Đa dạng loài

Một phần của tài liệu khảo sát thành phần khu hệ động vật đáy tại các thủy vực trường đại học nông nghiệp hà nội (Trang 36)

III. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2.1.1 Đa dạng loài

Qua nghiên cứu điều tra thành phần loài động vật đáy trong các thủy vực điều tra tại trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội đã thu được 9 loài động vật đáy. Số loài động vật đáy phân bố ở các nhóm được thể hiện qua bảng sau.

Bảng 3. Đa dạng loài của các nhóm động vật đáy. Nhóm động vật Tổng số loài ( Loài ) Ruộng ( Loài ) Mương ( Loài ) Ao ( Loài ) Mollusca (5) (4) (3) (4) Gastropoda 4 4 2 4 Bivalvia 1 1 Crustacea (1) (1) Decapoda 1 1 Insecta larvae 1 1 1 1

Oligochaeta 2 1 2 1

Tổng 9 6 7 6

Qua bảng cho ta thấy, số loài động vật đáy thu được không đều ở các nhóm khác nhau. Sự đa dạng về thành phần loài động vật đáy ở các thủy vực tại trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội thể hiện tính đa dạng về thành phần loài của động vât đáy ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ theo tổng kếtt của Hồ Thanh Hải, 1995. Ở các vùng sinh thái khác nhau, sự đa dạng về thành phần loài cũng khác nhau, nhưng chưa được thể hiện rõ trong bản báo cáo này vì phạm vi nghiên cứu còn hẹp, chưa thực hiện được tại các dạng thủy vực khác nhau.

Quá trình nghiên cứu đã tìm thấy 9 loài động vật đáy thuộc 4 nhóm : thân mềm Mollusca, giáp xác Crustacea, ấu trùng côn trùng Insecta larvae, giun ít tơ Olygochaeta được tìm thấy ở các thủy vực trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội. Trong tổng số 9 loài thì ngành thân mềm Mollusca gặp nhiều nhất, 5 loài (chiếm 55 % tổng số loài ), nhóm giun ít tơ có 2 loài chiếm 22 %, còn lại là giáp xác và ấu trùng muỗi mỗi nhóm chiếm 11 % tổng số loài. Đây là những loài có kích thước nhỏ và đóng vai trò quan trọng trong thành phần thức ăn của các loài cá ăn đáy.

Ba loại hình thủy vực được nghiên cứu có sự phân bố khá đồng đều về tổng số loài động vật đáy được tìm thấy. Cụ thể, ở thủy vực ruộng tìm thấy 6 loài, thủy vực mương tìm thấy 7 loài và các thủy vực ao là 6 loài. Đặc biệt ở hai nhóm giáp xác Decapoda và hai mảnh vỏ Bivalivia chỉ tìm thấy ở thủy vực mương. Đồng thời thủy vực mương cũng không thấy có sự xuất hiện 2 trong số 4 loài Gastropoda trong khi 4 loài Gastropoda đều tìm thấy ở 2 các thủy vực ruộng và ao.

Kết quả phân tích của chúng tôi về thành phần loài động vật đáy ở các thủy vực tại trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội tuy còn chưa thực sụ đầy

đủ, song cũng đã có thể cho ta căn cứ để nêu lên một vài đặc điểm cơ bản về thành phần loài của nhóm động vật quan trọng này.

- Đặc điểm thành phần loài thân mềm ( Mollusca ).

Về thành phần loài thân mềm có 5 loài số loài tương đối đều nhau ở các thủy vực khác nhau: ruộng 4 loài, mương 3 loài, ao 4 loài.

Đặc điểm cơ bản của của nhóm thân mềm ở các thủy vực này là tính nhiệt đới về thành phần loài, thể hiện ở cự có mặt của các nhóm Tarebia đặc trưng cho vùng nhiệt đới Châu Á, Sinotaia ( Viviparidae ) phổ biến ở vùng cận nhiệt đới. Về mặt cấu trúc thành phần loài, nét đặc trưng vủa vùng này là có thành phần loài như Angulyagra polyzotana, Sinotaia aeruginosa…khá phong phú. Trong thành phần loài thân mềm thì số loài cơ bản là gặp ở nhóm Gastropoda còn nhóm Bivalivia gặp rất ít.

Đặc điểm trên đây của thành phần loài thân mềm nước ngọt ở các thủy vực của trường Đại học Nông Nghiệp phù hợp với các đặc điểm thủy vực vùng này, vùng có nhiều ao đầm nhỏ, ruộng nước nông, nhiều thực vật và mùn bã thích hợp với các loài ốc vặn họ Viviparidae, Thiaridae. Đồng thời đặc điểm của thành phần loài thân mềm có ảnh hưởng quyết định tới khối lượng thức ăn trong cơ sở thức ăn tự nhiên của các thủy vực vùng này. Do thành phần loài không khá phong phú, các loài ốc Angulyagra, Sinotaia… thường dễ phát triển thành khối lượng lớn, tạo nên cơ sở thức ăn tự nhiên cho tầng đáy.

- Đặc điểm thành phần loài giáp xác( Crustacea ).

Trong nhóm giáp xác chỉ tìm thấy loài nước ngọt Caridina subnilotica ở thủy vực mương, không tìm thấy loài nào trong nhóm Amphipoda, Isopoda có nguồn gốc biển dị nhập vào.

Nhóm tôm nước ngọt có kích thước vừa và nhỏ, cá dễ sử dụng, phong phú về số loài, số lượng lại lớn trong các thủy vực ao, ruộng, mương do đó tạo được khối lượng thức ăn lớn cho cá ăn thịt ở tầng đáy của các thủy vực.

- Đặc điểm thành phần loài giun ít tơ ( Olygochaeta ).

Trong các thủy vực ở trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội gặp 2loài trong nhóm giun ít tơ, đó là Branchiodrilus semperi và Brachiura sowebyi , chiếm 22 % tổng số loài tìm được. Branchiodrilus semperi gặp khá nhiều ở thủy vực ruộng và mương, ở thủy vực ao mức độ gặp là trung bình. Riêng Brachiura sowebyi chỉ gặp ở thủy vực mương, không thấy gặp ở thủy vực ruộng và ao, mức độ gặp cũng rất thấp. Có thể thấy do các thủy vực này sử dụng chủ yếu vào việc phát triển nuôi trồng thủy sản nên có sự cải tạo, bón phân, tạo điều kiện thuận lợi cho loài này phát triển. Đặc điểm thành phần loài giun ít tơ nước ngọt ở đây là sự có mặt của nhóm Branchiodrilus đặc trưng cho vùng nhiệt đới. Đặc điểm này cùng với hiện tượng không có dạng đặc hữu làm cho thành phần loài giun ít tơ nước ngọt ở đây kém tính đặc hữu. - Đặc điểm thành phần loài ấu trùng côn trùng (Insecsta ).

Qua quá trình khảo sát, loài ấu trùng côn trùng Chironomus tại của các thủy vực của trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội gặp ở cả 3 thủy vực ruộng, mương và ao. Mức độ gặp nhiều ( trên 50 % số mẫu ) ở cả 3 thủy vực.

Qua những đặc điểm cơ bản về thành phần loài các nhóm động vật đáy đã trình bày trên đây cho ta thấy, nét cơ bản của thành phần loài động vật đáy ở đây mang sắc thái nhiệt đới. Đặc điểm này được thể hiện rõ ở thành phần phân loại học cũng như cấu trúc thành phần loài. Trong thành phần loài tập hợp các giống loài vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như thân mềm Tarebia, Sinotaia, Angulyagra ( Viviparidae ), giun Branchiodrilus …Tính chất nhiệt đới về thành phần loài còn thể hiện về mặt cấu trúc, thể hiện ở sự có mặt của một số nhóm ốc như Angulyagra, Sinotaia, hến Corbicula.

4.2.1.2 Thành phần loài từng loại hình thủy vực.

Đây là quá trình điều tra, quy hoạch phục vụ cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản nên các thủy vực điều tra là ruộng sâu, mương, ao nuôi cá. Sự phân bố theo các loại hình thủy vực phụ thuộc vào sự thích nghi sinh thái rộng hay hẹp của từng nhóm và phụ thuộc vào chế độ canh tác, sử dụng nhưng do phạm vi điều tra là không lớn nên còn nhiều hạn chế.

Bảng 4 : Mức độ gặp các nhóm động vật ở các thủy vực TT Họ Độ gặp Ruộng Mương Ao Ngành thân mềm ( Mollusca ) Lớp Gastropoda 1 Angulyagara polyzontana ++ +++ + 2 Sinotaia aeruginosa + ++ + 3 Pila polita + - + 4 Tarebia granifera ++ - + Lớp Bivalvia 5 Corbicula cyceriformes - + -

Ngành giáp xác Crustacea 6 Cardina subnilotica - + - Ngành giun đốt ( Annelidae ) Lớp Olygochaeta 7 Branchiodrilus semperi +++ ++ +++ 8 Brachiura sowebyi - + - Ngành chân khớp (Arthropoda ) Lớp Insecta 9 Chironomus sp +++ +++ +++ Ghi chú : - không gặp + gặp ít ( gặp ở < 25 % số mẫu ) ++ trung bình ( gặp ở 25 -50% số mẫu ) +++ gặp nhiều ( gặp ở > 50 % số mẫu ) - Thủy vực ruộng.

Là thủy vực mà mực nước thường xuyên bị thay đổi, nền đáy thường bị tác động bởi việc canh tác của con người, cũng như chiu sự tác động từ quá trình chăm sóc lúa như thuốc sâu, phân bón nên thành phần loài động vật đáy chịu sự tác động lớn. Trong thời gian điều tra chúng tôi đã gặp 6 loài trong tổng số 9 loài đã tìm thấy, chiếm 66% tổng số loài. Gặp nhiều nhất là ngành thân mềm Mollusca với 4 loài, còn lại là ở nhóm giun ít tơ Olygocheata và ấu trùng côn trùng Chironomus. Trong đó loài gặp nhiều nhất là chironomus

- Thủy vực mương.

Tại 2 thủy vực mương nghiên cứu tổng số loài đã gặp là 7 loài, cao nhất trong các thủy vực nghiên cứu. Ngành thân mềm gặp 3 loài, trong đó nhóm Gastropoda gặp 2 loài, ít nhất trong các thủy vực nghiên cứu. Ốc Angulyagara

polyzontana là loài có độ gặp cao nhất, trên 50% số mẫu. Tại thủy vực mương gặp 2 loài tôm nước ngọt Cardinia subnilotica thuộc ngành giáp xác Crustacea và Corbicula cyceriformes lớp hai mảnh vỏ Bivalvia trong khi không tìm thấy sự hiện diện của chúng tại thủy vực ruộng và ao.

- Thủy vực ao.

Cũng giống như thủy vực ruộng, tại thủy vực ao các loài đã gặp giống các loài đã gặp tại thủy vực ruộng, tổng số loài đã tại thủy vực ao là 6 loài ( chiếm 66% tổng số loài ). Mức độ gặp của các loài thuộc ngành thân mềm Mollusca ít, không cao như ở thủy vực ruộng, 2 loài ốc Angulyagara polyzontana và Sinotaia aeruginosa chỉ gặp ít. Riêng giun Branchiodrilus semperi lại gặp nhiều do trong các ao nuôi bón nhiều phân, hàm lượng chất dinh dưỡng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho loài này phát triển.

4.2.2.Thành phần định lượng và biến động của động vật đáy trong thời gian nghiên cứu.

Một phần của tài liệu khảo sát thành phần khu hệ động vật đáy tại các thủy vực trường đại học nông nghiệp hà nội (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w