Yêu cầu về ngoại cảnh của cây lan

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với giống địa lan trần mộng xuân(cymbidium lowianum) tại sapa - lào cai (Trang 25)

Để sinh trƣởng và phát triển tốt chúng vẫn cần có các yếu tố ngoại cảnh nhƣ nơi xuất xứ. Muốn nuôi dƣỡng tốt hoa lan trƣớc tiên chúng ta cần tìm hiểu đặc tính sinh trƣởng của nó qua các yếu tố chủ yếu sau:

1.2.1. Nhu cầu về ánh sáng

Ánh sáng là điều kiện rất cần thiết cho sự sinh trƣởng và phát triển thông qua quá trình quang hợp và hô hấp. Đây cũng là yếu tố rất quan trọng cho sự tạo hoa của Lan.

nCO2 + n H2O ánh sáng (CH2O)n + nO2

Chất diệp lục có trong lá, rễ, thân cây lan làm chức năng quang hợp (CH2O)n cùng với nƣớc và muối khoáng do rễ và lá hấp thụ đƣợc tạo ra các chất hữu cơ cấu tạo nên tất cả các bộ phận của cây lan [21].

Bản chất của hầu hết các loài lan rừng là sống dƣới tán rừng nơi mà khi có tia nắng chiếu trực tiếp vào liên tục, ngoại trừ một số đặc biệt nhƣ: Lan Sậy (Arundina graminifolia) sống hoàn toàn không cần che bóng, nhƣng không phải loài nào cũng cần một độ tàn che nhƣ nhau.

Trong quá trình sinh trƣởng và phát triển của Lan, ánh sáng là nhân tố rất quan trọng cho quá trình tạo mầm hoa và có thể là nhân tố liên quan gây ra một số loại bệnh. Cây thiếu ánh sáng thƣờng có sức đề kháng kém nên mắc một số bệnh nhƣ thán thƣ, thối nõn,...Nhƣng nếu cƣờng độ ánh sáng cao quá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 15

sẽ dẫn đến cháy lá, vàng lá... trong khi chơi lan, có lẽ mọi ngƣời không chỉ muốn đƣợc thƣởng thức vẻ đẹp quyến rũ của hoa lan [1].

Vì vậy, để đạt đƣợc mục tiêu này thì hiểu và đảm bảo nhu cầu ánh sáng cho nó là cực kỳ quan trọng. Ở các nhà vƣờn không có bóng che tự nhiên từ cây xanh, ngƣời ta đã dùng lƣới đen có độ cản quang khác nhau để làm mái che cho vƣờn lan. Tuy nhiên việc xác định nhu cầu ánh sáng cho lan di thực chỉ có ý nghĩa tƣơng đối vì trong các vƣờn lan thƣờng có nhiều loài mà mỗi loài có nhu cầu ánh sáng không giống nhau mà ta không thể đáp ứng đƣợc cho từng loài cụ thể mà chỉ đáp ứng đƣợc cho từng nhóm. Dựa vào nhu cầu ánh sáng có thể chia ra làm ba nhóm chính: Nhóm trong bóng râm, nhóm trong ánh nắng, nhóm trung tính [1], [18].

Nhu cầu về ánh sáng của của một số nhóm lan rừng có thể khái quát nhƣ sau:

- Dendrobium nhu cầu ánh sáng khoảng 70% - Paphiopedilum nhu cầu ánh sáng khoảng 30% - Nhóm Cymbidium nhu cầu ánh sáng khoảng 60% - Nhóm Calanthe nhu cầu ánh sáng khoảng 30% - Nhóm Coelogyne nhu cầu ánh sáng khoảng 50% - Nhóm Eria nhu cầu ánh sáng khoảng 60%

Đối với mỗi loài lại có sự khác biệt tƣơng đối trong từng nhóm và cho dù trong điều kiện nuôi trồng nhân tạo cũng không thể tạo điều kiện tuyệt đối về một nhu cầu sinh thái nào đó, mà chỉ là tƣơng đối [12].

Bảng 1.1. Nhu cầu ánh sáng của một số nhóm loài lan

Nhu cầu ánh sáng Các nhóm loài chủ yếu

Ƣa bóng 30 - 40%

Một số loài thuộc chi lan Tai dê (Liparis), chi lan Sứa (Anoectochilus), chi lan bầu rƣợu (Calanthe), chi lan luân (Eulophia), Hạt đính (Phaius), Paphiopedilum, ...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 16

Trung tính 60-70% Chi lan Kiếm (Cymbidium), Chi lan Hoàng thảo

(Dendrobium), Bulbophyllum,...

Ƣa nắng 90 -100%

Nhóm có thể sống dƣới ánh sáng trực tiếp của mặt trời: Chi lan Sậy (Arundina), một vài loài trong chi lan Lọng, chi Khúc thần, Bạch hạc (Thunia), … Các loài này khi gặp thời tiết nắng nóng lá ngả màu vàng

Đối với nhóm Cymbidium nhu cầu ánh sáng tự nhiên là 60 -70% [18]. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết mà có thể điều chỉnh độ che bóng cho phù hợp. Ở những nơi có độ ẩm cao nhƣ Sa Pa, hàng năm có một thời gian dài độ ẩm rất cao và cƣờng độ ánh sáng rất thấp (từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau). Nhƣng do đặc điểm thời tiết này không kéo dài liên tục mà biến đổi thất thƣờng nên cần tạo ra hệ thống lƣới đen có thể điều chỉnh đƣợc để có thể bố trí cho phù hợp với điều kiện ngoại cảnh. Đặc biệt chú ý những ngày nắng gắt bất thƣờng phải bố trí hệ thống mái che để tránh hiện tƣợng cháy lá, đây cũng là một mầm mống dễ gây nên một số bệnh thƣờng gặp [19].

Do đó cần đặc biệt chú ý tới ánh sáng cho tất cả các loại cây lan. Cần thiết phải làm giàn che nắng cho cây, tùy thuộc vào từng loài mà có chế độ che nắng cho thích hợp. Tuyệt đối không để cho ánh nắng trực tiếp chiếu vào cây, kể cả những tia nắng xiên. Khi chuyển chậu, thì phải chuyển sang chỗ có ánh nắng nhiều hơn, nhƣng không quá 60% độ nắng. Tận dụng ánh nắng buổi sáng, hạn chế ánh nắng buổi chiều. Nếu cần, che hoàn toàn ánh nắng buổi trƣa, từ 12 giờ đến 14-15 giờ vào những ngày quá nắng. Đặc biệt đối với những cây lan dƣới 2 tháng thì việc điều chỉnh cƣờng độ và thời gian chiếu sáng trong ngày phải thực hiện chu đáo và linh hoạt. Phải cho chúng làm quen dần với ánh nắng ngày càng tăng đến mức chúng có thể chịu đựng nổi [12].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 17

1.2.2. Nhu cầu về nhiệt độ

Trong hóa học có định luật gần đúng nhƣ sau: khi nhiệt độ tăng lên 100C thì tốc độ của phản ứng tăng từ 2 – 4 lần.

Các nhà thực vật cho biết: nếu nhiệt độ tăng lên 100C thì tốc độ quang hợp sẽ tăng gấp đôi [21]. Điều này đúng trong giới hạn phạm vi cây cối sống tốt, thí dụ từ 15 – 350C. Khi ở nhiệt độ 150C, các phản ứng quang hợp diễn ra chậm, việc tƣới bón cần ít, nhƣng ở 250C các phản ứng quang hợp tăng gấp đôi và ở nhiệt độ 350

C sẽ tăng lên gấp 4 lần điều đó cũng đồng nghĩa với việc bổ sung nƣớc, dinh dƣỡng [14]. Khi nhiệt độ tăng cao phải tƣới nƣớc cho lan với 3 mục đích sau:

- Phản ứng quang hợp tăng nhanh do phải có nhiều hơi nƣớc;

- Cây lan muốn bảo vệ phải hút nhiều nƣớc qua đƣờng rễ và thoát ra nƣớc qua lá nhiều hơn bình thƣờng.

- Phun nƣớc vào giàn lan, phun xuống nền, lên cả cây ở các chậu, các cột của giàn để hạ nhiệt độ của cả giàn lan.

Một số loài lan thuộc chi lan Cymbidium chỉ có thể ra nụ hoa khi nhiệt độ xuống dƣới 150C vào ban đêm [33]. Vì vậy, ở khu vực Sa Pa có nhiều loài hoa lan có giá trị nở hoa vào cuối năm.

Căn cứ vào độ cao ngƣời ta cũng đã phân loại ra làm 3 nhóm lan:

- Độ cao dƣới 1.000m so với mặt nƣớc biển (vùng nóng):

Dendrobium, Aerides, Cleisostoma,...

- Độ cao từ 1.000 – 2.000m so với mặt nƣớc biển (vùng trung gian):

Cymbidium, Coelogyne,…

- Độ cao trên 2.000m so với mặt nƣớc biển (vùng lạnh): Cymbidium, Coelogyne, Liparis,…

Yêu cầu nhiệt độ của các loài lan do nguồn gốc phát sinh và sự phân bố tự nhiên trong quá trính sinh trƣởng, phát triển đã quy thành các nhóm lan. Vì vậy căn cứ vào điều kiện khí hậu những vùng xuất xứ các loài lan trên thế giới đƣợc chia thành 3 nhóm chính là nhóm lan ôn đới, nhóm lan cận nhiệt đới và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 18

nhóm lan nhiệt đới. Trong đó giống địa lan (Cymbidium) đƣợc xếp vào nhóm lan ôn đới, chúng đƣợc phân bố từ vĩ độ 280

- 400 [18].

Nhìn chung, nhiệt độ đều ảnh hƣởng cả quá trình sinh trƣởng của cây, nhƣng ở giai đoạn phát dục của mầm hoa thì nhiệt độ ảnh hƣởng là lớn nhất. Thời kỳ phát dục khác nhau thì chịu ảnh hƣởng của nhiệt độ là khác nhau, trong tháng 7, tháng 8 ở các nƣớc nhiệt đới có nhiệt độ cao thì mầm hoa sẽ đƣợc hình thành vào buổi tối, nhiệt độ dao động quanh 150

C rất thuận lợi cho quá trình phát dục mầm hoa, nhƣng nhiệt độ > 200C thì hoa nở chậm. Những mầm hoa hình thành sau tháng 10 gặp nhiệt độ ban đêm cao sẽ nở hoa càng nhanh. Khi hình thành mầm hoa, cây gặp nhiệt độ >300C trong thời gian dài sẽ dẫn đến khô héo, rụng hoa [29], [36].

1.2.3. Nhu cầu về ẩm độ

Đây cũng là một yếu tố quan trọng đối với cây lan. Trƣớc hết, về nguyên tắc, chúng ta cần phân biệt 3 loại ẩm độ:

Độ ẩm của vùng: Là độ ẩm của khu vực rộng lớn, nơi mà ta thiết lập vƣờn lan. ẩm độ này do điều kiện địa lý, địa hình nói chung quy định.

Độ ẩm của vườn: Là ẩm độ của chính vƣờn lan, độ ẩm này có thể cải tạo theo ý muốn của ngƣời trồng lan.

Độ ẩm trong chậu trồng lan: Gọi là ẩm độ cục bộ, do cấu tạo của giá thể, thể tích chậu, số lần tƣới quyết định. Ẩm độ này phụ thuộc hoàn toàn vào kỹ thuật của ngƣời trồng lan. Đối với Địa lan thì ẩm độ này trong khoảng 50 - 70% [23].

Đối với lan tự nhiên, nhu cầu về độ ẩm thƣờng dao động ở mức 70 - 90% nếu vƣợt ngƣỡng này cây lan có thể bị ảnh hƣởng đến sinh trƣởng hoặc có thể bị chết.

Một cây lan muốn phát triển tốt phải điều hòa đƣợc các hoạt động nhƣ: quang hợp, hấp thụ nƣớc, các muối khoáng và thoát nƣớc qua lá cây, hô hấp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 19

Sự thoát nƣớc của cây qua lá khá nhiều, phụ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm và độ mở của khí khổng. Về mùa khô, một số loài lan rụng lá để giảm bớt sự thoát hơi nƣớc. Các loài lan mọc trên cây có lá mập và dày để trữ nƣớc, ngoài ra có một lớp cutin để ngăn bớt sự thoát nƣớc.

Bộ rễ của lan lại không phát triển nhƣ các loài thực vật khác nên cần phải tƣới nƣớc thƣờng xuyên và là khâu rất quan trọng. Ngoài ra, nếu không có điều kiện tƣới nên chọn giá thể giữ ẩm tốt nhƣ sơ dừa, dớn, vỏ cây nghiền nhỏ.

Có ngƣời quen tƣới nƣớc cho lan vào 6h sáng và 6h tối. Điều này rất không phù hợp vì sáng sớm độ ẩm cao, nhiệt độ thấp, lan chƣa cần nƣớc. Nhƣng đến 9h, nƣớc thoát hơi nhiều nhất, và từ 14h đến 15h nhiệt độ lên cao nhất, rất có khả năng lúc này cây đã bị thiếu nƣớc. Tƣới lúc chiều, độ thoát nƣớc rất ít vào ban đêm nên độ ẩm trong chậu quá cao dễ sinh bệnh về nấm, mốc hƣ rễ, thối nõn [34].

Nên tƣới nƣớc cho lan vào lúc 9h sáng và 4h chiều tùy vào thời tiết, khi trời mƣa không tƣới. Vƣờn lan nơi thoáng gió cần tƣới nhiều hơn nơi kín gió. Tƣới cho lan đơn thân, cây sống trên cây nhiều hơn cây sống trong chậu.

Ngày nay, nhiều vƣờn lan đƣợc xây dựng với sự đầu tƣ lớn, có tấm nhựa trắng là mái để tránh đƣợc nƣớc mƣa khi trời mƣa kéo dài và ngƣời chăm sóc chủ động về nƣớc về bón phân về phun thuốc phòng bệnh. Đặc biệt đối với các loài lan trồng vào chậu nhƣ Cymbidium rất cần có mái che.

Tiêu chuẩn của nƣớc tƣới phải sạch không dùng nƣớc cống rãnh, nƣớc thải sinh hoạt.

Điều tiết lƣợng nƣớc phù hợp cho sự phát triển của cây lan cần phải biết đƣợc lan trồng trên chậu hay miếng gỗ? loại đất đang trồng? Chậu làm bằng gì? Lan thuộc nhóm nào? Cây non hay già? Chúng đƣợc xuất xứ ở đâu?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 20

Tƣới nƣớc nhiều hay ít là phụ thuộc vào độ ẩm không khí, sự thoáng gió, giá thể, loài lan, mùa tăng trƣởng, nhiệt độ, sự che sáng nơi trồng. Mỗi nhà vƣờn đều có cách tƣới khác nhau tùy theo quy mô vƣờn lan [17].

Thông thƣờng có thể dùng một trong các biện pháp sau để tƣới nƣớc cho lan:

Bảng 1.2. Các biện pháp chủ yếu tƣới nƣớc cho lan Phƣơng

pháp

Điều kiện

áp dụng Ƣu điểm Nhƣợc điểm

1. 1. Nhúng Giò, chậu

lan nhỏ dễ

dạng dịch

chuyển

Ƣớt đều toàn bộ các phần của cây lan nếu cần thiết, có thể xua đuổi, tiêu diệt một số côn trồng sâu hại,…. Ít tốt kém về đầu tƣ ban đầu

Không áp dụng đƣợc nếu các cây lan có dấu hiệu của sâu bệnh hại, khó thực hiện đƣợc với số lƣợng lớn. Tốn nhiều thời gian,…

2. Vòi phun mù cố định Vƣờn lan có quy mô lớn, thời thiết khắc nhiệt. Rất thích hợp cho những loài lan nhỏ dễ bị tổn thƣơng

Ít gây tổn thƣơng cho cây. Tạo đƣợc tiểu khí hậu mát rất phù hợp cho lan. Không tốn sức

Tốn kém về chi phí đầu tƣ lắp đặt... Nếu thời tiết quá khắc nhiệt nhƣ gió to độ ẩm không khí thấp, nhiệt độ cao thì hiệu quả không cao 3. Vòi phun lớn cố định Vƣờn lan quy mô lớn, nguồn nƣớc Giảm đƣợc số lần thao tác. Rất hiệu quả trong thời điểm khô hanh, ít

Tốn nƣớc, có thể gây tổn thƣơng cho cây con

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 21 tự nhiên dồi dào,… tốn sức. 4. Vòi phun cầm tay Thƣờng áp dụng co vƣờn lan có quy mô trung bình Chủ động phân phối nƣớc theo ý muốn có thể chủ động phân bổ lƣợng nƣớc cho toàn vƣờn chánh đƣợc hiện tƣợng “nơi thừa nơi thiếu”. Giảm chi phí

Không hiệu quả ở những vƣờn lan lớn

mang tính công

nghiệp. Tốn nhiều công sức, không tiện dụng khi vận hành

Nếu bạn là ngƣời mới chơi lan, số lƣợng chậu không nhiều thì phƣơng pháp nhúng là hoàn hảo. Khi chậu đƣợc nhúng hẳn vào trong nƣớc vì thế chậu và giá thể ƣớt đều. Ta không ngạc nhiên khi thấy chậu lan đƣợc nhúng vào một hồ có nuôi cá, các chú cá nuôi là thiên địch của nhiều loài côn trùng lợi hại cắn phá rễ nhƣ dán cánh. Tuy nhiên lại rất dễ lây bệnh từ cây này sang cây khác khi dùng phƣơng pháp này [26].

Khi tƣới trực tiếp bằng vòi cần chú ý: tƣới quá mạnh có thể làm gẫy cây hoặc thối đọt non. Một biện pháp tốt là tƣới bằng bép phun tự động cho các vƣờn lớn kinh doanh trên quy mô công nghiệp. Bép phun đƣợc sử dụng rộng rãi vì nó tạo đƣợc các tia nƣớc nhỏ và nhẹ nhàng. Do đó dòng nƣớc có mạnh nhƣ thế nào thì cũng không gây tổn thƣơng cho lá và thân cây [19].

Một vấn đề quan trọng khác cần phải lƣu ý trong quá trình tƣới cho cây lan là nguồn nƣớc tƣới. Thông thƣờng có thể dùng nƣớc mƣa, nƣớc suối, nƣớc giếng,… tùy vào điều kiện cụ thể có thể sử dụng nguồn nƣớc nào cho hiệu quả. Tuy nhiên nƣớc tƣới phải đảm bảo sạch, không có các yếu tố gây độc cho cây nhƣ nƣớc nhiễm mặn, phèn, clo… Một vấn đề nữa cần phải quan tâm là độ pH của nƣớc. Thông thƣờng mỗi loài tùy vào đặc điểm sinh thái mà phù

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 22

hợp với độ pH nhất định. Tuy nhiên trong thực tế chúng ta không thể tƣới cho mỗi loài với một loại nƣớc với độ pH khác nhau. Vì vậy để đảm bảo tƣới cho toàn bộ vƣờn lan chúng ta nên sử dụng nƣớc tƣới ở độ pH từ 6 – 8 [25].

Vậy thời điểm và cƣờng độ tƣới nhƣ thế nào cũng cần phải đƣợc nghiên cứu kỹ trƣớc khi áp dụng. Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, nếu những ngày khô hanh, nắng nóng thì nên tƣới 2 lần trong ngày một lần vào sáng sớm và một lần vào lúc chiều mát… Tuyệt đối không tƣới vào lúc nắng nóng để tránh nguy cơ vàng, cháy lá và nhiễm bệnh. Để mỗi lần tƣới nƣớc đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu nƣớc cho cây, ngƣời trồng lan cần phải theo dõi diễn biến thời tiết để có kế hoạch dự trữ nƣớc và cung cấp đủ lƣợng nƣớc cần thiết cho mỗi lần tƣới

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với giống địa lan trần mộng xuân(cymbidium lowianum) tại sapa - lào cai (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)