- Đánh giá năng suất sinh sản của dònglợn nái la
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Năng suất sinh sản của dòng nái lai CP909 phối với đực PiDu
Năng suất sinh sản của lợn nái là một hệ thống các chỉ tiêu kinh tế, kỹ
thuật rất quan trọng quyết định đến hiệu quả chăn nuôi. Kết quả nghiên cứu khả năng sinh sản của dòng lợn nái lai CP909 phối với đực PiDu tại trại Mr.Thân (CP) xã Thụy Quỳnh, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình được thể hiện ở bảng 4.1
Bảng 4.1: Năng suất sinh sản của lợn nái CP909
Qua kết quả bảng 4.1 chúng tôi có nhận xét như sau:
* Thời gian mang thai
Thời gian mang thai của dòng lợn nái lai CP909 phối với đực PiDu là 114,74 ngày. Theo Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2005), cho biết thời gian mang thai của lợn nái lai F1(L x Y) là 114,3 ngày. Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn của tác giả. Tuy nhiên giá trị này vẫn nằm trong thời gian mang thai chung của lợn nái (112 – 117 ngày).
Chỉ tiêu n X ± SE Cv%
Số ngày mang thai (ngày) 136 114,74 ± 0,10 1,00
Số con sơ sinh (con) 136 11,38 ± 0,10 10,48
Số con sơ sinh sống (con) 136 10,93 ± 0,09 9,97
Số con để nuôi (con) 136 10,55 ± 0,07 7,37
Số con cai sữa (con) 136 10,27 ± 0,06 7,04
Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) 136 17,55 ± 0,17 11,08 Khối lượng sơ sinh/con (kg) 136 1,55 ± 0,01 9,76 Khối lượng cai sữa/ổ (kg) 136 67,87 ± 0,42 7,26 Khối lượng cai sữa/con (kg) 136 6,62 ± 0,04 6,58
Số ngày cai sữa (ngày) 136 21,95 ± 0,13 6,71
Đây là chỉ tiêu sinh lý sinh sản của gia súc, chỉ tiêu này ít có biến động theo loài. Thời gian mang thai bình thường là 112 – 117 ngày, trung bình là 114 ngày. Sự sai khác này có thể do phụ thuộc vào cá thể và chịu ảnh hưởng của một số nhân tố tác động khác như thời tiết, mùa vụ và quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý trong giai đoạn mang thai. Vì vậy dựa vào chỉ tiêu này có thể đưa ra quy trình chăm sóc quản lý cho phù hợp.
* Số con sơ sinh/ổ (con)
Đây là chỉ tiêu đánh giá tiềm năng sinh sản của lợn nái, chỉ tiêu này phụ thuộc vào tiềm năng di truyền của giống. Chỉ tiêu này đánh giá khả năng thụ thai, nuôi con của lợn nái và kỹ thuật phối giống của kỹ thuật viên.
Kết quả bảng 4.1 cho thấy số con sơ sinh/ổcủa dòng nái lai CP909 là 11,38 con.Theo Schmidlin (1993) số con đẻ ra/ ổ của nái lai F1 (Y x L) là 10,69 con. Kết quả nghiên cứu của Phùng Thị Vân và cs (2001) số con đẻ ra/ổ của nái lai F1(LxY) là 10,05 con; nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn (2010) cho kết quả PiDu x F1 (LY) là 11,25 con.
Như vậy kết quả thu được trong nghiên cứu này cao hơn của các tác giả trên, điều này cho thấy tiềm năng sinh sản của dòng nái lai CP909 là cao hơn so với một số công thức lai khác và đồng thời kỹ thuật phối giống, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng của trại là tốt.
* Số con sơ sinh sống/ổ (con)
Là số con sơ sinh còn sống sau khi lợn nái đẻ đến con cuối cùng, chỉ tiêu này đánh giá sức sống của thai qua đó phản ánh chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng của trang trại với lợn nái mang thai. Theo Rothchild và Bidalel (1998), số con sơ sinh sống/ổ có tương quan di truyền thuận với số con cai sữa (r = 0,81). Như vậy khi nâng cao được số con sơ sinh sống ta có thể nâng cao được số con cai sữa.
Qua bảng 4.1 cho thấy số con sơ sinh còn sống/ổ của dòng nái lai CP909 là 10,93 con.
So sánh với kết quả nghiên cứu của Đoàn Thị Loan và Phan Xuân Hảo (2011) số con đẻ ra sống của nái F1 (L x Y) phối với đực PiDu đạt 10,48 con; của Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn (2010) tổ hợp lai Du x F1 (LY) là 10,70 con và tổ hợp lai PiDu x F1 (LY) là 10,88 con.
Như vậy kết quả của chúng tôi là cao hơn các tác giả trên, điều đó cho thấy sức sống của đàn lợn con, kỹ thuật chăm sóc lợn nái mang thai và kỹ thuật đỡ đẻcủa trang trại là tương đối tốt.
* Số con để nuôi/ổ (con)
Số con để lại nuôi/ổ phụ thuộc nhiều vào số con đẻ ra còn sống, độ đồng đều của đàn con lúc sơ sinh, số vú mẹ, khả năng nuôi con và tiết sữa của lợn mẹ cũng như trình độ chăn nuôi, đây là chỉ tiêu kinh tế quan trọng.
Kết quả ở bảng 4.1 cho thấy, số con để nuôi trên ổ của dòng nái lai CP909 là 10,55 con/ổ.
Kết quả nghiên cứu về số con để nuôi/ổ của chúng tôi cao hơn kết quả nghiên cứu của Phùng Thị Vân và cộng sự (2002) với công thức lai Du×F1(L×Y) là 10,00 con/ổ; của Nguyễn Ngọc Phục và cộng sự (2007) là 10,35 con/ổ với nái F1(LxY). Qua đó cho thấy lợn con sơ sinh của nái CP909 có tỷ lệ đồng đều cao hơn so với một số dòng lợn lai khác.
* Số con cai sữa/ổ (con)
Chỉ tiêu này đánh giá sức sống của lợn con, khả năng tiết sữa và nuôi con của lợn mẹ và biện pháp chăm sóc lợn mẹ cũng như khả năng hạn chế bệnh tật cho lợn con. Trong thời gian này, nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho lợn con chủ yếu từ sữa mẹ, lượng thức ăn thu nhận từ ngoài vào là rất ít (do hệ tiêu hóa còn chưa phát triển hoàn thiện, khả năng tiêu hóa thức ăn còn kém). Đây là một chỉ tiêu kỹ thuật quan trọng đánh giá kỹ thuật chăn nuôi lợn nái sinh sản.
Bảng 4.1 cho thấy, số con cai sữa/ổ của lợn nái CP909 là 10,27. Kết quả nghiên cứu về số con cai sữa/ổ của chúng tôi cao hơn kết quả nghiên cứu của
Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn (2010), số con cai sữa/ổ ở tổ hợp lai Duroc×F1(L×Y) là 10,05 con, ở tổ hợp lai PiDu×F1(L×Y) là 10,15 con.
Lê Thanh Hải và cs (2001) cũng cho biết số con cai sữa của nái F1 (Y x L) là 9,25 con. Kết quả nghiên cứu của Schmidlin (1993) là 10,08 con.
* Khối lượng sơ sinh/con (kg)
Là khối lượng của lợn con sau khi sinh ra đã được lau khô, cắt rốn và trước khi cho bú sữa đầu.
Chỉ tiêu này phụ thuộc vào giống, liên quan đến số con đẻ ra, phản ánh nền kỹ thuật chăm sóc lợn nái trong thời gian mang thai và ảnh hưởng tới khối lượng sơ sinh/ổ. Ngoài ra chỉ tiêu này còn ảnh hưởng tới tốc độ tăng trọng của lợn con trong giai đoạn theo mẹ và thời kỳ cai sữa.
Từ kết quả của bảng 4.1 cho thấy khối lượng sơ sinh/con của dòng nái lai CP909 là 1,55kg.
Theo kết quả nghiên cứu của Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thuý (2009) với công thức lai PiDu x F1 (LY) là 1,46kg; Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2005), khối lượng sơ sinh/con của nái lai F1(L×Y) phối với đực Duroc là 1,49kg/con.Như vậy kết quả của chúng tôi cao hơn kết quả của các tác giả đã công bố. Điều này có thể giải thích là do chế độ dinh dưỡng và chăm sóc lợn nái mang thai tại trại tiến hành nghiên cứu này là tốt.
* Khối lượng sơ sinh/ổ (kg)
Chỉ tiêu này phản ánh sự sinh trưởng của thai trong giai đoạn chửa của lợn mẹ, đó là khối lượng của toàn ổ sau khi đẻ. Khối lượng sơ sinh/ổ phụ thuộc vào số con sơ sinh/ổ và khối lượng sơ sinh/con. Vì vậy nó phụ thuộc rất lớn vào chế độ dinh dưỡng của con nái trong thời gian mang thai, đặc biệt là chửa kỳ 2.
Kết quả bảng 4.1 cho thấy khối lượng sơ sinh/ổ của dòng nái lai CP909 là 17,55kg.
So với kết quả nghiên cứu của của Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thúy (2009), khối lượng sơ sinh/ổ của nái F1 (L x Y) phối với đực PiDu đạt 17,14 kg thì nái lai CP909 của trại chúng tôi nghiên cứu là cao hơn.
Nghiên cứu của Phạm Hữu Doanh (1995) cho biết khối lượng sơ sinh/ổ của 2 giống Landrace và Yorkshire là 12,93 kg và 11,96 kg; Phùng Thị Vân và cs (2001) cho biết khối lượng sơ sinh/ổ của nái lai F1(L x Y) là 12,9 kg.
Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn các nghiên cứu trên. Sự khác biệt đó là do số con đẻ ra/ổ và khối lượng sơ sinh/con của đàn lợn chúng tôi theo dõi là cao hơn của các tác giả.
* Khối lượng cai sữa/con (kg)
Chỉ tiêu này đánh giá khả năng tăng khối lượng của lợn con, khả năng tiết sữa, chất lượng sữa của lợn mẹ, kỹ thuật tập ăn cho lợn con theo mẹ. Việc tập ăn sớm cho lợn con sẽ nâng cao được khối lượng cai sữa và giảm được tỷ lệ hao hụt khối lượng của lợn mẹ.
Kết quả bảng 4.1 cho thấy khối lượng cai sữa/con của dòng lợn nái lai CP909 là 6,62kg (21,95 ngày).
Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn (2010) cân lợn ở 22,69 ngày của lợn nái F1(L×Y) lai với Duroc và PiDu đạt 5,76 và 5,79kg/con; Phan Xuân Hảo (2006), cho biết khối lượng cai sữa/con của nái F1(L×Y) là 5,67kg, Đoàn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2011) khối lượng cai sữa trên con của nái F1(L×Y) phối với đực Duroc và L19 là 6,81kg và 6,68kg.
Như vậy là kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn (2010), Phan Xuân Hảo (2006), nhưng thấp hơn Đoàn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2011).
Sự sai khác này là do điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng và thời điểm cân khác nhau. Để tăng khối lượng cai sữa/con ta có thể điều chỉnh số con để nuôi/ổ, độ đồng đều trong ổ cho phù hợp.
Chỉ tiêu này liên quan đến số con cai sữa, chất lượng sữa của lợn mẹ. Nó còn phụ thuộc vào kỹ thuật nuôi dưỡng lợn mẹ và lợn con của người chăn nuôi.
Kết quả bảng 4.1 cho thấy, khối lượng cai sữa/ổ của dòng nái lai CP909 là 67,87kg. So với kết quả của Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn (2010) tổ hợp lai PiDu×F1(L×Y) cai sữa ở 22,67 ngày đạt 58,45 kg/ổ thì khối lượng cai sữa/ổ của dòng nái lai CP909 là cao hơn do khối lượng cai sữa/con của chúng tôi cao hơn của tác giải.
Theo Lê Thanh Hải và cs (2001) cho biết khối lượng cai sữa/ổ của nái F1(YxL) là 83,10 kg ở 28,25 ngày tuổi. Như vậy kết quả nghiên cứu của tác giả cao hơn của chúng tôi do thời gian cai sữa dài hơn.
* Thời gian cai sữa (ngày)
Số ngày cai sữa hay thời gian nuôi con của lợn nái là một chỉ tiêu có ý nghĩa quan trọng vì nếu thời gian nuôi con của lợn mẹ ngắn thì sẽ rút ngắn được thời gian trung bình của một lứa đẻ, từ đó làm tăng số lứa đẻ/nái/năm, tăng số con cai sữa/nái/năm, nâng cao năng suất sinh sản của lợn nai. Số ngày cai sữa dài hay ngắn phụ thuộc vào chất lượng lợn con, việc tập ăn cho lợn con trong gia đoạn theo mẹ và điều kiện chăn nuôi của cơ sở như đảm bảo về chất lượng thức ăn cũng như chế độ nuôi dưỡng chăm sóc và tiểu khí hậu chuồng nuôi phù hợp với sinh lý lợn con nhằm đảm bảo cho lợn con sinh trưởng và phát triển bình thường sau tách mẹ.
Theo bảng 4.1 cho thấy số ngày cai sữa của lợn nái lai CP909 là 21,95 ngày. Kết quả thu được của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với tình hình chăn nuôi công nghiệp hiện nay qua đó làm tăng số lứa đẻ/nái/năm và hiệu quả của người chăn nuôi.
* Thời gian động dục trở lại sau cai sữa (ngày)
Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng động dục của lợn mẹ sau khi tách con. Nghiên cứu của chúng tôi thu được kết quả về thời gian động dục trở lại sau
cai sữa của lợn nái lai CP909 trung bình là 5,97 ngày. Kết quả thu được của chúng tôi thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thúy (2009), trên công thức lai Du×(L×Y) là 31,46 ngày. Có được điều này là do trang trại áp dụng và thực hiện tốt các kỹ thuật chăn nuôi cũng như kích thích lợn nái sớm động dục trở lại sau cai sữa.