hồng Phong thuộc huyện cao Lộc trong 2 năm 2011 – 2012.
Năm Xã
2011 2012 Hộ chăn
nuôi
Tỷ lệ % Tổng hộ Hộ chăn nuôi Tỷ lệ % Tổng hộ
TT Đồng Đăng 806 340 42,18 814 348 42,75 Phú Xá 1062 356 33,52 1105 387 35,02 Hồng Phong 1124 408 36,30 1186 418 35,24 Tổng 2992 1104 36,90 3105 1153 37,13
Qua bảng 4.2 ta thấy:
Tỷ lệ hộ chăn nuôi lợn tại 3 xã trên là khá cao, đặc biệt là 2 xã Phú Xá và Hồng Phong, số hộ chăn nuôi đều trên 30% trong tổng số hộ trên địa bàn xã. Sở dĩ 2 xã này có tỷ lệ cao như vậy do người dân ở đây vẫn lấy nông nghiệp làm gốc trong sự phát triển kinh tế của địa phương.
Một phần là do đời sống của bà con còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Các hộ gia đình chủ yếu làm nông nghiệp mà không có nghề phụ, do đó chỉ còn cách chăn nuôi tăng gia sản xuất để kiếm thêm thu nhập. Tuy nhiên, hầu hết những hộ chăn nuôi lợn trong xã vẫn chủ yếu chăn nuôi theo hình thức tận dụng thức ăn thừa trong gia đình hoặc từ cây cỏ, rau màu trồng được…nên số lượng đầu lợn trên một hộ gia đình còn thấp, thông thường là 1- 5 con.
4.3 Công tác tiêm phòng và dịch bệnh truyên nhiễm thường gặp trên đàn lợn nuôi tại các nông hộ ở thị trấn Đồng Đăng, xã Phú Xá và xã Hồng
Phong thuộc huyện Cao Lộc trong 2 năm 2011 – 2012 và 3 tháng đầu năm 2013.
4.3.1 Tình hình tiêm phòng trên đàn lợn tại thị trấn Đồng Đăng, xã Phú Xá và xã Hồng Phong của huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn (bảng 4.3)
Bảng 4.3 Kết quả tiêm phòng cho đàn lợn tại thị trấn Đồng Đăng, xã Phú Xá và xã Hồng Phong huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn trong 2 năm 2011 –
2012 và 3 tháng đầu năm 2013
Năm
Tổng số lợn (con)
Dịch tả Tụ huyết trùng Phó thương hàn Số con tiêm phòng Tỷ lệ (%) Số con tiêm phòng Tỷ lệ (%) Số con tiêm phòng Tỷ lệ (%) 2011 46311 26890 58,06 21450 46,32 11670 25,20 2012 48256 27128 56,21 22086 45,77 11788 24,42 1-3/2013 41893 23860 56,96 20132 48,06 9215 21,10
Qua bảng 4.3 ta thấy
Tỷ lệ tiêm phòng DTL là cao nhất, hai bệnh THT và PTH tỷ lệ tiêm phòng còn rất thấp.
Nhìn chung tỷ lệ tiêm phòng chưa cao. Tuy có sự quan tâm của các cấp ủy thị trấn Đồng Đăng, xã Phú Xá và xã Hồng Phong của huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn chính quyền địa phương từ huyện tới cơ sở, trong quá trình tổ chức thực hiện tiêm phòng còn một số khó khăn làm cho tỷ lệ tiêm phòng chưa cao:
- Do đặc điểm chăn nuôi của các hộ dân trên địa bàn là nhỏ lẻ, phân tán. Địa hình đồi núi phức tạp, dân trí thấp, đa số là người dân tộc thiểu số nên chưa nhận thức được đầy đủ về tác dụng của công tác vệ sinh, chăn nuôi khoa học, chủ động tiêm phòng cho vật nuôi để phòng dịch bệnh và còn trông chờ và ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước.
- Đội ngũ thú y viên chưa thực sự có nhiệt huyết với công việc được giao, công tác tuyên truyền vận động bà con chăn nuôi và sự phối kết hợp với chính
quyền địa phương chưa được chặt chẽ.
- Trong thời gian tổ chức tiêm phòng có nhiều đối tượng thuộc diện không tiêm phòng như: Lợn mới nhập đàn, lợn nái sắp đẻ, mang thai thời kỳ đầu, lợn con mới sinh, lợn ốm…nhưng những đối tượng này lại không được tiêm phòng bổ sung trong thời gian tiếp theo
- Chất lượng vaccine không đảm bảo do không được bảo quản đúng cách. - Kỹ thuật tiêm phòng chưa đúng….
4.3.2 Các bệnh truyên nhiễm thường gặp trên đàn lợn nuôi trong thời gian thực tập tại thị trấn Đồng Đăng, xã Phú Xávà xã Hồng Phong, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.
Trong quá trình điều tra chúng tôi nhận thấy có 4 bệnh thường gặp trên đàn lợn gồm: Bệnh dịch tả lợn, Tụ huyết trùng lợn, Phó thương hàn lợn, lác đác có trường hợp mắc bệnh Đóng dấu lợn.
4.3.2.1 Kết quả điều tra về bệnh Dịch tả lợn (DTL)
4.3.2.1.1 Kết quả điều tra tình hình mắc bệnh dịch tả lợn ở thị trấn Đồng Đăng và 2 xã thuộc huyện Cao Lộc – Lạng Sơn (bảng 4.4)
Bảng 4.4 Kết quả điều tra tỷ lệ mắc bệnh DTL ở thị trấn Đồng Đăng và 2 xã trong 3 tháng đầu năm 2013
Địa điểm
Tháng 1/2013 Tháng 2/2013 Tháng 3/2013
Số lợn điều tra (con) Số mắc (con) Tỷ lệ (%) Số lợn điều tra (con) Số mắc (con) Tỷ lệ (%) Số lợn điều tra (con) Số mắc Tỷ lệ (%) TT Đồng Đăng 472 4 0,85 468 7 1,50 483 5 1,04
Phú
Xá 515 9 1,75 518 12 2,32 524 6 1,15
Hồng
Phong 429 3 0,70 416 5 1,20 407 3 0,74
Tổng 1416 16 1,13 1402 24 1,71 1414 14 1,0
Qua bảng 4.4 ta thấy :
Tỷ lệ mắc bệnh DTL ở các xã khác nhau có sự khác nhau cơ bản, nhìn chung tỷ lệ mắc bệnh DTL còn khá cao, đặc biệt là Phú Xá, tiếp theo là thị trấn Đồng Đăng, cuối cùng là xã Hồng Phong. Tháng 2 có tỷ lệ cao nhất do ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt quá lạnh giá, nhiệt độ xuống thấp dưới 10 độ, có nơi còn xuống sương muối nên làm giảm sức đề kháng của gia súc nghiêm trọng, đặc biệt là gia súc non.
Ngoài ra, đây còn là các xã, thị trấn biên giới có đường biên với nước Trung Quốc và có đường quốc lộ 1A chạy qua nên nguy cơ lây lan dịch bệnh là rất lớn.
Công tác tiêm phòng vaccine cũng chưa đạt hiệu quả cao, tỷ lệ tiêm phòng còn thấp. Mặt khác công tác vệ sinh thú y, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ chưa được quan tâm đúng mức...đó chính là những nguyên nhân làm cho dịch xảy ra.
4.3.2.1.2 Kết quả điêu tra tỷ lệ mắc bệnh DTL theo lứa tuổi trên đàn lợn nuôi tại thị trấn Đồng Đăng và 2 xã Phú Xá, Hồng Phong (bảng 4.5)
Bảng 4.5 Kết quả điều tra tỷ lệ mắc bệnh DTL theo lứa tuổi trong 3 tháng đầu năm 2013 trên đàn lợn nuôi tại thị trấn Đồng Đăng và 2 xã Phú Xá,
Hồng Phong Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn
Tháng /2013 Tổng số lợn mắc bệnh
Lứa tuổi mắc bệnh Lợn con theo
mẹ
Lợn 2-4 tháng tuổi
Lợn>4 tháng
tuổi Nái
(con) mắc (con) (%) (con) (%) mắc (con) (%) mắc (con) (%) 1 16 3 18,75 8 50,00 4 25,00 1 6,25 2 24 4 16,70 12 50,00 6 25,00 2 8,33 3 14 5 3,57 7 50,00 2 14,29 0 0 Tổng 54 12 22,22 27 50,00 12 22,22 3 5,55
Qua bảng 4.5 ta thấy :
Tỷ lệ mắc bệnh dịch tả lợn qua các lứa tuổi khác nhau là khác nhau. Cao nhất ở lợn từ 2 – 4 tháng tuổi : 50% và thấp nhất ở lợn nái : 5,55%, tỷ lệ mắc bệnh ở lợn con theo mẹ là 22,22%. Theo chúng tôi tỷ lệ mắc bệnh ở từ 2 – 4 tháng tuổi cao nhất nguyên nhân trước tiên phải kể tới là tỷ lệ tiêm phòng bệnh DTL cho lợn sau cai sữa là thấp nhất. Các chủ nuôi lợn thịt khi nhập đàn lại không nuôi cách ly, tiêm phòng ngay trước khi nhập đàn. Bên cạnh đó cộng với việc lợn bị stress trong quá trình bắt nhốt, vận chuyển, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng thay đổi làm sức đề kháng của con vật giảm sút nên tỷ lệ mắc cao.
Lợn nái có tỷ lệ mắc thấp nhất do lợn mẹ được tiêm phòng với tỷ lệ cao, được củng cố miễn dịch qua nhiều đợt tiêm phòng cộng với việc chăm sóc nuôi dưỡng tốt và sự thích nghi của môi trường sống của bầu khí hậu địa phương nên không chỉ tỷ lệ lợn mẹ mắc bệnh thấp mà đàn con sinh ra nhận được kháng thể do lợn mẹ truyền cho do đó tỷ lệ lợn con mắc bệnh DTL cũng thấp. Tuy nhiên, tỷ lệ lợn con mắc bệnh chiếm 22,22% là do cơ thể yếu chưa thích nghi kịp với sự thay đổi của môi trường, sự dung nạp miễn dịch của lợn con trong quá trình còn là bào thai, và giai đoạn lợn 35 – 45 ngày tuổi lợn con hầu như không có miễn dịch nếu chưa được tiêm phòng DTL.
Từ kết quả trên chúng tôi thấy rằng cần tăng cường nâng cao nhận thức của bà con chăn nuôi về hiệu quả của việc tiêm phòng và mắc độ vo hại của việc tiêm phòng bệnh để bà con chủ động trong công tác phòng bệnh cho gia súc. Đồng thời phải đặc biệt chú ý tiêm phòng cho đà lợn mới nhập về để giảm tỷ lệ
mắc bệnh ở lứa tuổi 2 – 4 tháng tuổi xuống, tăng hiệu quả của việc chăn nuôi.
4.3.2.1.3Xác định tỷ lệ tử vong vì bệnh DTL trên đàn lợn nuôi tại Cao Lộc trong 3 tháng đầu năm 2013.
Để đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh DTL chúng tôi tiến hành điều tra tỷ lệ tử vong vì bệnh DTL ở 2 xã và thị trấn trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn (bảng 4.6).
Bảng 4.6 Kết quả điều tra tỷ lệ tử vong vì bệnh DTL trên đàn lợn nuôi tại Cao Lộc trong 3 tháng đầu năm 2013.
Tháng Chỉ tiêu đánh giá
Địa điểm
Tổng Đồng Đăng Hồng Phong Phú Xá
1 Số mắc 4 9 3 16 Số chết 1 5 0 6 Tỷ lệ (%) 25,00 55,56 0,00 37,50 2 Số mắc 5 11 3 19 Số chết 3 7 0 10 Tỷ lệ (%) 60,00 63,64 0,00 52,63 3 Số mắc 9 54 3 66 Số chết 5 35 1 41 Tỷ lệ (%) 55,56 64,81 33,33 62,12 Tổng Số mắc 18 74 9 101 Số chết 9 47 1 57 Tỷ lệ (%) 50,00 63,51 11,11 56,43
Qua bảng 4.6 ta thấy :
Tỷ lệ tử vong chung là 56,43%. Vì bệnh DTL là bệnh có tính chất lây lan rất nhanh, tỷ lệ tử vong cao nên nếu xét theo tỷ lệ tử vong chung mà các tác giả trước đây đã khẳng định thì tỷ lệ tử vong trên địa bàn điều tra trên là thấp. Tuy nhiên theo chúng tôi thì xét riêng tại địa phương thì tỷ lệ này vẫn cao. Hiện nay