Phân tích số liệu

Một phần của tài liệu khảo sát thành phần khu hệ động vật đáy tại các thủy vực trường đại học nông nghiệp hà nội (Trang 28)

III. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.2.1. Phân tích số liệu

Dùng phương pháp thống kê sinh học để xử lý số liệu. Sử dụng phần mềm Excell trong các tính toán thống kê.

PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. MỘT SỐ ĐẶC TÍNH CỦA MÔI TRƯỜNG NGHIÊN CỨU. 4.1.1 Đặc điểm hình thái của các vực nước.

- Các loại hình

+. Thủy vực R1 (ruộng lúa số 1)

• Diện tích: 1000m2.

• Vị trí: ở rìa đồng, sát mương dẫn nước. • Thời gian gieo lúa: cuối tháng 2.

• Đặc điểm khác: ruộng trũng, nhiều bùn, có nhiều chỗ không gieo được lúa do ngập nước quá sâu.

• Tính chất nước: đục, ít trao đổi, sâu nhất là 1.5m

+. Thủy vực R2 (ruộng lúa số 2)

• Diện tích: 1500m2.

• Vị trí: ở giữa cánh đồng, nằm sát mương dẫn nước. • Thời gian gieo lúa: cuối tháng 2.

• Đặc điểm khác: ruộng trũng, có một cống dẫn nước trực tiếp từ mương vào ruộng.

• Tính chất nước: đục, thay nước liên tục.

+. Thủy vực M1 (mương số 1)

• Chiều rộng: 3,5 – 4m. • Chiều dài:400 – 450m.

• Mực nước: phụ thuộc vào từng thời điểm, từ 1 – 1,5m. • Vị trí: nằm giáp ranh giữa trại cá với khu vực ruộng lúa.

• Đặc điểm khác: hai bờ trồng nhiều chuối, nhiều cây cỏ thủy sinh mọc quanh bờ, trong lòng mương nhiều bèo lục bình.

• Tính chất nước: màu xanh nhợt, màu nước thay đổi nhiều do người dân đến xả nước trong đồng và vất rơm rạ xuống mương, thay nước theo lịch mùa vụ.

+. Thủy vực M2 (mương số 2)

• Chiều rộng: 3,5 – 4m. • Chiều dài: 200 – 250m.

• Mực nước: phụ thuộc vào từng thời điểm, từ 0,7 – 1m

• Vị trí: nằm giữa trại cá, dẫn nước từ mương phía bắc trại cá đến các ao. • Đặc điểm khác: quanh bờ trồng nhiều chuối, xoài, nhiều cây cở thủy

sinh mọc quanh mép nước.

• Tính chất nước: màu xanh bạc, nước hay bị đục do các ao nuôi thường xả nước ra mương.

+. Thủy vực A1 (ao số 1)

• Diện tích: 6.000m2. • Độ sâu: 1,4 – 1,7m. • Loài nuôi: Rô phi

• Thời gian thả: đầu tháng 3.

• Đặc điểm khác: quanh bờ cỏ mọc nhiều, trên bờ trồng nhiều chuối. • Tính chất nước: màu xanh đen do bón nhiều phân chuồng và chấu.

+. Thủy vực A2 (ao số 2)

• Diện tích: 11.000m2. • Độ sâu: 1,54 – 1,7m.

• Loài nuôi: trắm cỏ, điêu hồng, rô phi. • Thời gian thả: đầu tháng 3.

• Đặc điểm khác: bờ bị sạt lở nhiều, trên bờ trồng nhiều chuối, xoài. Cạnh nhà hàng Kinh Bắc, một phần nhà hàng làm nổi trên mặt ao.

• Tính chất nước : màu đục, ít thay nước.

+. Thủy vực A3 (ao số 3)

• Diện tích: 2.500m2. • Độ sâu 1,5 – 1,7m.

• Loài nuôi: Baba, cá lăng. • Thời gian thả: hơn 1 năm.

• Đặc điểm khác: bờ được xây gạch, quanh bờ thoáng, ở phía đông của ao là xưởng gỗ và nhà kho của trại cá.

• Tính chất nước : rất đục do cá lăng sục bùn, ít thay nước.

+. Thủy vực A4 (ao số 4)

• Diện tích: 3.000m2. • Độ sâu: 1,5 – 1,7m.

• Loài nuôi: Trắm đen, chép. • Thời gian thả: đầu tháng 3.

• Đặc điểm khác: bờ phía tây và phía đông của ao có nhiều chuối, hai bờ còn lại thoáng.

• Tính chất nước : màu xanh bac.

+. Thủy vực A5 (ao số 5)

• Diện tích: 5.000m2. • Độ sâu: 1,5 – 1,7m. • Loài nuôi: Rô phi.

• Thời gian thả: đầu tháng 3.

• Đặc điểm khác: quanh bờ trồng một ít cau bụng, một ít chuối. • Tính chất nước : màu xanh, thay nước nhiều.

Bảng 2 . Cấu tạo nền đáy các thủy vực nghiên cứu tại trường Đại học Nông Nghiệp.

TT Thủy vưc Cấu trúc nền đáy

1 Ruộng 1 Bùn - Cát 2 Ruộng 2 Bùn 3 Mương 1 Bùn 4 Mương 2 Bùn 5 Ao 1 Bùn - Sỏi 6 Ao 2 Bùn – Cát, Sỏi 7 Ao 3 Bùn 8 Ao 4 Bùn 9 Ao 5 Bùn - Cát

Vì đời sống của động vật đáy là chui rúc trong nền đáy hoặc trên bề mặt nền đáy, nên cấu tạo của nền đáy có một ý nghĩa hết sức quan trong. Cấu tạo nền đáy ảnh hưởng tới cấu trúc thành phần loài và sinh vật lượng động vật đáy trong các thủy vực. Như vậy mặc dù không phải là yếu tố quyết định hoàn toàn tới thành phần loài và sinh vật lượng động vật đáy trong các thủy vực nhưng cấu tạo nền đáy có một ý nghĩa vô cùng quan trọng

4.1.2. Đặc điểm thủy hoá.

Bảng 3. Số liệu thủy hoá một số thủy vực tại trường Đại học Nông Nghiệp.

Chỉ tiêu Đơn vị Tháng 04/2009 Tháng 06/2009 Mương Ao Mưong Ao M1 A1 A2 A3 M1 A1 A2 A3 T0 không khí 0C 25 25 25 25 33 33 33 33 COD mg/l 8,50 9,15 9,03 9,10 8,65 8,89 9,54 9,15 pH pH 7,0 7,15 7,41 7,20 6,9 6,85 7,1 6,8 CO2 mg/l 5,04 5,12 5,2 5,3 5,4 5,6 5,2 5,4 H2S mg/l 0,06 0,07 0,07 0,06 0,06 0,07 0,07 0,07 NH4+ mg/l 0,75 0,89 0,89 0,84 0,78 0,87 0,8 3 0,85 NO3- mg/l 0,49 0,52 0,54 0,53 0,54 0,56 0,57 0,58 PO43- mg/l 0,39 0,41 0,42 0,41 0,32 0,42 0,45 0,43 Fe tổng số mg/l 0,71 0,53 0,72 0,74 0,78 0,74 0,7 3 0,75 4.1.2.1 Nhiệt độ.

Nhiệt độ không khí tại các thủy vực thu mẫu rất đều nhau do vị trí các điểm thu mẫu gần nhau và được thu trong khoảng thời gian ngắn. Vào thời điểm tháng 4 tại tất cả các thủy vực đều có nhiệt độ không khí là 250C. Nhiệt độ nước là 240C, thời điểm thu mẫu là 9h sáng, lúc này ánh nắng chưa chiếu gay gắt. Tại thời điểm tháng 6, nhiệt độ không khí đo được khá cao, 330C. Đây là thời điểm bắt đầu nắng nóng tại miền Bắc, nhiệt độ không khí lên cao. Và nhiệt độ nước đo vào lúc 9h sáng là 320C.

Các loại động vật nói chung và động vật đáy nói riêng sống trong vực nước thường là các loài biến nhiệt, nhiệt độ cơ thể thay đổi theo nhiệt độ bên ngoài, khi nhiệt độ tăng lên 10oC thì tốc độ phản ứng sinh hoá trong cơ thể tăng lên 2 lần.Như vậy trong các thủy vực ao, ao – ruộng sự biến đổi nhiệt độ

trong các tháng nhiều hơn so với các thủy vực dạng hồ, đập chứa nước. Sự biến đổi của nhiệt độ trong ao, ao – ruộng phụ thuộc vào sự biến đổi của nhiệt độ không khí, còn đối với các hồ, đập chứa nước phụ thuộc ít hơn.

Sự biến đổi của thành phần loài và sinh vật lượng động vật đáy không phải chỉ được quyết định bởi nhân tố nhiệt độ, tuy rằng nhiệt độ có ảnh hưởng tới nhịp độ sinh sản và gián tiếp ảnh hưởng tới số lượng mà là sự tác động đồng thời của nhiều yếu tố: mực nước, chế độ canh tác, bón phân, nền đáy, nồng độ muối. Mặc dù nhiệt độ không phải nhân tố quyết định nhưng ràng là có tầm ảnh hưởng quan trong đến các loài động vật đáy.

4.1.2.2 Độ pH.

Trị số pH đo được tại các thủy vực vào tháng 3 từ 7,0 đến 7,41. Vào tháng 6, các trị số này dao động từ 6,85 đến 7,1.

pH là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến đời sống của động vật ở dưới nước nói chung và động vật đáy nói riêng. pH thấp giải phóng kim loại nặng và tăng cường ảnh hưởng của H2S, ngược lại pH cao làm tăng tính độc của NH3. pH trong thủy vực phụ thuộc vào nhiều yếu tố: pH nền đáy thủy vực, sự phát triển của tảo trong thủy vực, bón vôi cải tạo…tháng 4 người dân bón phân cho ruộng lúa làm hàm lượng chất dinh dưỡng trong nước tăng lên, thúc đẩy sự phát triển của tảo và do có sự trao đổi nước giữa các ruộng với mương mà pH mương vào tháng 4 lại cao hơn tháng 6. Các thủy vực ao vào tháng 6 cũng đang vào thời kỳ sắp thu hoạch, hàm lượng chât dinh dưỡng cũng như mật độ tảo trong ao thấp khiến cho pH đo được tại đây thấp hơn khi đo vào tháng 4.

Theo Swingle (1961) và Calabrese (1969) thì điểm chết acid và kiềm là pH = 4 và pH = 11 (trích từ Boyd, 1990). Giá trị pH nước thích hợp nhất cho cá là 6,5-9 (Ellis, 19370 (trích từ Boyd, 1990). Theo Anh (1989) cho rằng pH trong phạm vi từ 6-9 được coi là an toàn cho tôm, nhưng nếu pH < 5 tôm bị

chết hàng loạt. Theo Thạc sĩ Nguyễn Đình Trung, trường Đại học Thủy sản, Bài giảng Hồ ao học, tr 27 thì động vật thân mềm Mollusca có vỏ đá vôi không phân bố ở vùng nước có pH <7, còn ấu trùng muỗi Chironomus sp thì có khả năng sống ở vùng nước pH dao động từ 2-12 . Như vậy giá trị pH ở các thủy vực trường Nông Nghiệp nằm trong ngưỡng thích hợp cho thủy sinh vật phát triển.

4.1.2.3 Sự tiêu hao oxy hữu cơ ( COD ) .

Chỉ số COD là lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy các chất hữu cơ trong nước thành cacbonic và nước. Chỉ số COD biểu thị lượng chất hữu cơ có thể oxy bằng hoá học, bao gồm cả cả lượng chất hữu cơ không bị oxy hóa bằng vi sinh vật. Nói cách khác COD cao là dấu hiệu của một vùng nước trong sạch, thuận lợi cho đời sống thủy sinh vật. Trị số COD thu được tại các thủy vực vào tháng 04 dao động từ 8,50 mg/l đến 9,15 mg/l. Tháng 6 các thông số COD dao động từ 8,65 mg/l đến 9,54 mg/l.

Oxy hoà tan là một trong những yếu tố chính dùng để đánh giá chất lượng môi trường nước. Hàm lượng oxy hoà tan trong nước ảnh hưởng trực tiếp đến các chu trình phản ứng sinh hoá trong các thủy vực. Như vậy hàm lượng oxy hoà tan ảnh hưởng rất lớn đến đời sống động vật trong thủy vực nói chung và động vật đáy nói riêng.

4.1.2.4 NH4+.

Trị số NH4+ đo được vào tháng 3 tại thủy vực ruộng là 0,75 mg/l, cao nhất tại Ao 1 va Ao 2 là 0,89 mg/l. Lần đo vào tháng 6 trị số NH4+ thấp nhất là 0,78 tại thủy vực ruộng, cao nhất là 0,85 tại thủy vực Ao 1.

Trong môi trường nước các muối dinh dưỡng hoà tan dưới dạng khác nhau. Nguồn gốc của các muối đạm hòa tan trong nước do quá trình phân hủy các chất hữư cơ, mùn bã,…giải phóng đamh dưới dạng muối cô cơ hòa tan,

nguồn thứ hai là do con người bón phân vô cơ cho thủy vực. NH4+ là dạng đầu tiên của quá trình phân hủy từ mùn bã hữu cơ sang vô cơ và dễ dàng được thực vật hấp thụ.

Nghiên cứu hàm lượng NH4+ trong thủy vực là cơ sở để đánh giá tính chất giàu nghèo dinh dưỡng của vực nước, nó phản ánh sự ảnh hưởng của môi trường trong thủy vực tới đời sống của động vật nói chung và động vật đáy nói riêng..

4.2. Đặc điểm động vật đáy.4.2.1.Thành phần định tính.4.2.1.Thành phần định tính.4.2.1.Thành phần định tính. 4.2.1.Thành phần định tính.

4.2.1.1 Đa dạng loài.

Qua nghiên cứu điều tra thành phần loài động vật đáy trong các thủy vực điều tra tại trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội đã thu được 9 loài động vật đáy. Số loài động vật đáy phân bố ở các nhóm được thể hiện qua bảng sau.

Bảng 3. Đa dạng loài của các nhóm động vật đáy. Nhóm động vật Tổng số loài ( Loài ) Ruộng ( Loài ) Mương ( Loài ) Ao ( Loài ) Mollusca (5) (4) (3) (4) Gastropoda 4 4 2 4 Bivalvia 1 1 Crustacea (1) (1) Decapoda 1 1 Insecta larvae 1 1 1 1

Oligochaeta 2 1 2 1

Tổng 9 6 7 6

Qua bảng cho ta thấy, số loài động vật đáy thu được không đều ở các nhóm khác nhau. Sự đa dạng về thành phần loài động vật đáy ở các thủy vực tại trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội thể hiện tính đa dạng về thành phần loài của động vât đáy ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ theo tổng kếtt của Hồ Thanh Hải, 1995. Ở các vùng sinh thái khác nhau, sự đa dạng về thành phần loài cũng khác nhau, nhưng chưa được thể hiện rõ trong bản báo cáo này vì phạm vi nghiên cứu còn hẹp, chưa thực hiện được tại các dạng thủy vực khác nhau.

Quá trình nghiên cứu đã tìm thấy 9 loài động vật đáy thuộc 4 nhóm : thân mềm Mollusca, giáp xác Crustacea, ấu trùng côn trùng Insecta larvae, giun ít tơ Olygochaeta được tìm thấy ở các thủy vực trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội. Trong tổng số 9 loài thì ngành thân mềm Mollusca gặp nhiều nhất, 5 loài (chiếm 55 % tổng số loài ), nhóm giun ít tơ có 2 loài chiếm 22 %, còn lại là giáp xác và ấu trùng muỗi mỗi nhóm chiếm 11 % tổng số loài. Đây là những loài có kích thước nhỏ và đóng vai trò quan trọng trong thành phần thức ăn của các loài cá ăn đáy.

Ba loại hình thủy vực được nghiên cứu có sự phân bố khá đồng đều về tổng số loài động vật đáy được tìm thấy. Cụ thể, ở thủy vực ruộng tìm thấy 6 loài, thủy vực mương tìm thấy 7 loài và các thủy vực ao là 6 loài. Đặc biệt ở hai nhóm giáp xác Decapoda và hai mảnh vỏ Bivalivia chỉ tìm thấy ở thủy vực mương. Đồng thời thủy vực mương cũng không thấy có sự xuất hiện 2 trong số 4 loài Gastropoda trong khi 4 loài Gastropoda đều tìm thấy ở 2 các thủy vực ruộng và ao.

Kết quả phân tích của chúng tôi về thành phần loài động vật đáy ở các thủy vực tại trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội tuy còn chưa thực sụ đầy

đủ, song cũng đã có thể cho ta căn cứ để nêu lên một vài đặc điểm cơ bản về thành phần loài của nhóm động vật quan trọng này.

- Đặc điểm thành phần loài thân mềm ( Mollusca ).

Về thành phần loài thân mềm có 5 loài số loài tương đối đều nhau ở các thủy vực khác nhau: ruộng 4 loài, mương 3 loài, ao 4 loài.

Đặc điểm cơ bản của của nhóm thân mềm ở các thủy vực này là tính nhiệt đới về thành phần loài, thể hiện ở cự có mặt của các nhóm Tarebia đặc trưng cho vùng nhiệt đới Châu Á, Sinotaia ( Viviparidae ) phổ biến ở vùng cận nhiệt đới. Về mặt cấu trúc thành phần loài, nét đặc trưng vủa vùng này là có thành phần loài như Angulyagra polyzotana, Sinotaia aeruginosa…khá phong phú. Trong thành phần loài thân mềm thì số loài cơ bản là gặp ở nhóm Gastropoda còn nhóm Bivalivia gặp rất ít.

Đặc điểm trên đây của thành phần loài thân mềm nước ngọt ở các thủy vực của trường Đại học Nông Nghiệp phù hợp với các đặc điểm thủy vực vùng này, vùng có nhiều ao đầm nhỏ, ruộng nước nông, nhiều thực vật và mùn bã thích hợp với các loài ốc vặn họ Viviparidae, Thiaridae. Đồng thời đặc điểm của thành phần loài thân mềm có ảnh hưởng quyết định tới khối lượng thức ăn trong cơ sở thức ăn tự nhiên của các thủy vực vùng này. Do thành phần loài không khá phong phú, các loài ốc Angulyagra, Sinotaia… thường dễ phát triển thành khối lượng lớn, tạo nên cơ sở thức ăn tự nhiên cho tầng đáy.

- Đặc điểm thành phần loài giáp xác( Crustacea ).

Trong nhóm giáp xác chỉ tìm thấy loài nước ngọt Caridina subnilotica ở thủy vực mương, không tìm thấy loài nào trong nhóm Amphipoda, Isopoda có nguồn gốc biển dị nhập vào.

Nhóm tôm nước ngọt có kích thước vừa và nhỏ, cá dễ sử dụng, phong phú về số loài, số lượng lại lớn trong các thủy vực ao, ruộng, mương do đó tạo được khối lượng thức ăn lớn cho cá ăn thịt ở tầng đáy của các thủy vực.

- Đặc điểm thành phần loài giun ít tơ ( Olygochaeta ).

Trong các thủy vực ở trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội gặp 2loài trong nhóm giun ít tơ, đó là Branchiodrilus semperi và Brachiura sowebyi , chiếm 22 % tổng số loài tìm được. Branchiodrilus semperi gặp khá nhiều ở thủy vực ruộng và mương, ở thủy vực ao mức độ gặp là trung bình. Riêng Brachiura sowebyi chỉ gặp ở thủy vực mương, không thấy gặp ở thủy vực ruộng và ao, mức độ gặp cũng rất thấp. Có thể thấy do các thủy vực này sử dụng chủ yếu vào việc phát triển nuôi trồng thủy sản nên có sự cải tạo, bón phân, tạo điều kiện thuận lợi cho loài này phát triển. Đặc điểm thành phần loài giun ít tơ nước ngọt ở đây là sự có mặt của nhóm Branchiodrilus đặc

Một phần của tài liệu khảo sát thành phần khu hệ động vật đáy tại các thủy vực trường đại học nông nghiệp hà nội (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w